Các đề tài nghiên cứu về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: “ Nghiên cứu hệ thống canh tác nông lâm kết hợp tại huyện Kim Bôi , tỉnh Hòa Bình” Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giảNguyễn Trọng Hùng trường
Đại học nông nghiệp Hà Nội năm 2010; “Sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng mô hình nông thôn mới ở xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định” của tác giảNguyễn Văn Hiệu trường Đại học nông nghiệp Hà Nội năm 2011; “Vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới tại một sốđiểm vùng đồng bằng sông Hồng” của tác giảVũ Đức Lập trường
Đại học nông nghiệp Hà Nội năm 2008.
Đã có đề tài nghiên cứu về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhưng hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
PHẦN 3 . ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Bá Thước là huyện miền núi cao của tỉnhThanh Hóa, cách thành phố
Thanh Hóa 115 Km về phía tây. Phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình; phía Tây giáp huyện Quan Hoá, Quan Sơn; phía Nam giáp huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc; phía
Đông giáp huyện Cẩm Thuỷ. Toàn huyện có 22 xã, 01 thị trấn và 225 thôn, bản, khu phố.
Trên địa bàn huyện có sông Mã chảy qua trên 40 km và 2 tuyến đường Quốc lộ 217 đi sang Lào, Quốc lộ15A đi Mai Châu, Hòa Bình tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông của huyện tới các huyện khác trong vùng.
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình của huyện đa dạng và phức tạp. Độ cao trung bình từ 600 - 800m, có nơi độ cao trên 1000m, độ dốc trung bình từ 16 – 250, có nơi > 350; diện tích đồi núi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên và bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, hình thành 3 vùng rõ rệt :
- Vùng núi cao: Gồm 6 xã: Ban Công, Thành Lâm, Thành Sơn, Cổ Lũng, Lũng Niêm và Lũng Cao. Độ cao trung bình từ 500 - 1000 m so với mực nước biển. Vùng núi cao chiếm gần 50% diện tích toàn huyện, trong đó độ dốc > 250 chiếm khoảng 70% diện tích tự nhiên toàn vùng.
- Vùng đồi và núi thấp: Gồm 7 xã: Tân Lập, Lương Trung, Lương Nội, Lương Ngoại, Thiết Kế, Kỳ Tân, Văn Nho. Độ cao trung bình từ 150 - 200 m so với mực nước biển.
- Vùng gò đồi xen lẫn các cánh đồng và thung lũng: Gồm 9 xã, 1 thị trấn là: Thiết ống, Lâm Xa, Ái Thượng, Hạ Trung, Điền Quang, Điền Lư, Điền Trung, Điền Hạ, Điền Thượng và Thị Trấn Cành Nàng. Độ cao trung bình từ 80 -
100 m so với mực nước biển; địa hình thấp dần về phía Đông. Đây là vùng trọng
điểm lúa, màu và cây công nghiệp của huyện.
3.1.1.3 Khí hậu
Bá Thước có vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô nóng vào mùa hạ. Mưa bão thường tập trung vào từ tháng 5
đến tháng 10 trong năm, gây ra ngập lụt và lũ quét. Mùa khô hanh từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chiếm 10% cả năm, thường gây ra khô hạn và có nguy cơ xảy ra cháy rừng.
- Nhiệt độ trung bình năm từ 24 - 250 C, nhiệt độ tối cao là 380 C, tối thấp từ (-3) đến (-5)0 C.
- Lượng mưa trung bình năm từ 2300 - 2500 mm, nhưng phân bố không
đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 7, tháng 8 và tháng 9, chiếm 70% lượng mưa cả năm.
- Độẩm không khí trung bình 85%, cao nhất là 91%, thấp nhất là 75%. - Lượng bốc hơi trung bình năm là 617 mm, tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là tháng 5 (105,5 mm), tháng có lượng bốc hơi thấp nhất là tháng 2 (69,3 mm).
- Số giờ nắng bình quân hàng năm khoảng từ 1445 - 1700 giờ. Tổng tích ôn cả năm là 75380C .
- Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc và Tây Nam.
Với chếđộ khí hậu và địa hình phức tạp như trên đã gây nhiều bất lợi cho sản xuất và đời sống của nhân dân, đưa nền sản xuất của huyện vào tình trạng bấp bênh; mùa khô hạn gây thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất, mùa mưa có quá nhiều nước gây ngập úng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và
đời sống của đại bộ phận dân cư trong vùng.
3.1.1.4. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 77.522,02 ha. Trong đó: đất sản xuất nông nghiệp là 7.314,69 ha (chiếm 10,59%); đất lâm nghiệp 50.325,33 ha (chiếm 64,9%); đất chuyên dùng 2.286 ha (chiếm 2,9%); đất ở nông thôn và đô thị 1996 ha ( chiếm 2,5%); đất chưa sử dụng 15.392 ha ( chiếm 19%).
