Giọng điệu trữ tình, thống thiết

Một phần của tài liệu Đề tài: Đóng góp của phong trào thơ trẻ chống Mỹ trên phương diện nghệ thuật (Trang 38)

Bên cạnh giọng hùng ca hào sảng làm chủ âm, thơ trẻ chống Mỹ còn có thêm giọng trữ tình, thống thiết. Nếu giọng điệu hùng ca khởi phát từ cảm hứng sử thi thì giọng điệu trữ tình, thống thiết lại được sản sinh ra từ bản chất thể loại và mỹ cảm của nhà thơ. Thơ trẻ chống Mỹ là tiếng nói tình cảm của một dân tộc đứng ở đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chất trữ tình hòa quyện tự nhiên, nhuần nhuyễn với anh hùng ca: “Chất trữ tình và anh hùng vẫn là hai thành phần, hai phẩm chất, hai giọng điệu quen thuộc của thơ ca yêu nước truyền thống. Nhưng trong thơ ca chống Mỹ, những phẩm chất trên được thể hiện một cách phong phú và nhất quán hơn”. Giọng trữ tình, thống thiết trước hết được xuất phát từ cảm hứng

“rưng rưng” của nhà thơ trước cảnh vật và con người Việt Nam trong những năm tháng gian khổ, đầy đau thương nhưng cũng rất đỗi hào hùng. Một Việt Nam lẫm liệt trên trận tuyến chống ngoại xâm được cất lên bằng giọng tráng ca, ngân vang bên cạnh một Việt Nam trầm tĩnh, bao dung thường được ví như người mẹ nhân hậu vị tha, sâu nặng ân tình.

Chất giọng trữ tình nhiều khi được đẩy đến mức thống thiết. Đó là những vần thơ viết về nỗi đau khi đất nước bị chia cắt. Trong thập niên đầu tiên của cuộc kháng chiến, khó ai cầm lòng cho được khi ở miền Nam ngập tràn những cảnh đốt phá, chém giết do Mỹ - Ngụy gây ra. Giọng điệu trữ tình, thống thiết có khi được vang lên từ các cụm từ: “có thể nào yên”, “có thể nào khuây”, “có thể nào nguôi”… nghe thổn thức đến nao lòng.

Sau nỗi đau đất nước chia cắt là những cuộc tiễn đưa. Trong kháng chiến chống Mỹ có vô số những cuộc tiễn đưa: mẹ tiễn đưa con, vợ tiễn đưa chồng, người yêu đưa tiễn người yêu. Họ chúc tụng, động viên hẹn hò và hết thảy đều lưu luyến, nhớ nhung. Những cuộc tiễn đưa như thế không chỉ là nụ cười, là câu hát mà còn có cả nỗi buồn và nước mắt. Điều này, về sau nhà

thơ Tạ Hữu Yên nói rất đúng: “Ba lần tiễn đưa con, hai lần khóc thầm lặng lẽ, các con không về lòng mẹ lặng yên”. Như vậy, viết về những cuộc tiễn đưa (dù đó là Cuộc chia li màu đỏ), nhà thơ cũng không thể không bộc lộ bằng giọng thơ ngậm ngùi, đầy xúc động:

Chiếc áo đỏ rực như than lửa

Cháy không nguôi trước cảnh chia li Vườn canh xanh và chiếc nón trắng kia Không giấu nỗi tình yêu cô rực cháy Không che được nước mắt cô đã chảy…

(Cuộc chia li màu đỏ - Nguyễn Mỹ) Và có cả nỗi đau tiễn biệt trong hạnh phúc lứa đôi. Nỗi đau này không phải chuyện nhỏ, do vậy cũng không dễ dàng bỏ qua. Nhưng điều đáng quý là ở sức chịu đựng, chịu mất cái riêng để được cái chung, đặt cái riêng dưới cái chung, họ thấu hiểu cuộc kháng chiến chống Mỹ là ác liệt, dữ dội vô cùng, tổn thất là không tránh khỏi và khó tính hết. Trước hi sinh của người thân nơi chiến trường, dù không bi lụy nhưng không thể không bi thương. Giọng thơ thống thiết, thổn thức đến tận cùng xúc cảm:

Anh mất em như mất nửa cuộc đời Nỗi đau anh không thể nói bằng lời Một ngọn lửa thâm trầm âm ỉ cháy

Những viên đạn quân thù bắn em trong lòng anh sâu xoáy Bên những viên đạn xưa chúng giết bao người

Anh bàng hoàng như ngỡ trái tim rơi Như bỗng tắt vừng mặt trời hạnh phúc.

(Bài thơ về hạnh phúc – Dương Hương Ly) Kiểu giọng trữ tình, thống thiết hiện diện trong thơ chống Mỹ không hề thưa vắng. Chất giọng này góp phần gia tăng tính hướng nội, đưa thơ vào chiều sâu nhân bản, tạo nên hấp lực diệu kì của một nền thơ, một thời thơ.

Một phần của tài liệu Đề tài: Đóng góp của phong trào thơ trẻ chống Mỹ trên phương diện nghệ thuật (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w