Các giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa (Trang 133)

4.3.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu và tự giác thực hiện

Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, chính vì vậy, nông dân là chủ thể

xây dựng nông thôn mới. Do đó, cần phải tuyên truyền để nông dân hiểu và tự

giác thực hiện. Để xây dựng được nông thôn mới, đòi hỏi nông dân phải nỗ lực, không những ủng hộ công của để xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn phải nỗ lực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cả

về vật chất lẫn tinh thần của gia đình, có lối sống lành mạnh, đóng góp vào sự

phát triển dân chủ ở cộng đồng, góp phần giữ vững quốc phòng và an ninh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Kinh nghiệm của nhiều nơi cho thấy, nếu cứ áp đặt cho người dân, không để cho người dân được tham gia bàn bạc, quyết định thì dễ dẫn tới thất bại. Chỉ khi nào người nông dân hiểu được trách nhiệm lớn lao của mình và những nội dung cần làm thì công cuộc xây dựng nông thôn mới mới thành công.

Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ

thống chính trị và toàn xã hội. Do đó, công tác tuyên truyền cần phải hướng tới mọi giai cấp, tầng lớp trong cộng đồng. Bất kỳ giai cấp, tầng lớp nào sinh sống ở

nông thôn, được hưởng thụ thành quả của nông thôn mới thì đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng nông thôn mới. Để các giai cấp, tầng lớp khác trong

cộng đồng tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới cùng với người nông dân thì việc tuyên truyền đối với họ là một tất yếu khách quan.

Công tác tuyên truyền cần phải thường xuyên liên tục, mọi lúc, mọi nơi và

được tiến hành bằng nhiều phương pháp linh hoạt. Bên cạnh việc làm cho mọi người hiểu về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới, các công việc cần làm, cách làm… thì việc nêu gương những điển hình tiên tiến là rất cần thiết.

4.3.2.2 Tiếp tục vận động nông dân chuyển đổi, tích tụ ruộng đất

Nhưđã nêu ở trên, hiện nay đất đai của huyện Bá Thước vẫn còn rất manh mún, bình quân mỗi hộ nông dân đang phải cày cấy tới 3,6 thửa ruộng trên nhiều vùng nên hạn chế lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi,

đầu tư thâm canh, giảm chi phí sản xuất. Do đó, một trong những giải pháp quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa là tiếp tục vận động nông dân chuyển đổi, tích tụ ruộng đất.

Việc tiếp tục vận động nông dân chuyển đổi, tích tụ ruộng đất cần phải thực hiện trên phạm vi toàn các xã và toàn huyện. Thông qua việc chuyển đổi, chuyển quỹđất do các xã quản lý về những nơi dự kiến sẽ lấy đất để xây dựng cơ

sở hạ tầng như trụ sở, trường học, trạm xá, chợ, đường giao thông, kênh mương… và những nơi dự kiến quy hoạch đặt các nhà máy, khu công nghiệp để

sau này tránh việc phải thu hồi của dân.

Việc chuyển đổi ruộng đất cần phải thực hiện sớm, có thể cùng lúc với công tác quy hoạch nông thôn mới đểđảm bảo thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở

hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chuyển đổi ruộng đất là một giải pháp quan trọng trong các giải pháp, thực hiện càng sớm, càng triệt để càng tốt. Tốt nhất, mỗi hộ gia đình chỉ sản xuất trên một vùng, tùy theo điều kiện tự nhiên của vùng đó mà cải tạo lại đồng ruộng, gắn trồng trọt với chăn nuôi, đưa máy móc cơ giới vào sản xuất, từng bước chuyển kinh tế hộ gia đình nông dân thành kinh tế trang trại. Như vậy, chuyển

đổi ruộng đất là cơ sởđể chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp và thúc đẩy quá trình phân công lại lao động ở nông thôn.

4.3.2.3 Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và các địa phương trong nước, để

xây dựng thành công nông thôn mới đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ vừa giỏi, vừa có tâm, có uy tín với dân. Do đó, việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đểđáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng nông thôn mới là rất quan trọng.

