Mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện Bá Thước

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa (Trang 124)

4.3.1.1 Mục tiêu tổng quát.

Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với

đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giầu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh, trật tự xã hội được giữ vững,

đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

4.3.1.2 Mục tiêu cụ thể.

(1)Giai đoạn 2010 - 2015.

- Chọn 3-4 xã điểm để tập chung chỉ đạo thực hiện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Hoàn thành một số nhiệm vụ sau trên phạm vi toàn huyện:

+ Đến hết năm 2011 quy hoạch nông thôn mới xong cho 100% số xã. + Hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn được cải thiện một bước đáng kể.

+ Đào tạo 100% cán bộ xã, thôn kiến thức tổ chức, quản lý, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 35%, phấn đấu 70% số

trạm y tế xã có bác sỹ. Nâng cao thu nhập bình quân đầu người lên gấp 1,5 lần so với hiện nay, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 15%, 90% số hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 100% số hộđược sử dụng điện và xem truyền hình.

+ Nâng độ che phủ của rừng lên 63%, số cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường trên 80%, quốc phòng an ninh được giữ vứng.

(2) Mục tiêu đến năm 2020.

- Phấn đấu xây dựng 50% số xã(11 xã) đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. - Hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo chuẩn nông thôn mới.

- Nâng cao thu nhập bình quân đầu người lên gấp 3 lần so với hiện nay, tỷ

lệ hộ nghèo xuống dưới 8%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 0,5%, nâng tỷ lệ

lao động qua đào tạo lên 45%, tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn dưới 7%, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 15%, tất cả các trạm y tế xã đều có bác sỹ.

- Nâng độ che phủ của rừng lên 65%, số cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường trên 90%, 100% số hộđược dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, quốc phòng an ninh được giữ vững.

(3) Định hướng đến năm 2030.

- Xây dựng 100% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Nâng thu nhập bình quân đầu người/năm lên gấp 5 lần hiện nay, xoá hết hộ nghèo, 70% lao động qua đào tạo, không còn tình trạng lao động thiếu việc làm, 100% số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường.

4.3.1.3 Các nội dung xây dựng nông thôn mới trong điều kiện đặc thù của huyện Bá Thước

(1) Quy hoạch thực hiện tiêu chí số 1 của bộ tiêu chí quốc gia

- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; rà soát quy hoạch sản xuất nông - lâm – ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn xã,

bố trí sử dụng đất phù hợp, kết hợp với việc đầu tư phát triển thuỷ lợi và các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu khác.

- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội – môi trường trên địa bàn xã; rà soát, điều trỉnh quy hoạch mạng lưới các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ

phát triển kinh tế - xã hội – môi trường gắn với hệ thống của từng vùng (bao gồm: Bố trí mạng lưới giao thông, điện, trường học các cấp, trạm xá, trung tâm văn hoá - thể thao xã, nhà văn hoá và khu thể thao thôn, bưu điện và hệ thống thông tin liên lạc, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa, bãi xử lý rác thải, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống cấp thoát nước, công viên cây xanh, hồ nước sinh thái…) theo tiêu chuẩn của Bộ, nghành liên quan ban hành.

- Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới, chỉnh trang các khu dân cư

hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp, có tính đặc thù của vùng miền, dân tộc…

- Xây dựng các văn bản pháp lý cần thiét để quản lý quá trình thực hiện quy hoạch trên địa bàn xã.

- Xây dựng tài liệu và đào tạo hệ thống cán bộ từ cấp huyện đến xã để có

đủ năng lực quản lý quy hoạch.

- Thiết kế các mẫu công trình thuộc cơ sở hạ tầng công cộng như: Trụ sở

xã, nhà văn hoá xã, thôn, trạm xá, trường học… để người dân lựa chọn xây dựng.

(2) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn để thực hiện các tiêu chí 2,3,4,5,6,7,8,9 trong bộ tiêu chí quốc gia

- Hoàn thiện cơ bản hạ tầng kinh tế – xã hội công cộng bao gồm: Hệ thống

đường giao thông xã gồm đường trục chính xã, đường thôn, xóm, đường giao thông nội đồng; hệ thống điện; hệ thống thuỷ lợi: hồ, đập, kênh mương nội đồng.

- Xoá nhà tạm, cải tạo phát triển nhà ở cho dân cư nông thôn theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp, có tính đặc thù của vùng miền, dân tộc…

- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước về phát triển hạ tầng nông thôn phù hợp với vùng đặc thù; hướng dẫn địa phương xây dựng cơ chế

tăng nguồn lực cho phát triẻn cơ sở hạ tầng nông thôn; ban hành các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần kinh tếđầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

Cụ thể như sau:

* Hệ thống giao thông nông thôn

- Bê tông hoặc nhựa hoá đường trục xã 100% với độ dài 169 km, các cầu, cống được xây dựng vĩnh cửu.

