Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa (Trang 105)

4.2.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới huyện Bá Thước

4.2.1.1 Chính sách của nhà nước

Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành TW Đảng khóa X về

nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nêu rõ: “Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Cụ thể hóa

đường lối của Đảng, Chính phủ đã triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.

Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 về quản lý và sử dụng đất lúa (có hiệu lực từ 1/7/2012). Nghị định nêu rõ, hạn chế tối đa việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp; khuyến khích việc khai hoang mở rộng diện tích đất trồng lúa, cải tạo đất lúa khác thành

đất chuyên trồng lúa nước. Việc chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước phải đáp ứng 3 điều kiện: Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã

được xét duyệt và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục

đích sử dụng; có phương án sử dụng đất tiết kiệm tối đa, thể hiện trong thuyết minh tổng thể của dự án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; tổ

chức, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước theo quy định phải có phương án sử

dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng theo quy định.

Bên cạnh đó, Nghịđịnh cũng có quy định về các chính sách hỗ trợđối với người trồng lúa, hỗ trợ cây giống và hỗ trợ người dân khi gặp thiên tai, dịch bệnh. Trong đó, hàng năm, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ

100.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác trừđất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất trồng lúa... Tuy nhiên một sốđiểm trong nghịđịnh lại khó khăn, cản trở

cho các địa phương khi triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Theo Nghị định, diện tích đất trồng lúa phải được thể hiện trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đất trồng lúa phải được bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ được chuyển mục đích từđất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét trình Thủ tướng Chính phủ cho phép trước khi UBND cấp tỉnh quyết định.

Nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Chính phủđã ban hành Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010, trong đó quy định miễn giảm 70% tiền sử dụng đất cho các nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư;

miễn, giảm, hỗ trợ tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực từ 50 - 100% đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư; hỗ trợ 50 - 70% chi phí quảng cáo, phát triển thị trường; hỗ trợ 30 - 50% kinh phí tư vấn thực tế để thuê tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu và 30% tổng kinh phí đầu tư mới để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm; hỗ trợ cước phí vận tải.

Nghị định 61/2010/NĐ-CP là chính sách lớn của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Căn cứ những nội dung của Nghị định và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang đã đề ra chủ trương, chính sách cụ thể thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, khuyến khích, tạo cơ hội thu hút các doanh nghiệp vào khu vực nông thôn.

Mặc dù mới triển khai thực hiện Nghị định 61/2010/NĐ-CP được hơn 02 năm, song quá trình thực hiện đã bộc lộ một số khó khăn vướng mắc như:

- Khó khăn lớn nhất là việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chi phí đầu tư cao nhưng hiệu quả thấp và rủi ro cao. Chu kỳ quay vòng vốn chậm, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp yêu cầu sử dụng nhiều diện tích đất trong khi đất đai tại các địa phương đã được giao cho các hộ sử dụng ổn định nên doanh nghiệp không mở rộng được quy mô sản xuất. Hiện nay, mặc dù Đảng và Nhà nước đã có chủ trương tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp phát triển nhưng còn nhiều bất cập; Chính sách riêng cho lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế

nên khó khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Vấn đề

tiếp cận nguồn vốn vây của ngân hàng và khả năng tài chính của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn.

- Số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; các điều kiện về vốn, lao động, thị

doanh lại không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 61/2010/NĐ-CP của chính phủ.

- Sự tiếp cận các chính sách khuyến khích doanh nghiệp theo Nghị định 61/2010/NĐ-CP còn nhiều bất cập như: thiếu thông tin, các thủ tục còn quá nhiều... gây phiền hà cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đầu tư

vào nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa quan tâm tích cực trong công tác đấu mối và hoàn thiện các thủ tục hồ sơđể nhận sự hỗ trợ.

