Bản thân thi liệu của cuộc sống cùng với nội dung, tình cảm của hiện thực đời sống buộc nhà thơ phải tìm một phương thức thể hiện tương ứng với nó. Từ sau năm 1975, rất nhiều nhà thơ trẻ đã tìm đến với thể loại trường ca. Nhu cầu tổng kết chiến tranh, phản ánh những bức tranh hiện thực rộng lớn của cuộc kháng chiến đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ thể loại trường ca. Đó là trường ca hiện đại - một thể loại văn học nằm trong hệ thống thơ ca hiện đại Việt Nam, ra đời và phát triển trong hoàn cảnh xã hội có những biến cố lịch sử trọng đại, lớn lao.
Trên mạch ca ngợi anh hùng của thế hệ nhà thơ chống Mỹ, trường ca
Nguyễn Văn Trỗi ghi nhận một nỗ lực đáng khích lệ của Lê Anh Xuân. Câu chuyện về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi đã được thể hiện qua văn xuôi, kịch bản sân khấu, điện ảnh… nhưng trường ca Nguyễn Văn Trỗi của Lê Anh Xuân đem lại cho người đọc những cảm động mới mẻ về lẽ sống cao đẹp, sáng trong, lòng yêu quê hương sâu nặng, mối tình nồng thắm, thủy chung cùng chin phút cuối ở pháp trường, trước khi người anh hùng trẻ tuổi đi vào cõi bất tử. Đọc trường ca Nguyễn Văn Trỗi, chúng ta thật sự xúc động vì vần thơ sâu sắc ngợi ca đất nước, lãnh tụ và hình ảnh bất tử của người anh hùng dân tộc:
- Có hoa xanh nhẹ tiếng ru Có hoa dữ dội đỏ như mặt trời. - Hoa sen nở trắng Tháp Mười
Hoa mai vàng rượi nụ cười rừng xanh.
Dù đang đối mặt với cái chết trên pháp trường nhưng người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi vẫn hướng trái tim mình về Bác về Tổ quốc:
Lê Anh Xuân đã dành cả mấy chục câu thơ để viết về đất nước, Tổ quốc khi anh Trỗi hy sinh. Những câu thơ ấy đáng được xếp vào số những câu thơ hay ca ngợi đất nước. Giờ đây đất nước đã hoàn toàn giải phóng, trong ánh sáng tự do, chúng ta đọc trường ca Nguyễn Văn Trỗi để “Soi vào sắc màu thêm tươi. Cây người thêm lửa, cuộc đời thêm tươi”để cùng tiến lên thực hiện ước mơ cao cả của anh Trỗi và cũng là của nhà thơ.
Trong những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, trường ca nở rộ và hầu như không còn phải dựa vào mạch tự sự là chính, không cần có cốt truyện. Trường ca trong dạng thức này có thể xem là một thể loại mang tính tổng hợp bao gồm cả tự sự, trữ tình và chính luận.
Trong trường ca “Những người đi tới biển”, Thanh Thảo đã nói lên tính chất bất thường của chiến tranh:
Những năm
Một chiếc áo có thể sống lâu hơn một cuộc đời Rồi tới lúc cởi áo ra
Con không còn gì thay được!
Những câu thơ như một lời bộc bạch chân thành về hiện thực cuộc sống chiến trường. Nơi mà một chiếc áo đôi khi có “tuổi thọ” lâu hơn một cuộc đời của con người. Điều đó choc ho người đọc thấy rõ sự ác liệt, tàn khốc của chiến tranh và cũng thấy được tình yêu sâu nặng sẵn sang hy sinh tất cả để bảo vệ Tổ quốc của những người lính trẻ:
Mười tám hai mươi sắc như cỏ dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ …
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(nhưng tuổi hai mươi làm sao mà không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc. (Những người đi tới biển)
Với những đặc trưng của trường ca, Nguyễn Khoa Điềm đã bộc bạch những suy nghĩ, những xúc động dâng trào trong lòng mình về quê hương, đất nước và con người qua trường ca “Mặt đường khát vọng”. Đặc biệt qua trường ca này, Nguyễn Khoa Điềm đã có những phát hiện mới về đất nước - đất nước không thể tách rời nhân dân, đất nước của nhân dân:
Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi nó về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát.