- Cứng hoá 70% đường trục thôn, bản tương ứng là 131 km. - Cứng hoá 70% đường ngõ, xóm tương ứng là 404,6 km.

- Cứng hoá 70% đường trục chính nội đồng đảm bảo cho xe cơ giới đi lai thuận tiện là 387km.

* Hệ thống thuỷ lợi

- Cải tạo, nâng cấp, xây mới 185 công trình thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.

- Kiên cố hoá hệ thống kênh mương nội đồng do xã quản lý dài 61,2km/72km (đạt 85% theo tiêu chí vào năm 2020).

* Điện nông thôn.

- Đến năm 2015 tất cả các hộ dân đều được sử dụng điện lưới quốc gia. - Xây dựng mới kết hợp với cải tạo đồng bộ đường dây cao thế 165,6km,

đường dây hạ thế 150km, trạm biến áp 77 trạm. * Chợ nông thôn

Cải tạo 7 chợ đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng (diện tích từ 2000m2 đến dưới 5000m2).

* Cở sở vật chất bưu điện

Đưa tỷ lệ số thôn sử dụng internet hiện nay là 10% lên 60% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020.

* Nhà ở dân cư

- Đến năm 2013 xoá toàn bộ 2.398 nhà tạm và nâng tỷ lệ hộ có nhà ởđạt chuẩn của Bộ xây dựng từ 25% lên 70% vào năm 2015.

- Nhà nước hỗ trợ 23.980 triệu xoá nhà tạm, còn lại là vốn huy động khác và vốn huy động từ dân.

(3) Phát triển kinh tế và củng cố quan hệ sản xuất nông thôn thực hiện các tiêu chí số 10,11,12,13

Trên cơ sở diện tích đã có, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu giống, mùa vụ; ứng dụng giống mơi, đẩy mạnh thâm canh , xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá lớn; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để tăng năng suất, hiệu quả và giá trị trên một đơn vị diện tích, chuyển diện tích trồng cây lương thực có năng suất thấp sang nuôi trồng các loaị cây, con có giá trị kinh tế

cao hơn. Phát triển ổn định diện tích cây lương thực hạt đến năm 2020 đạt từ

8.300ha - 8.500ha, trong đó: diện tích trồng lúa từ 5.400ha đến 5.500ha, ngô: 2.900ha đến 3.000ha. Sản lượng lương thực hạt năm 2020 đạt 35.000 tấn.

Ổn định diện tích trồng lạc, sắn nguyên liệu cho nhà máy sắn, đồng thời phát triển vùng nguyên liệu mía đường đến năm 2013 đạt 3000ha, đẩy mạnh phát triển trồng rau, đậu và cây thực phẩm phục vụ nhu cầu nhân dân trong huyện đặc biệt phát triển các vùng trồng rau cạnh tranh.

Phát triển mạnh chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, công nghiệp và an toàn sinh học gắn với phát triển mạng lưới thu y cơ sở và công nghiệp chế biến, phấn đấu đến năm 2015 khối lượng sản phẩm từ chăn nuôi tập trung chiếm 30%,

đến năm 2020 chiếm 50% tổng sản phẩm chăn nuôi. Đàn bò đến năm 2015 đạt 15.000 con, năm 2020 đạt 17.000con; đàn trâu đến năm 2015 đạt 2300 con, năm 2020 đạt 24.000 con; đàn lợn đến năm 2015 đạt 50.000 con, năm 2020 đạt 60.000 con; đàn gia cầm đến năm 2015 đạt 500.000 con, năm 2020 đạt 650.000 con. Cùng với việc phát triển về số lượng cần phải quan tâm đến chất lượng đàn gia xúc, gia cầm và bảo vệ môi trường, nhất là ở những vùng chăn nuôi tập chung.

Tiếp tục chỉ đạo, huy động các nguồn lực đẩy nhanh tiến độ trồng rừng theo quy hoạch và theo các dự án; xác định rõ loại cây rừng có hiệu quả kinh tế

cao, phù hợp với đặc điểm từng vùng vùng; đẩy mạnh việc trồng mới và cải tạo rừng sản xuất, tăng tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 lên 63%.

Phát triển toàn diện ngành thuỷ sản về nuôi trồng, dịch vụ hậu cần và chế

biến. Phấn đấu đến năm 2015 tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 750 ha và ổn

định diện tích đến nuôi trồng đên năm 2030.

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích nhằm đẩy mạnh quá trình cơ

giới hoá nông thôn, tạo điều kiện nâng cao nâng suất, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 sản xuất nông nghiệp cơ bản được cơ giới hoá các khâu làm đất, gieo cấy, thu hoạch và sơ chế ban đầu. Tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch các cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; đẩy mạnh khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống; du nhập nghề mới; khuyến khích thành lập các doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ hàng tiểu thủ công nghiệp.