Trước mắt cần ưu tiên tập trung bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực tham mưu, chỉđạo cho các đối tượng cán bộ sau đây:

* Đối với cán bộ cấp huyện

- Rà soát lại đội ngũ trưởng, phó các phòng, ban ngành, đoàn thể cấp huyện để ưu tiên đào tạo ngay những cán bộ chưa đạt trình độ chuyên môn đại học, trình độ chính trị cao cấp.

- Lựa chọn một số cán bộ trẻ, có năng lực chuyên môn tốt cho đi đào tạo trên đại học.

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho đội ngũ chuyên viên của UBND huyện.

* Đối với cán bộ cấp xã

- Rà soát, cử những cán bộ chủ chốt cấp xã có thời gian công tác đang còn dài (nên từ 2 nhiệm kỳ trở lên) nhưng chưa có trình độ chuyên môn đại học

đi đào tạo đại học.

- Cử những cán bộ chủ chốt còn thời gian công tác trên một nhiệm kỳ đi học chương trình trung cấp lý luận chính trị.

- Thường xuyên mở những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước cho đội ngũ công chức cấp xã.

* Đối với cán bộ thôn

Cần thường xuyên tổ chức tập huấn về kiến thức, tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất và đặc biệt là kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ

thôn, bản.

Ngoài việc đào tạo về chuyên môn và chính trị, tất cảđội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở cần được bồi dưỡng các kiến thức về nông thôn mới theo Chương trình khung được phê duyệt tại Quyết định 1003/QĐ-

BNN-KTHT ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

4.3.2.4 Xây dựng và phát triển các tổ chức chính trị xã hội ở nông thôn vững mạnh

Xây dựng các tổ chức chính trị ở nông thôn vững mạnh vừa là nội dung, vừa là giải pháp đểđẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng các tổ chức chính trị vững mạnh ở nông thôn, trước hết là xây dựng Đảng. Tổ chức cơ sởđảng phải thực sự vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức thì mới đủ sức lãnh đạo nhân dân thực hiện theo đường lối của Đảng.

Để xây dựng tổ chức cơ sởđảng vững mạnh cần quán triệt thật tốt các nghị quyết của đảng cho đảng viên, thực hiện đoàn kết trong đảng, nâng cao sức chiến đấu của cơ sởđảng, phát huy tốt vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên, làm tốt công tác cán bộ và phát triển đảng…

Mặt trận tổ quốc có vai trò đoàn kết các lực lượng ở nông thôn tạo thành một mặt trận thống nhất. Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam được giao nhiệm vụ

phát động cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và phát động cuộc vận động toàn dân hưởng ứng xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, xây dựng Mặt trận tổ quốc vững mạnh là nhằm tạo thành sức mạnh to lớn để tiến hành xây dựng nông thôn mới.

Các tổ chức đoàn thể chính trị: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hoạt động theo điều lệ của tổ chức mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Xây dựng các tổ chức đoàn thể chính trị vững mạnh nhằm thu hút, tập hợp hết mọi quần chúng nhân dân vào sinh hoạt trong các đoàn thể phù hợp với lứa tuổi, giới tính, thành phần giai cấp để nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể, phát huy hết khả năng của mọi công dân nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị vững mạnh, trước hết xây đội ngũ cán bộ có chất lượng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có uy tín với quần chúng nhân dân, biết tổ chức, phát động các phong trào.

không có nghĩa là những nông dân đơn lẻ mà là nông dân được tập hợp trong những tổ chức chính trị - xã hội, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Việc tập hợp nông dân trong các tổ chức chính trị là nhằm mục đích giác ngộ họ, đoàn kết họ thành một khối để tạo nên một sức mạnh tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp chung, do tất cả mọi người dân sống trong cộng đồng cùng bàn bạc, góp công góp của cùng làm chứ không phải do từng hộ làm riêng lẻ. Vì vậy, xây dựng các tổ chức chính trị ở nông thôn vững mạnh là giải pháp quan trọng cần chăm lo thực hiện ngay từđầu.