- Nghịđịnh 61/2010/NĐ-CP không quy định cụ thể mốc thời gian áp dụng nên việc xem xét để xác định thụ hưởng cho các đối tượng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trước khi có nghịđịnh gặp nhiều khó khăn.

Qua triển khai Nghị định 61/2010/NĐ-CP tại địa phương có thể thấy chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn bất cập, thể hiện qua cơ chế tài chính quy định còn chưa rõ, chưa quy định nguồn cụ thể đểđầu tư; thủ tục để nhận các khoản hỗ trợ còn rườm rà và phức tạp; một số nội dung hỗ trợ (vận tải, tư vấn, phát triển thị trường…) chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp; thiết kế còn phức tạp, khó tính toán các khoản hỗ

trợ nên chưa tạo đột phá thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn... Vì vậy, các doanh nghiệp chưa hào hứng với chính sách đã ban hành do mức hỗ trợ từ ngân sách và các chính sách về thuế, thuê đất, hỗ trợđào tạo, công nghệ, tư vấn,… chưa đủ hấp dẫn để thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là các vùng khó khăn gần như không thu hút được doanh nghiệp ảnh hưởng đến quá trình xây dựng NTM nhằm phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Cần phải sửa đổi, bổ sung các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn và trình tự thủ

tục thực hiện các chính sách này đã được quy định tại Nghịđịnh số 61/2010/NĐ- CP cho phù hợp với thực tế và đáp ứng mục tiêu ban hành Nghịđịnh.

Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được xem là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, mở ra cơ hội lớn để nông dân đầu tư phát triển kinh tế;

đối tượng cho vay được mở rộng, mức vay được nâng lên. Trong cơ cấu nguồn vốn thực hiện Chương trình vốn tín dụng chiếm khoảng 30%. Tuy nhiên, thực tế

thời gian qua nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn này. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP quy định đối tượng muốn vay vốn ngân hàng phải chứng minh năng lực tài chính, phải có hiệu quả sản xuất năm sau cao hơn năm trước; hoặc việc quy định nông dân vay vốn không phải thế chấp tài sản nhưng lại phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất cho ngân hàng... khiến nhiều người không có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay. Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư, vì vậy cần có sự điều chỉnh trong thời gian tới để vốn tín dụng đến với người dân, giúp họđầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Xây dựng NTM là công cuộc cách mạng trong thời kỳ mới, một công trình đồ sộ. Vì vậy, thời gian qua nhiều chính sách của Trung ương, tỉnh được ban hành tạo cơ sở, hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi, khuyến khích các

địa phương triển khai thực hiện Chương trình. Thông qua thực hiện đã đem lại những kết quả tích cực giúp cấp xã triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập trong việc lập, triển khai thực hiện chính sách như: Ban hành chính sách chưa đồng bộ, thống nhất, chưa có tính

ổn định lâu dài; nhiều khi mang tính giải pháp tình thế nên chưa có sự chủđộng; một số chính sách được ban hành nhưng có điểm không còn phù hợp thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể; nguồn vốn để thực thi các chính sách còn ít,. .. từ đó đã làm ảnh hưởng việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, tổ chức và phương thức hoạt động.

4.2.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội của huyện

Xây dựng nông thôn mới đòi hỏi phải có sự chỉ đạo từ trên xuống. Mặt khác, nhiều nội dung phải do các phòng, ban cấp huyện phê duyệt như Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội môi trường theo chuẩn mới; Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chính trang các khu dân cư hiện có… Bá Thước là một huyện lớn, toàn huyện có 22 xã, vì

vậy, công tác chỉđạo cũng sẽ gặp khó khăn nhất định.

Huyện Bá Thước có địa bàn rộng. Diện tích của toàn huyện hơn 77.555.02 ha. Từ trung tâm huyện tới những xã xa nhất bằng đường bộ cũng gần 30 km. Lại là một huyện miền núi nên địa hình phức tạp, nhiều sông suối chia cắt. Đặc điểm này không những gây ra khó khăn trong việc xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi mà còn hạn chếđến việc quy hoạch sản xuất, bố trí các khu dân cư….

