4.1.2.1 Thực trạng chung về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện
a) Kết quảđạt được
Sau khi nhận được văn bản chỉđạo, hướng dẫn của Trung ương, tỉnh công tác tổ chức thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện được lãnh đạo huyện triển khai một cách kịp thời, có tổ chức và bài bản từ
việc nghiên cứu quán triệt các văn bản chỉđạo, hương dẫn, thành lập ban tổ chức bộ máy đến việc tổ chức triển khai các bước xây dựng nông thôn mới;
Tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới cấp huyện, xã thường xuyên được kiện toàn đảm bảo đủ số lượng và đảm bảo chất lượng.
Đặc biệt với quan điểm xuyên suốt từ cấp huyện xuống cấp xã đồng chí Bí thư
cấp ủy làm trưởng ban chỉ đạo đã gắn liền chủ trương định hướng của Đảng với Chính quyền trong việc tổ chức thực hiện nên thuận lợi trong triển khai, huy
động được cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Bên cạnh cơ chế chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh huyện Bá Thước cũng đã ban hành thêm một số cơ chế hỗ trợ. Như vậy cơ chế, chính sách là cơ
bản đầy đủ, thuận lợi cho các xã thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Công tác tuyên truyền, vận động, quán triệt nội dung, yêu cầu xây dựng nông thôn mới được cấp ủy Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm, triển khai thực hiện với nhiêu nội dung thông qua nhiều hình thức khác nhau: Hội nghị, phát tờ
rơi, bộảnh tuyên truyền, pano, áp phích... bước đầu đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Kết quả bước đầu đạt được như sau:
* Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Bá Thước 2011 -2013 thể hiện qua bảng 4.1
Trong 2 năm toàn huyện đã nhựa hóa được 55 km đường liên thôn, xã đạt 78,57% kế hoạch, tổng kinh phí thực hiện là 55 tỷđồng; bê tông hóa được 27 km
đường nội thôn, xóm đạt 40,91%, kinh phí thực hiện là 10,26 tỷ đồng. Kiên cố
hóa được 38 km kênh mương các loại, kinh phí thực hiện là 33,1 tỷ đồng; làm mới được 11 trạm hạ thế và 17 km đường dây hạ thế với tổng kinh phí thực hiện là 10,1 tỷ đồng; xây mới được 1800m2 phòng học, đạt 100% kế hoạch với tổng kinh phí là 5,4 tỷđồng; xây mới trụ sở xã Điền Trung và Lương Nội với diện tích 1.500m2, kinh phí 5,25 tỷ đồng; xây mới 2 trạm y tế tại xã Tân Lập và Lương Trung với diện tích là 600m2 , kinh phí xây dựng là 2,1 tỷ đồng; xây mới 9 nhà văn hóa cho 9 thôn tại xã Lương Nội bằng vốn hỗ trợ từ Chương trình 135 là 9 tỷ đồng; nâng cấp chợ Lương Trung với kinh phí là 0,5 tỷđồng; hỗ trợ xóa 450 nhà tạm với tổng kinh phí thực hiện là 4,5 tỷđồng từ nguồn vốn chương trình 167.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62
Bảng 4.1 Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội trong xây dựng nông thôn mới
ở huyện Bá Thước giai đoạn 2011 -2013
TT Hạng mục Hạng mục Kinh phí(tr.đồng)
Đơn vị KH TH TH/KH(%) KH TH TH/KH(%)
1 Giao thông nông thôn km 136 82 60,29 96.400 65.260 67,69
a Đường xã liên thôn, xã km 70 55 78,57 70.000 55.000 78,57
b Đường nội thôn, xóm km 66 27 40,91 26.400 10.260 38,86 2 Kênh mương, thủy lợi km 66 38 57,57 59.400 33.100 55,72 a Kênh mương cấp II km 22 13 59,09 26.400 15.600 59,09 b Kênh nội đồng km 44 25 56,82 33.000 17.500 53,03 3 Hệ thống điện 13.300 10.100 75,94 a Đường dây hạ thế km 22 17 77,27 8.800 6.800 77,27 b Trạm biến áp Cái 15 11 73,33 4.500 3.300 73,33 4 Đầu tư xây dựng trường học m2 1800 1800 100,00 5.400 5.400 100,00 a Trường mậm non m2 600 600 100,00 1.800 1.800 100,00 b Trường tiểu học m2 1200 1200 100,00 3.600 3.600 100,00 c Trường THCS m2 0 0 - - - - 5 Xây dựng nâng cấp trụ sở, nhà làm việc 3211 2109 18.450 16.350 88,61 a Trụ sở xã m2 1500 1500 100,00 5.250 5.250 100,00 b Trạm y tế xã m2 1200 600 50,00 4.200 2.100 50,00 c Nhà văn hóa xã m2 500 0 - - - d Nhà văn hóa thôn Nhà 11 9 81,82 9.000 9.000 100,00