4.3.2.5 Vận động nhân dân hiến đất để xây dựng nông thôn mới

Trong các nội dung của xây dựng nông thôn mới thì nội dung xây dựng cơ

sở hạ tầng là nội dung cần rất nhiều kinh phí. Do lịch sử để lại, hệ thống giao thông, thủy lợi, các thiết chế văn hóa… đều xây dựng tự phát. Đặc biệt là hệ

thống giao thông của nông thôn quá bất cập so với yêu cầu. Phần lớn các tuyến

đường liên xã, liên thôn đều nhỏ hẹp, cong queo, vừa mất mỹ quan, vừa làm cho việc đi lại của người dân khó khăn. Để có đủ diện tích đất để xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, các công trình phúc lợi công cộng thì hoặc là đền bù, hoặc là vận động nhân dân tự nguyện hiến đất. Trong bối cảnh nguồn lực của địa phương có hạn thì hiến đất là một giải pháp quan trọng để xây dựng nông thôn mới.

4.3.2.6 Đẩy mạnh công tác quy hoạch và xây dựng các thị trấn trên địa bàn

Phát triển nông nghiệp nông thôn phải được đặt trong mối quan hệ tổng thể giữa nông thôn với thành thị. Thành thị có tác động rất to lớn đối với nông thôn, vì vậy, để đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới thì việc đẩy mạnh quy hoạch và xây dựng các thị trấn cần phải được coi trọng.

Theo Quyết định 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, huyện Bá Thước được quy hoạch phát triển 3 thị trấn là phố Điền Lư (xã Điền Lư), phố Đồng Tâm (xã Thiết Ống), Thị trấn Cành Nàng. Các Thị trấn đã được quy hoạch cần đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng, sắp xếp lại các khu dân cư, phát triển các khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp…

4.3.2.7 Ban hành một số chính sách của địa phương để khuyến khích những đơn vị làm tốt

Từ kinh nghiệm của nhiều nơi, cả trong và ngoài nước, cấp huyện và xã cần đề ra các chính sách nhằm khuyến khích các đơn vịđẩy mạnh sự nghiệp xây dựng nông thôn mới. Các chính sách nên hướng về:

- Khuyến khích các đơn vị huy động được nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng;

- Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào phát triển sản xuất trên địa bàn; - Đảm bảo an sinh xã hội;

- Biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tích cực, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

4.3.2.8 Ban hành một số văn bản để lãnh đạo, chỉđạo thực hiện

Xây dựng Nông thôn mới là chủ chương một công trình đồ sộ. Để xây dựng nông thôn mới thành công, nhất thiết phải có sự vào cuộc một cách quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân. Chính vì vậy, cần thiết phải ban hành các văn bản để thống nhất chỉđạo từ huyện đến cơ sở.

- Đối với tổ chức Đảng: Cần ban hành nghị quyết của Ban chấp hành đảng bộ, chi bộđể thống nhất lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

- Đối với Hội đồng nhân dân các cấp: Ban hành cơ chế chính sách để

khuyến khích các đơn vịđẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. - Đối với UBND các cấp: Ban hành các quyết định cụ thể hóa các cơ chế

chính sách của Hội đồng nhân dân huyện.

- Ủy ban mặt trận và các đoàn thể quần chúng: Ra lời kêu gọi và xây dựng các chương trình, kế hoạch vận động nhân dân tích cực hưởng ứng, thi đua xây dựng nông thôn mới.