Xây dựng và thực thi cơ chế chính sách hiện có, đề xuất các giải pháp thúc

đẩy kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã như đất đai, vốn, thị trường, chính sách thuế, bảo hiểm xã hội để các tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển và đạt hiệu quả cao. Thực hiện tuyên truyền luật HTX mới, Nghịđịnh 151/NĐ-CP về tổ

hợp tác; tập trung đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng cho hộ nông dân, chủ trang trại; cán bộ xã viên HTX và các bộ nhà nước cấp xã về kinh tế tập thể ; xây dựng các chương trình, đề án về hoạt động dịch vụ của các HTX và THT để từ đó hướng các hoạt động của kinh tế tập thể đáp ứng được yêu cầu mới của kinh tế

hộ nông dân; xây dựng dự án đầu tư kết cấu hạ tầng sản xuất của các HTX, THT. Trên cơ sở tích tụ, tập trung các yếu tố sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trông nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại; số hộ lao động nông nghiệp giảm, phấn đấu đến năm 2015 số trang trại toàn huyện đạt 80 trang trại; phấn đấu mỗi xã có ít nhất 1 Hợp tác xã, với 90% hợp tác xã làm ăn có lãi.

(4) Phát triển văn hoá - xã hội, môi trường nông thôn thực hiện các tiêu chí số 14,15,16,17

* Giáo dục

- Nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên hiện có của các trường mần non, tiểu học, trung hoạc cơ sở trên địa bàn xã đạt chuẩn quốc gia.

- Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước để hỗ trợ các trường học đạt chuẩn, nhất là đối với vùng đặc biệt khó khăn.

- Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ và giải pháp để đảm bảo cho các xã duy trì kết quả phổ cập tiểu học, phổ cập THCS đã có và thúc đẩy các xã chưa

đạt phấn đấu đạt phổ cập THCS.

- Tập trung đào tạo nghề cho người dân đảm bảo trên 35% được dạy nghề

vào năm 2015 và trên 45% vào năm 2020.

* Y tế.

- Xây dựng mới hoặc nâng cấp các trạm y tế xã, thực hiện các nội dung theo quy định của Bộ Y tế về xây dựng xã chuẩn về y tế.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ, ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất trạm xã xã và chính sách khuyến khích Y, bác sỹ về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn.

- Tăng cường công tác giáo dục truyền thông về sinh đẻ có kế hoạch, nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, nỗ lực thực hiện mục tiêu mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1-2 con.

- Mở rộng các mô hình, giải pháp can thiệp góp phần nâng cao chất lượng dân số nông thôn.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế và tăng cường công tác truyền thông để giúp người dân hiểu và tự giác tham gia các hình thức bảo hiểm y tế lên trên 30% (ngoài các đối tượng được nhà nước trợ cấp về bảo hiểm y tế).

* Cơ sở vật chất văn hoá:

- Đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây mới cơ sở vật chất nhà văn hoá và khu thể

thao văn hoá của 22 xã đến năm 2030 đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch.

- Xây dựng 220 nhà văn hoá và khu thể thao cho 220 thôn, bản đến năm 2030 đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch.

- Thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang, bài trừ hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội ; giữ dìn vệ sinh công cộng, bảo vệ

môi trường, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Khuyến khích học tập để vươn lên làm chủ cuộc sống, sống nhân ái, đùm bọc lẫn nhau, giúp nhau giảm nghèo,

vuơn lên làm giàu. Xây dựng hình mẫu người nông dân văn minh biết sản xuất kinh doanh giỏi, sống có văn hoá, tích cực giúp đỡ cộng đồng.

- Bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá; duy trì các lễ hội truyền thống đặc sắc; sưu tầm, phát hiện và bảo vệ các giá trị văn hoá phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn huyện.

- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển văn hoá, thông tin, thể

thao và du lịch.

- Nâng cao chất lượng phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.

- Xây dựng và thực thi cơ chế, chính sách để đẩy nhanh xã hội hoá các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và dịnh vụở nông thôn.

- Ban hành quy ước làng, xã về xây dựng nếp sống văn minh, phòng chống các hủ tục và tệ nạn xã hội.

* Nước sinh hoạt và môi trường:

- Xây dựng các công trình cấp nước đáp ứng nhu cầu của dân cư trong xã. - Rà soát, phát hiện các chính sách thúc đẩy các thành phần kinh tế đầu tư

vào phát triển nước sạch nông thôn và khuyến khích người dân sử dụng nước sạch. - Lựa chọn, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào cấp nước sạch.

- Đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm. - Xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã.

- Hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho các hộ dân cư, trường học các

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)