Nhìn chung, đất của Bá Thước được hình thành và phân bố trên nền
địa hình phức tạp, đa phần là diện tích đồi núi, nhiều nơi có độ dốc lớn, kể
cả vùng đồng bằng.
3.1.1.5 Tài nguyên về nước
Bá Thước là một huyện miền núi độ dốc lớn hệ thống sông, suối ít phân bố không đều trên địa bàn huyện. Ngoài dòng chính sông Mã, các nhánh suối của Bá Thước đều ngắn, lòng suối hẹp, quanh co, uốn khúc, độ dốc lòng suối lớn, khả năng điều tiết dòng chảy kém. Mùa lũ nước tập trung nhanh bào mòn lưu vực làm ảnh hưởng đến canh tác, mùa khô sông suối cạn kiệt nhanh, nước ngầm khá sâu nên không dễ khai thác để phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
3.1.1.6 Tài nguyên rừng
Toàn huyện có 46.114,58 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 61% trong đó rừng tự
nhiên là 36.124,36 ha, rừng trồng 9.990,22 ha. Diện tích rừng phòng hộ, 10.332,15 ha, rừng đặc dụng: 11.966,93 ha, rừng sản xuất: 23.815,5 ha.
Rừng Bá Thước có nhiều hệ thực vật đa dạng, phong phú và quí hiếm như: mun đen, chò chỉ, sến, táu, lát hoa, lát chun, mày lái, luồng, nứa, tre, song, mây... cùng các loại động vật quý hiếm như: bò tót, voọc quần đùi trắng, sơn dư-
ơng, gấu, hổ, lợn rừng, hoẵng... cùng nhiều loài gặm nhấm và chim thú khác. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nằm ở Phía Tây Bắc của huyện, có diện tích trên 12.446,06 ha, gồm nhiều loại động thực vật quý hiếm, nhiều hang động có cảnh quan đẹp, có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái.
3.1.1.7 Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn Bá Thước có một số các loại khoáng sản chủ yếu sau: Quặng sắt, các mỏ vàng gốc và vàng sa khoáng, Antimoan, Cao lanh, đá hoa ốp lát trữ
lượng hàng triệu tấn cụ thể như sau
- Quặng sắt: Phân bố tại các xã Lương Nội, Hạ Trung, Ái Thượng, Lương Ngoại; qui mô diện tích hàng trăm ha, trữ lượng 30 - 35 vạn tấn, hàm lượng tương đối khá (khoảng 40 - 50%) có thể khai thác phục vụ công nghiệp luyện thép, làm phụ gia sản xuất xi măng.
- Mỏ vàng: Gồm vàng sa khoáng ở xã Ban Công, trữ lượng tìm kiếm là 2.000 kg; vàng gốc có ở các xã Ban Công, Cổ Lũng, Lũng Cao, Điền Lư.
- Đá vôi: Phân bốở hầu hết các xã trên địa bàn.
- Đá hoa ốp lát: ở xã Thiết Kế, Điền Lư có trữ lượng hàng triệu tấn.
Ngoài ra còn có một số khoáng sản thông thường đang được khai thác, sử
dụng trong ngành xây dựng như: đá, cát, sỏi xây dựng...