6 Xây dựng, nâng cấp chợ nông thôn m2 2 1 50,00 2.000 500 25,00
7 Xây dựng nâng cấp bưu điện VH xã Cơ sở 0 0 - - - -
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63
* Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Bá Thước giai đoạn 2011 – 2013, thể hiện qua bảng 4.2
Giai đoạn 2011 -2013 cơ cấu kinh tế của huyện dịch chuyển theo hướng tích cực, tuy nhiên chưa đạt kế hoạch đề ra, cơ cấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp năm 2013 vẫn chiếm 61,8%, kế hoạch đề ra là 55%; đối với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ cũng không đạt kế hoạch đề ra, cơ cấu cảu 2 ngành này năm 2013 lần lượt là 18,51% và 19,69%. Nguyên nhân không đạt kế hoạch
đề ra là do trong 2 năm gần đây giá trị sản xuất nông nghiệp tăng vọt do phát triển mạnh vùng nguyên liêu mía đường cho hai nhà máy đường Lam Sơn và Việt Đài, trong khi đó hai công nghiệp, dịch vụ chưa có bước phát triển mang tính đột phá.
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của huyện năm 2013 là 12,5 triệu vượt 4,7% so với kế hoạch, cùng với thu nhập được cải thiên thì tỷ lệ
hộ nghèo của huyện cũng giảm đáng kể, tuy chưa đạt kế hoạch đề ra (29,7% năm 2013) đây là thành tích đáng tự hào do việc đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp đem lại.
Số lao động trong lĩnh vựng nông nghiệp trong giai đoạn này giảm không
đáng kể năm 2013 vẫn còn 83,91% và chưa đạt kế hoạch đề ra.
Bảng 4.2 Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Bá Thước giai đoạn 2011 – 2013
TT Nội dung Kế hoạch Thực hiện Thực hiện/ kế hoạch(%) Số lượng Cơ cấu(%) Số lượng Cơ cấu(%) 1 Giá trị sản xuất(tr.đồng) 1.600.000 100 1.535.999 100 96,00 a Nông, lâm, ngư nghiệp(tr.đồng) 880.000 55 949.219 61,8 107,87 b Công nghiệp, xây dựng(tr.đồng) 352.000 22 284.200 18,51 80,74 c Dịch vụ(tr.đồng) 368.000 23 302.580 19,69 82,22 2 Thu nhập bình quân đầu người khu
vực nông thôn(tr.đồng) 12 12,5 104,7
3 Số lao động trong độ tuổi làm việc
trong lĩnh vực nông nghiệp(người) 42.000 78 46.118 83,91 109,80 4 Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn 25 29,7 84,18
* Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển Văn hóa, giáo dục, y tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Bá Thước giai đoạn 2011 – 2013.
Song song với việc đầu tư phát triển kinh tế thì văn hóa, giáo dục, y tế của huyện cũng được quan tâm đúng mức. Giai đoạn 2011 – 2013 toàn huyện đã xây dựng thêm được 22 nhà văn hóa thôn, đạt 88% kế hoạch đề ra; có thêm 17 thôn
được công nhân làng văn hóa đạt 97% kế hoạch.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên THPT, bổ túc, nghề đạt khá cao (97%) bằng 97% kế hoạch, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 18,7% bằng 85% kế hoạch.
Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh được cải thiện đáng kể đạt 68% do làm tốt công tác tuyên truyền và thực hiện có hiệu chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường; số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế tăng thêm 3 xã, đạt 100% kế hoạch, nâng số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế trên toàn huyên lên con số 13; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế của huyện đạt 100%, vượt so với chỉ tiêu kế hoạch là 5,26%.