(Đất nước) Thông qua những vần thơ trong trường ca, Nguyễn Khoa Điềm muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình cảm gắn bó với nhân dân, đất nước của thế hệ trẻ trong những năm chống Mỹ. Đất nước không phải là cái gì xa lạ mà ở ngay trong máu thịt của mỗi con người: “Trong anh và em hôm nay - Đều có một phần đất nước”. Vì thế, trách nhiệm, bổn phận đối với đất nước không phải là cái gì khác mà cũng là trách nhiệm đối với chính bản thân mình:
Em ơi em Đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất nước muôn đời…
Ở Hữu Thỉnh, trường ca của ông thể hiện vừa sâu sắc vừa tỉnh, vừa khái quát vừa chi tiết những tình cảm, những suy ngẫm của người lính trong chiến đấu chống kẻ thù, sưc sống trong thơ ông chính là sự sống của một người lính viết về một người lính:
Sau những lần voi đuổi
Sau những bữa canh nắm độc cào gan Giặc đổ quân vào hậu cứ sư đoàn Hất anh qua biên giới
Thèm một chỗ ngồi thư thả bóc măng.
(Đường tới thành phố)
“Thèm một chỗ ngồi thư thả bóc măng” - một chi tiết mang bao ý nghĩa, nó vừa nói lên cái gian nan, đồng thời nói lên được khát vọng cháy lòng của người lính giành lại tự do cho mảnh đất quê hương.
Nguyễn Đức Mậu cũng đã có những vần thơ lay động lòng người khi đất nước bị chia cắt:
Qua đèo Ngang, đèo Ngang Cháy nỗi niềm thương nước Qua Đồng Hới, Vĩnh Linh Hố bom đào nhức mắt
Nếu nối những vòng dây thép gai nơi vòng đai Quảng Trị Hẳn sẽ dài hơn dải đất Việt Nam!
Dải thép gai chia đất nước, chia làng Mọc trên đồi cao. Mọc trên cát
Mọc đất Phương Nam. Đau lòng đất Bắc
(Trường ca Sư Đoàn) Như vậy, trong trường ca của các nhà thơ trẻ, hình tượng Đất Nước là đối tượng nhận thức của nhà thơ mang tầm vóc chủ đạo bên cạnh đối tượng con người. Hình tượng Đất Nước được các nhà thơ trẻ kiến tạo, lý giải và xây dựng theo cảm quan cách mạng của mình. Cuộc chiến tranh chống Mỹ đã đem lại cho các nhà thơ trẻ một tầm nhìn cao, một cảm xúc lớn để viết thành công về đề tài Đất Nước. Đây cũng là đặc điểm nổi trội của trường ca về thời chống Mỹ
Ngoài đề tài về đất nước, trường ca của thế hệ nhà thơ trẻ thời kỳ này còn viết về đề tài chiến tranh và người lính.
Giang Nam đã trải qua những ngày sống và chiến đấu dọc chiều dài miền Nam Tổ quốc. Hình ảnh người lính đặc công trong trường ca của ông cũng có những phẩm chất chung như những người lính trong thơ Thanh Thảo, Hữu Thỉnh: yêu nước thương dân, sẵn sang hy sinh hạnh phúc riêng để hiến trọn cuộc đời cho lý tưởng. Đó là anh hùng Huỳnh Việt Thanh trong Người anh hùng Đồng Tháp, được miêu tả rất bình dị từ ngôn ngữ đến tính cách.
Nhà thơ - người lính ngày ấy cũng đã cùng đoàn quân chống Mỹ băng qua những con đường sỏi đá, những đêm Trường Sơn đêm xuống gió buốt lạnh, những ngày Trường Sơn đông nắng tây mưa, những đói rét ốm đau bệnh tật:
Những con đường sỏi đá khu Năm Đêm Trường Sơn vàng từng khuôn mặt Bom tọa độ cày sâu Tam giác sắt Một củ sắn lùi, cả tiểu đội chia nhau
(Sông Dinh mùa trăng khuyết – Giang Nam) Trong trường ca Những người đi tới biển, Thanh Thảo là hiện thân của người chiến sĩ bộ binh già dặn trong cách nghĩ, sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, hiểm nguy vì sự sống còn của đất nước. Nhà thơ đã xây dựng thành công hình tượng người lính trong tác phẩm:
Người ta không thể chọn để được sinh ra
Nhưng chúng tôi đã chọn cánh rừng phút giây năm tháng ấy …
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc) Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc
Người chiến sĩ ấy, lúc bấy giờ có độ tuổi còn quá trẻ nhưng những câu thơ mang chính luận triết lý lại rất chững chạc. Lời thơ của anh như một lời tuyên thệ của cả một đội quân điệp trùng ra trận. Đó là những con người trong cuộc thật đến ngọn nguồn, tinh thần lạc quan yêu cuộc sống thể hiện ở: “ba mươi phút nữa hành quân, được cười vang, nằm lăn trên cát ấm, được ngụp hết mình lòng sông đẫm, được bè bạn với đá, được nín thở hồi hợp cùng chú bói cá, được làm con trai không phải giữ gìn” (Những người đi tới biển).