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai
Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai từ năm 2011-2013 TT Mục đích sử dụng đất Mã Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh(%) Số lượng(ha) Cơ cấu(%) Số lượng(ha) Cơ cấu(%) Số lượng(ha) Cơ cấu(%) 2012/2011 2013/2012 BQ Tổng diện tích tự nhiên 77.522,02 100,00 77.522,02 100,00 77.522,02 100,00 100,00 100,00 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 61.962,27 79,93 61.713,02 79,61 61.604,55 79,47 99,60 99,82 99,71 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 11.170,43 14,41 10.960,56 14,14 10.932,07 14,10 98,12 99,74 98,93 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 9.511,64 12,27 9.320,30 12,02 9.298,36 11,99 97,99 99,76 98,87 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.658,79 2,14 1.640,25 2,12 1.633,71 2,11 98,88 99,60 99,24 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 50.545,33 65,20 50.507,84 65,15 50.430,26 65,05 99,93 99,85 99,89 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 26.481,54 34,16 26.444,05 34,11 26.366,47 34,01 99,86 99,71 99,78 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 11.698,03 15,09 11.698,03 15,09 11.698,03 15,09 100,00 100,00 100,00 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 12.365,76 15,95 12.365,76 15,95 12.365,76 15,95 100,00 100,00 100,00 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 246,52 0,32 244,62 0,32 242,22 0,31 99,23 99,02 99,12
2 Đất phi nông nghiệp PNN 5.616,62 7,25 6.010,58 7,75 6.119,04 7,89 107,01 101,80 104,38
3 Đất chưa sử dụng CSD 9.943,13 12,83 9.798,42 12,64 9.798,42 12,64 98,54 100,00 99,27
Năm 2011 80% 7% 13% Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Năm 2013 79% 8% 13% Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Biểu đồ 1: Cơ cấu đất đai của huyện Bá Thước năm 2013
Từ năm 2011 đến nay, việc khai thác quỹ đất của huyện Bá Thước ngày càng tốt hơn. Năm 2011, toàn huyện còn có 9.943,13 ha đất chưa sử dụng (chiếm 12,83% diện tích tự nhiên), nhưng đến năm 2013 đất chưa sử dụng chỉ còn lại 9.798,42 ha, chiếm 12,64% diện tích tự nhiên. Như vậy, trong 3 năm đã khai thác thêm được 144,71 ha và số diện tích đất chưa sử hiện nay chỉ còn lại là núi đá không có cây, đất đồi núi chưa sử dụng rất khó khăn trong việc phát triển nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, diện tích đất bằng chưa sử dụng vẫn còn cao 387,94ha(năm 2013).
Bên cạnh chiều hướng giảm của đất chưa sử dụng thì đất sử dụng vào mục
đích phi nông nghiệp tăng, đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp giảm nhẹ.
Đất phi nông nghiệp của Bá Thước hiện có diện tích 6.119,04 ha, bằng 7,89% diện tích tự nhiên. Trong 3 năm qua, diện tích đất này tăng tới 502,42 ha (tăng 4,38%/năm), điều đó chứng tỏ rằng việc xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng, công trình phúc lợi công cộng trong những năm qua ở địa phương đang
được đầu tư rất lớn.
Trong đà giảm của đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì nhóm đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp đều giảm.
Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Bá Thước thì đất trồng cây hàng năm hiện nay là 9.298,36 ha, bằng 85,06% đất sản xuất nông nghiệp và chiếm 11,99% diện tích tự nhiên. Trong 3 năm qua, diện tích đất trồng cây hàng năm giảm nhẹ và giảm ở tất cả các lạo đất trong nhóm này. Đất trồng
cây lâu năm cũng giảm nhẹ theo đà giảm của đất sản xuất nông nghiệp.
Bá Thước là một huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn. Năm 2011, diện tích đất rừng của huyện là 50.545,33 ha, chiếm 65,2%, trong 3 năm qua, đất sử
dụng vào mục đích lâm nghiệp giảm 115,07 ha (tốc độ giảm bình quân 0,15%/năm). Phần diện tích giảm này chủ yếu là chủ yếu là chuyển sang đất chuyên dùng.
3.1.2.2 Dân số và lao động
Năm 2013, huyện Bá Thước có 25.189 hộ gia đình, trong đó có 20.545 hộ
nông nghiệp, chiếm 81,56%. Từ năm 2011 đến 2013, số hộ của toàn huyện đã tăng 516 hộ, tốc độ tăng bình quân 1,04%/năm; số hộ nông nghiệp giảm 0,09%/năm, số hộ phi nông nghiệp tăng 6,52%/năm. Số liệu trên chứng tỏ quá trình phi nông nghiệp hóa đang diễn ra do tác động của quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
Nhân khẩu của huyện Bá Thước cũng tăng mạnh, trong 3 năm đã tăng 934 người, từ 98.493 khẩu năm 2011 lên 99.427 khẩu năm 2013. Sự gia tăng về nhân khẩu của huyện chủ yếu là tăng tự nhiên. Dân số tăng, trong khi diện tích tự
nhiên không đổi dẫn đến mật độ dân số tăng, năm 2011 là 125 người/km2, đến năm 2013 là 128 người/km2. Tuy nhiên, điều phấn khởi là số khẩu/hộ gia đình ngày càng giảm, sau 3 năm, bình quân mỗi hộ gia đình giảm 0,04 người, điều này chứng tỏ công tác kế hoạch hóa gia đình đã đạt được những kết quả tích cực.
Do sự gia tăng về nhân khẩu nên tổng số lao động của Bá Thước cũng tăng mạnh. Đến năm 2013, toàn huyện có 55.342 lao động, trong 3 năm qua tăng 906 lao động, tốc độ tăng bình quân 0,83%/năm. Lực lượng lao động chuyển dịch từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp ngày càng nhiều. Nhịp độ tăng trưởng của lao động phi nông nghiệp là 2,27%/năm, nhịp độ
tăng trưởng của lao động nông nghiệp là 0,56%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của lao động nông nghiệp đang là số dương, chứng tỏ sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế tại địa phương chưa mạnh mẽ như mong đợi.