Bảng 4.3 Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển Văn hóa, giáo dục, y tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Bá Thước giai đoạn 2011 – 2013
TT Nội dung Đơn vị
tính KH TH
TH/KH (%)
1 Văn hóa
a Số thôn có nhà văn hóa Thôn 25 22 88,00 b Số thôn đạt chuẩn làng văn hóa Thôn 25 17 97,00
2 Giáo dục
a Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học
lên(THPT, bổ túc, nghề) % 100 97 97,00 b Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 22 18,7 85,00
3 Y tế
a Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh % 75 68 90,67 b Số xã có y tế đạt chuẩn quốc gia Xã 4 4 100 c Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế % 95 100 105,26
Nhìn chung kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội của huyện trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2013 hầu hết chưa đạt kế hoạch đề ra do nguồn vốn để thực hiện các chương trình chủ yếu dựa vào ngân sách cấp trên và các dự án lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia; trong những năm gần đây do tình hình suy thoái kinh tế nên nguồn vốn đầu tư từ các chương trình trên bị cắt giảm, không theo lộ trình đề ra là ảnh hưởng tất yếu đến kế hoạch thực hiện các mục tiêu của huyện.
* Nhu cầu vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới huyện Bá Thước
Bảng 4.4 Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Bá Thước
TT Chỉ tiêu Số lượng(tỷđồng) Tỷ lệ(%)
I Tổng nhu cầu vốn đầu tư 5.479,70 100,00 1 Xây dựng quy hoạch 13,20 0,24 2 Phát triển hạ tầng KT-XH 3.988,20 72,78 3 Phát triển kinh tế và tổ chức SX 1.200,00 21,90 4 Phát triển văn hóa, xã hội, môi trường 264,30 4,82 5 Xây dựng hệ thống chính trị 14,00 0,26 II Nguồn vốn đầu tư 5.479,70 100,00 1 Từ ngân sách cấp 3.583,72 65,40 - NS Trung ương, tỉnh hỗ trợ 1.075,12 30,00 - NS Huyện hỗ trợ 358,37 10,00 - Từ các chương trình mục tiêu quốc gia 2.150,23 60,00 2 Vốn tín dụng 283,85 5,18 3 Vốn huy động từ DN và các tổ chức khác 1.135,94 20,73 4 Vốn huy động từ cộng đồng dân cư 476,19 8,69 III Phân kỳ đầu tư 5.479,70
1 2010-2015 3.287,82 60,00 2 2015-2020 2.191,88 40,00
Qua bảng 4.4 cho thấy tổng nhu cầu vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Bá Thước là 5.479, 7 tỷ đồng, bình quân mỗi xã hơn 249 tỷ đồng . Trong đó vốn dành cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cần nhiều nhất chiếm 72,78%, tiếp đến là vốn dành cho phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất chiếm 21,9%; vốn dành cho phát triển văn hóa, xã hội, môi trường và xây dựng hệ thống chính trị chỉ chiếm phần nhỏ 5,08%.
Nguồn vốn đầu tư chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước các cấp chiếm tới 65,4%; vốn tín dụng chiếm 5,18%; vốn huy động tư doanh nghiệp và các tổ chức khác chiếm 20,73%; vốn huy động từ dân là 8,69%.
Nguồn vốn đầu tư được phân kỳ theo 2 giai đoạn: giai đoạn 2010 – 2015 là 3.287,82 tỷđồng chiếm 60%, giai đoạn 2015-2020 là 2.191,88 tỷ đồng chiếm 40% tổng vốn đầu tư xây dựng chương trình.
Nhìn chung do đặc điểm là huyện nghèo, xuất phát điểm còn rất thấp so với 19 tiêu chí nông thôn mới nên khối lượng công việc phải làm để xây dựng nông thôn mới của huyện là rất lớn, do đó nhu cầu vốn để thực hiện chương trình tương ứng là khá lớn.
Nguồn vốn đầu tư để xây dựng nông thôn mới tại Bá Thước chủ yếu từ
ngân sách nhà nước nên tiến độ xây dựng nông thôn mới ở các huyện nghèo trong đó có Bá Thước sẽ phụ thuộc nhiều vào ngân sách nhà nước cấp hàng năm.
* Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới huyện Bá Thước đến năm 2013
Bảng 4.5 Tổng hợp tình hình xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí tại huyện Bá Thước đến năm 2013. Tiêu chí Nội dung Số xã thực hiện Tỷ lệ xã thực hiện/tổng số xã trong huyện(%) Tỷ lệ % đạt được so với yêu cầu tiêu chí(%)
1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 22 100,0 100 2 Xây dưng, phát triển giao thông 9 40,9 0 3 Xây dựng công trình thủy lợi 8 36,4 0
4 Điện 22 100,0 81,82 5 Xây dựng trường học 7 31,8 9,09 6 Cơ sở vật chất văn hóa 10 45,5 0 7 Chợ nông thôn 1 4,5 0 8 Bưu điện 22 100,0 100 9 Nhà ở 22 100,0 36,36 10 Thu nhập 22 100,0 22,73 11 Tỷ lệ hộ nghèo 22 100,0 0
12 Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên 22 100,0 81,81 13 Hình thức tổ chức sản xuất 8 36,4 27,27 14 Giáo dục 22 100,0 27,27 15 Y tế 22 100,0 50 16 Văn hóa 22 100,0 31,81 17 Môi trường 22 100,0 50 18 Hệ thống tổ chức chính trị - XH vững mạnh 22 100,0 100 19 An ninh, trật tự xã hội 22 100,0 100
Qua bảng 4.5 ta thấy: Sau 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bá Thước tất các tiêu chí đều có xã
đăng ký thực hiện, tuy nhiên số xã tham gia thực hiện từng tiêu chí là khác nhau cụ thể là: có 100% số xã đăng ký thực hiện các tiêu chí: Quy hoạch, điện, bưu
điện, nhà ở, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị-xã hội vững mạnh, an ninh trật tự xã hội; 45,5% số xã đăng ký thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa; 40,9% số xã tham gia xây dựng đường giao thông; 36,5% số xã tham gia xây dựng các công trình thủy lợi; 36,4 % số xã thực hiền tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất; 31,8% số xã đăng ký xây dựng trường học; chỉ có 1 xã đăng ký thực hiện tiêu chí chợ nông thôn chiếm 4,5%;
Tỷ lệ hoàn thành các tiêu chí cũng khác nhau, 4 tiêu chí có 100% số xã hoàn thành là Quy hoạch, Bưu điện, Hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, an ninh trật tự xã hội; 2 tiêu chí có số xã hoàn thành cao là Điện và Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 81,81%; 8 tiêu chí: Y t ế, môi trường, nhà ở, văn hóa, thu nhập, giáo dục, hình thức tổ chức sản xuất, thu nhập, trường học tỷ lệ
hoàn thành lần lượt là 50%; 50%; 36,36%; 31,8%; 27,27%, 27,27%; 22,73%; 9,09%; có 5 tiêu chí chưa có xã nào hoàn thành là: giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn và tiêu chí hộ nghèo.
Nhìn chung mức độ hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới trên toàn huyện đạt ở mức trung bình, những tiêu chí đạt với tỷ lệ cao vẫn là những tiêu chí
đã sẵn đạt trước đây và các tiêu chí không cần nhiều vốn đầu tư mà chỉ cần làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hưởng ứng làm theo; các tiêu chí cần nhiều vốn đầu tư như: Giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, chợ và trường học chưa có xã nào đạt hoặc tỷ lệđạt rất thấp.
Nguyên nhân đạt được kết quả trên
Được sự lãnh đạo của tỉnh, quan tâm của lãnh đạo huyện, chỉ đạo quyết liệt, huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; thực hiện phân cấp, phân quyền, phân công nhiệm vụ gắn với trách nhiệm rõ ràng của các ngành, các
đơn vị; thường xuyên kiểm điểm, đánh giá rút kinh nghiệm nên kịp thời tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc;
Cán bộ, đảng viên nhận thức được mục đích, ý nghĩa, vai trò của việc xây dựng nông thôn mới nên quan tâm, ủng hộ ra sức thực hiện chương trình.
b) Tồn tại, hạn chế
Hoạt động của tổ giúp việc cho BCĐ huyện, xã hiệu quả chưa cao, chưa phát