Vẫn khắc họa hình ảnh người lính thời chống Mỹ, nhưng Hữu Thỉnh lại có cách thể hiện khác với Thanh Thảo. Cách viết của Thanh Thảo trẻ trung, sôi nổi, giàu chất suy tưởng, chính luận. Riêng Hữu Thỉnh, trong giọng điệu thường mang âm hưởng ca dao dân ca mặn mà, trầm tĩnh, dạt dào trữ tình sâu lắng. Đặc biệt Hữu Thỉnh dành nhiều tình yêu cho người lính binh củng thiết giáp. Bởi ông cũng từng là người lính binh chủng thiết giáp trước khi là nhà thơ.
Trong trường ca của Nguyễn Đức Mậu là hình tượng người lính có tâm hồn cao đẹp, sẵn sang gửi lại giấc mơ vào hòa bình hôm nay có thể sống trọn vẹn cho sự tồn vong của dân tộc:
Con gởi lại sau lưng
Những ước mơ nhà văn, bác học Để nhận lấy cánh rừng
Để nhận lấy dãy Trường Sơn dựng dốc
(Đất nước hình tia chớp) Ở trường ca Lửa mùa hong áo, nhà thơ Lê Thị Mây – cũng là nữ thanh niên xung phong ngày nào, đã tâm tình với mười hai cô gái của tiểu đội thanh niên xung phong chống lầy, phá bom, mở những con đường huyết mạch cho xe vận chuyển:
Xin các chị cho em nén giữ trong lòng Làn hương sả bắt đầu từ ký ức
Mười sáu tuổi, mười bảy tuổi ai không nao nức Mong được rời nách áo mẹ ra đi
Các nhà thơ thời chống Mỹ đã xây dựng hình tượng người lính đúng như hiện thực vốn có: yêu nước thương dân, biết hy sinh tình cảm riêng tư, kiên cường đánh giặc. Trường ca vẫn không chỉ nói về người lính mà còn qua họ nói về cả một thế hệ ý thức sâu sắc về mình, về lịch sử và nhân dân. Đó là sự nhận thức đạt đến độ sâu trong thơ trẻ chống Mỹ.
Bên cạnh hai đề tài trên, trường ca của các nhà thơ trẻ còn viết về đề tài lãnh tụ, tình yêu đôi lứa…
Với Nguyễn Khoa Điềm, những hình ảnh đơn giản, cụ thể nhất đều có sự hiện diện của Bác:
Bởi vì Người là đất nước tôi
Mỗi sợi tóc trắng của người đều ghi những ngày gian khổ nhất Của đất nước của những năm dài đánh giặc
…
Trái cà Người ăn
Cũng là trái cà nuôi người anh hùng đầu tiên Thánh Gióng Cây gậy Người cầm
Cũng có thể tìm trong trăm ngàn cây gậy của Trường Sơn
(Mặt đường khát vọng) Riêng Thanh Thảo khi viết về Bác lại chọn chi tiết “đôi tay bắt nhịp”
bài hát “Kết đoàn” và “giọng nói” đầm ấm đã trở thành hình ảnh quen thuộc bày tỏ nỗi niềm:
Chúng con thèm nghe Bác nói một câu Giữa bến Nhà Rồng mênh mông trời đất …
Thèm nghe thơ, thèm đôi tay bắt nhịp Chúng tôi nghe nóng bỏng đời Người
Những vần thơ da diết về tình yêu chia ly ở thời kỳ này thật lắng đọng lòng người:
- Xa nhau suốt tháng năm dài
Hãy nghe người lính nói lời tình yêu …
Đôi ta cách một dòng sông
Cỏ cây bên ấy ngóng trông bên này
- Vĩ tuyến Mười Bảy ở đâu mà con đò không qua được Trai gái yêu nhau trầu cau không qua được
Vĩ tuyến Mười Bảy
Nơi đất trời sùi sụt chuyện mưa ngâu
(Trường ca Sư Đoàn – Nguyễn Đức Mậu) Có khi tình yêu lại da diết ngọt ngào như lời ru bởi vận dụng chất liệu ca dao để diễn đạt nỗi ước ao:
Lời hẹn hò con gái con trai Là chén canh cá lóc
Mẹ nấu cho tôi dưới hàng cây so đũa Lời ru em nhẩm đọc vô hình
“ ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập gềnh khó đi”
(Những người đi tới biển – Thanh Thảo) Với khuôn khổ dài và đặc biệt là có thể sử dụng linh hoạt nhiều thể thơ khác nhau trong cùng một tác phẩm, cho nên ngoài khả năng ôm chứa hiện thực lớn ra, trường ca còn là mảnh đất thuận lợi để các nhà thơ tự do bộc lộ mọi cung bậc, sắc thái tình cảm của mình trước cuộc chiến tranh ái quốc của dân tộc. Từ những đặc trưng đó của thể loại mà các nhà thơ trẻ đã tìm đến trường ca như một cứu cánh, để tổng kết, để khái quát, để lí giải về chiến tranh ở nhiều góc độ, nhiều chiều kích khác nhau. Sự xuất hiện khá nhiều những trường ca vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến là một phát
triển tất yếu. Với trường ca, thơ trẻ đã nói được nhiều hơn những suy tư, xúc cảm, những trải nghiệm…của suốt 30 năm kháng chiến. Thể loại này cũng đã ghi nhận những đóng góp không nhỏ của thơ trẻ vào nền thơ hiện đại Việt Nam.