Bảng 3.2: Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Bá Thước từ 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh (%) Số lượng Cơ cấu(%) Số lượng Cơ cấu(%) Số lượng Cơ cấu 12/11 13/12 BQ I. Tổng nhân khẩu Người 98.493 100,00 99.058 100 99.427 100,00 100,57 100,37 100,47 1. Nhân khẩu NN Người 82.900 84,17 82.718 83,50 82.620 83,10 99,78 99,88 99,83
2. Nhân khẩu phi NN Người 15.593 15,83 16.340 16,50 16.807 20,34 104,79 102,86 103,82
II. Tổng số hộ Hộ 24.673 100 25.009 100,00 25.189 100,00 101,36 100,72 101,04
1. Hộ NN Hộ 20.580 83,41 20.586 82,31 20.545 81,56 100,03 99,80 99,91
2. Hộ phi NN Hộ 4.093 16,59 4.423 17,69 4.644 18,44 108,06 105,00 106,52
III. Tổng số lao động Người 54.436 100 54.958 100,00 55.342 100,00 100,96 100,70 100,83
1. Lao động NN Người 45.818 84,17 46.118 83,91 46.329 83,71 100,65 100,46 100,56
2. Lao động Phi NN Người 8.618 15,83 8.840 16,09 9.013 16,29 102,58 101,96 102,27
IV. Một số chỉ tiêu 1.BQ khẩu/hộ Kh/hộ 3,99 3,96 3,95 99,22 99,66 99,44 2.BQ lao động /hộ LĐ/hộ 2,21 2,20 2,20 99,60 99,98 99,79 3.BQ LĐ/hộ NN LĐ/hộ 2,23 2,24 2,26 100,63 100,66 100,64 4. Tỷ lệ tăng dân số % 0,99 0,10 0,10 10,10 100,00 31,78 5. Mật độ dân số Ng/km2 127,00 128,00 128,00 100,79 100,00 100,39
(Nguồn: Phòng Lao động-TB&XH, Phòng Thống kê huyện năm 2013 ) 3.1.2.3 Kết quả phát triển KT-XH của huyện từ 2011-2013
Trong những năm qua kinh tế của huyện Bá Thước có sự tăng trưởng nhanh với tổng giá trị sản xuất năm 2011 từ 1.286,9 tỷđồng tăng lên 1.818,86 tỷ đồng năm 2013 (theo giá hiện hành) tăng 531,96 tỷđồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 18,89%/năm.
Trong 3 năm qua, cơ cấu kinh tế của Bá Thước có sự chuyển biến tích cực, ngành nông nghiệp từ 64,55% năm 2011 giảm xuống còn 60,01% năm 2013; ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 17,67% lên 19,64%; thương mại
dịch vụ từ 17,78% tăng lên 20,35% trong cùng thời kỳ trên.
Sản xuất nông nghiệp của Bá Thước đang chuyển dần sang sản xuất hàng hóa. Năm 2013, toàn huyện trồng 5.263 ha lúa, 2.913 ha ngô, 2.998ha mía, 1.900 ha sắn; chăn nuôi hơn 30.000 con trâu bò, 45.000 con lợn và 500.000 con gia cầm các loại. Nhìn chung, nông nghiệp Bá Thước đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, năng suất cây trồng vật nuôi khá cao. An ninh lương thực đảm bảo, sản lượng lương thực có hạt năm 2013 đạt 34.607 tấn.
Là huyện miền núi, Bá Thước có diện tích rừng lớn. Ngành lâm nghiệp đã có bước chuyển quan trọng về nhận thức từ trồng cây quảng canh, phủ xanh đất trống núi trọc sang trồng rừng thâm canh, tạo sản phẩm hàng hóa, khoanh nuôi, bảo vệ, làm giàu vốn rừng. Diện tích rừng nguyên liệu trồng tập trung đến năm 2013 gần 14.000 ha; khoanh nuôi, phục hồi gần 11.000 ha. Độ che phủ rừng năm 2013 đạt 60,5%.
Ngành công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2011-2013 tăng trưởng mạnh nhất, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm đạt 25,33%/năm, do đó, từ chỗ
chiếm 17,67% trong nền kinh tế năm 2011, đã tăng lên 19,64% năm 20103. So với xây dựng thì lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng nhanh hơn (công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đạt 48,33%/năm, xây dựng đạt 11,39%/năm).
Ngành công nghiệp của Bá Thước chủ yếu là chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Trên địa bàn huyện có 09 nhà máy chế biến luồng, 01 nhà