Mật độ dân số của huyện Bá Thước năm 2012 là 128 người/km2, tuy nhiên dân cư lại phân bố không đồng đều; Thị trấn Cành Nàng, các xã vùng gò đồi, thung lũng mật độ dân số lên đến gần 400 người/km2, các xã vùng núi cao có xã mật độ dân số chỉ 27 người/km2, các xã này ngoài mật độ dân số thấp thì dân cư

còn phân bổ rải rác nên ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí, xây dựng các công trình hạ tầng cơ bản.

Bá thước là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước, trình độ dân trí thấp, dân số chiếm tới 83,2% đồng bào dân tộc thiểu số, còn nhiều hủ tục lạc hậu. Đến hết năm 2013, thu nhập bình quân đầu người/năm của huyện chỉ mới đạt 10,5 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới hiện vẫn còn 29,3%

4.2.1.3. Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã

Xây dựng nông thôn mới trước hết là quá trình tư duy lý luận và thực tiễn tích cực, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về nông thôn; trên cơ sở quán triệt sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự cụ thể hóa văn bản cấp trên trong chỉđạo,

điều hành của cấp ủy Đảng và chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, vận dụng sáng tạo các quy luật khoa học, phù hợp với đặc thù của từng địa phương; nhằm tạo sự đồng thuận chung về nhận thức và hành động trong phát triển tổng thể, bền vững kinh tế- xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện chương trình xây dựng NTM có vai trò quan trọng trong việc chỉđạo, điều hành thực hiện. Do đó năng lực quản lý, điều hành việc thực hiện xây dựng nông thôn mới cũng như trình độ chuyên môn của cán bộ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hoàn thành các tiêu chí về nông thôn

mới. Việc phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở phải luôn gắn chặt với vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở vì cán bộ chính quyền cơ sở là bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền nước ta. Họ vừa là người đại diện của dân trong quản lý nhà nước, vừa là người trực tiếp lãnh đạo, tổ chức thực hiện quyền hành pháp và quản lý cũng như tiến hành các chương trình kinh tế- xã hội ở địa phương. Phần lớn họ giữđược bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị; trình độ

học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và quản lý có sự chuyển biến và được nâng lên một bước. Tuy nhiên, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đủ, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc.

4.2.1.4. Nhận thức của người dân và cộng đồng dân cư

Chương trình xây dựng nông thôn mới chỉ có thể thành công khi có sự

tham gia chủ động, tích cực của người dân. Nhận thức của người dân và cộng

đồng dân cư, là yếu tố quyết định sự thành bại trong xây dựng NTM, nếu cộng

đồng dân cư hiểu được mục đích, ý nghĩ và tầm quan trọng của Chương trình thì họ sẽ sẵn sàng tham gia đóng góp và ủng hộ cho Chương trình.

Xây dựng nông thôn mới, về nguyên tắc trước tiên đó là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm và quyền lợi thiết thực của mỗi người dân nông thôn, trong đó Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí. Đây là chương trình phục vụ

chính người dân nên người dân phải là chủ thể xây dựng; UBND cấp xã làm chủ đầu tư. Trong quá trình thực hiện, từ cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và mọi người dân cần phải nhận thức đúng đắn yêu cầu đặt ra để chung tay xây dựng.

Thực tế triển khai thời gian qua ở một số địa phương cho thấy, nơi nào nhận thức của người dân cao, họ tin tưởng vào chủ trương đường lối, cán bộđịa phương thì sẽ thuận lợi trong việc triển khai thực hiện. Còn ở đâu người dân, cộng đồng dân cư chưa nhận thức ra, hiểu chưa đầy đủ về Chương trình, không tin tưởng vào đội ngũ cán bộ thì sẽ rất khó để huy động được sự tham gia, đóng góp của người dân.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)