KẾT LUẬN
Thơ trẻ thời chống Mỹ tuy còn nhiều những hạn chế, những non nớt nhưng đã làm tròn sứ mệnh vinh quang của nó, có những đóng góp đáng ghi nhận nhất là trên phương diện nghệ thuật, xứng đáng là một hiện tượng nổi bật trong lịch sử văn học Việt Nam hiện Nam.
Về ngôn ngữ, thơ trẻ đã đưa ngôn ngữ về gần với ngôn ngữ đời thường, giàu chất khẩu ngữ và sự gia tăng yếu tố văn xuôi trong thơ. Qua đó phản ánh chân thực, sống động được hiện thực ác liệt, dữ dội của cuộc chiến tranh, đồng thời thể hiện sức mạnh quật cường, anh dũng của dân tộc, đất nước, nhân dân Việt Nam. Tiêu biểu cho những đóng góp về ngôn ngữ là một số cây bút như Phạm Tiến Duật, Hoàng Nhuận Cầm, Thanh Thảo…
Bên cạnh ngôn ngữ, giọng điệu thơ trẻ cũng có nhiều nét riêng so với thơ chống Mỹ, ghi nhận những tìm tòi đáng khích lệ. Thơ trẻ mang đậm giọng điệu hào sảng, lạc quan đặc biệt là khi viết về hình ảnh người lính - hình ảnh người lính ung dung, lạc quan bất chấp hiểm nguy đôi khi nghênh ngang. Giọng điệu trữ tình, thống thiết và triết lý, suy tưởng trong thơ trẻ đã cho người đọc có cách nhìn, cách cảm đa dạng về tình cảm của con người trong chiến tranh và những chân lý cuộc sống ngỡ như tầm thường song lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Về thể loại, thể thơ tự do vốn có từ lâu nhưng đến với thế hệ các nhà thơ trẻ thể loại này đã được làm mới đáng kể. Nhiều nhà thơ trẻ đã sử dụng thể thơ tự do rất phóng túng. Tự do hiệp vần, sử dụng luật bằng trắc, tự do ngắt câu, tự do lựa chọn số chữ trong câu, số câu trong đoạn…tạo nên những bài thơ xúc tích dễ đi vào lòng người. Thơ trẻ còn góp phần sáng tạo nên thể trường ca với những điểm khác so với thể trường ca sử thi, đó là trường ca hiện đại. Bằng việc sáng tạo thể trường ca hiện đại, các nhà thơ trẻ có điều kiện bộc lộ những suy ngẫm, chime nghiệm, trải nghiệm về chiến tranh, bày tỏ những quan niệm cuả mình về nhân dân, Tổ quốc, miêu tả bức tranh hiện thực rộng lớn, phác họa nhiều bức chân dung…Không chỉ vây,
các nhà thơ trẻ còn tổ chức những kết cấu phức tạp, phối hợp được nhiều thể thơ, tạo nên nhiều giọng điệu trong một tác phẩm.
Những đóng góp của thơ trẻ trên phương diện nghệ thuật đã góp phần đưa văn học Việt Nam chống Mỹ phát triển, qua đó khẳng định tài năng và dấu ấn của mình trên thi đàn.
Thực hiện khóa luận này, chúng tôi đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức bổ ích để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, giảng dạy sau này, đồng thời giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về những đóng góp của một phong trào thơ