4.3.2.9 Xây dựng nông thôn mới từ thôn

- Với đặc thù là huyện miền núi thuộc 62 huyện nghèo nhất cả nước, địa bàn rộng, địa hình phức tạp, xuất phát điểm rất thấp so với 19 tiêu chí xã nông thôn mới thì việc xây dựng nông thôn mới từ xã là hết sức khó khăn. Do đó cần thiết phải lấy đơn vị thôn, bản để tiến hành xây dựng nông thôn mới; nhiều thôn,

bản nông thôn mới sẽ có xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới;

- Tiến hành xây dựng thôn nông thôn mới sẽ vừa sức hơn đối với một huyện nghèo, dân trí còn thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn bởi một số

lý do như: địa bàn hẹp hơn, mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nội dung xây dựng nông thôn mới được triển khai đầy đủ, cụ thể đến tận người dân, đặc biệt là công tác tuyên truyền; số tiêu chí ít hơn, khối lượng công việc phải làm ít hơn, cần ít vốn đầu tư hơn, do đó sẽ sớm thành công hơn. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng thôn nông thôn mới cần đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đã được phê duyệt;

- Khi có thôn nông thôn mới huyện sẽ có điển hình tại địa phương về xây dựng nông thôn mới để các thôn thăm quan học tập, điều đó sẽ có ý nghĩa rất lớn cổ vũ cho phòng trào xây dựng nông thôn mới huyện Bá Thước.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

(1). Xây dựng nông thôn mới là môt chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Mặc dù thời gian thực hiện chưa nhiều nhưng huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa triển khai khá tích cực và đã đạt được những kết quả quan trọng. Kết quả

bước đầu này đã tạo ra tiền đềđểđẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện trong thời gian tiếp theo.

(2). Tính đến hết năm 2013 huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa chưa có xã nào đạt cả 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới mà chỉ đạt một số tiêu chí mà thôi. Cụ thểđến nay có 22 xã đạt tiêu chí 1 (Quy hoạch), có 18 xã

đạt tiêu chí 4 (Điện), có 3 xã đạt tiêu chí 5 (Trường học), có 22 xã đạt tiêu chí 8 (Bưu điện), có 9 xã đạt tiêu chí 9 (Nhà ở dân cư), có 20 xã đạt tiêu chí 12 (tỷ lệ

lao động có việc làm thường xuyên), có 4 xã đạt tiêu chí 13 (Hình thức tổ chức sản xuất), có 3 xã đạt tiêu chí 14 (Giáo dục), có 9 xã đạt tiêu chí 15 (Y tế), có 7 xã đạt tiêu chí số 16(Văn hóa), có 5 xã đạt tiêu chí số 17(Môi trường), có 22 xã

đạt tiêu chí 18 (Hệ thống tổ chức chính trị), có 22 xã đạt tiêu chí 19 (Quốc phòng, an ninh).

(3). Những tiêu chí mà nhiều xã đã hoàn thành gồm: tiêu chí 1 (Quy hoạch), tiêu chí 4 (điện), tiêu chí 8 (Bưu điện), tiêu chí số 12(tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên), tiêu chí 18 (Hệ thống tổ chức chính trị), tiêu chí 19 (về

quốc phòng, an ninh).

(4). Những tiêu chí khó hoàn thành gồm: Tiêu chí 2 (giao thông), tiêu chí 3 (thủy lợi), tiêu chí số 5(Trường học), tiêu chí 6 (cơ sở vật chất văn hóa), tiêu chí 7 (chợ), tiêu chí 10 (thu nhập), tiêu chí 11 (tỷ lệ hộ nghèo), Tiêu chí số

13(hình thức tổ chức sản xuất), tiêu chí 14 (giáo dục), tiêu chí 17 (môi trường). (5). Tuy nhiều tiêu chí hiện nay tỷ lệ hoàn thành còn đạt thấp nhưng trong thời thời gian tới có thể sẽ được đẩy nhanh tốc độ hoàn thành như: Tiêu chí 13 (Hình thức tổ chức sản xuất), tiêu chí 17 (môi trường).

(6). Nguyên nhân các địa phương chưa thực hiện hoàn thành được nhiều tiêu chí là do địa hình miền núi và rộng, điểm xuất phát thấp, trong khi khối lượng công việc lại lớn, nguồn lực của địa phương có hạn.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)