Thơ khởi phát từ tình cảm nhưng không phải duy nhất chỉ có tình cảm. Nhà thơ Sóng Hồng cho rằng: “Thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật”. Tình cảm và lí trí trong thơ không loại trừ nhau mà luôn gắn bó mật thiết, bổ sung cho nhau. Sự hàm súc và chiều sâu luôn là yêu cầu cao đối với thơ, mà điều đó chỉ có thể đạt được bằng cách huy động sức mạnh của lí trí, thông suy tưởng, triết lý, tăng cường tính chính luận. Hơn nữa, sự ra đời của giọng triết lý, suy tưởng, đậm chất chính luận một phần cũng do xuất phát từ đòi hỏi của thời đại chống Mỹ. Thời ấy, Việt Nam trở thành tâm điểm của phong trào cách mạng thế giới, các nhà thơ không thể dừng lại ở việc mô tả, trình bày, ngợi ca mà còn phải khám phá, phát hiện, bộc lộ những suy nghĩ sâu sắc của mình về con người và cuộc sống, về dân tộc và thời đại.
Giọng điệu triết lý, suy tưởng giàu tính chính luận được thể hiện bằng thể thơ tự do, ít gieo vần, chủ yếu là thơ điệu nói, cấu trúc bài thơ thường theo hướng mở rộng. Nhờ gia tăng số lượng âm tiết trong câu thơ mà nhà thơ có khả năng diễn tả nhiều cảm nhận, nhiều ý tưởng của mình về cuộc sống. Tuy nhiên mở rộng không có nghĩa là dài dòng, vô vị mà vẫn giữ được tính hàm súc, vẫn đi bằng nhịp điệu:
Nơi bao người đi qua hầu hết tuổi thanh xuân Để lại trong rừng những gì quý nhất
Mất mọi thứ để nhân dân không mất.
(Đi trong rừng – Phạm Tiến Duật) Những câu thơ trên của Phạm Tiến Duật mang sắc thái trang trọng. Sắc thái ấy là sự biểu hiện thái độ thành kính của nhà thơ trước những mất mát của cả một thế hệ hi sinh xương máu để giành độc lập, tự do.
Hay những câu thơ chân thành mà trang nghiêm:
- Anh chẳng nói sai đâu Em là cây ngải đắng
Sống trong miền núi vắng Góp vị thuốc cho đời.
(Người ơi, người ở)
- Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay.
(Đi trong rừng) Trong bài thơ Tiếng bom ở Seng Phan nhà thơ nói trực tiếp về chiến trường với những chi tiết cũng thật cụ thể, nhưng lại bất ngờ mang phát hiện sâu sắc góp thêm kinh nghiệm sống cho người đọc:
Tôi đứng giữa Seng Phan
Cao hơn tiếng bom là khe núi, tiếng đàn, Tiếng mìn công binh phá đá
Tiếng điếu cày rít lên thong thả
Tiếng oai nghiêm xe rú máy trên đường Thế đấy, giữa chiến trường
Nghe tiếng bom rất nhỏ.
(Tiếng bom ở Seng Phan)
Phạm Tiến Duật bằng chiêm nghiệm riêng của mình đã rút ra một triết lý lạ nhưng rất đúng với sự thật tâm lý và tâm linh con người “giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ”. Đúng là với con người Việt Nam, tiếng bom – một âm thanh đến từ chiến trường, âm thanh của cái chết dù có dữ dội đến đâu cũng không át được những âm thanh của sự sống, của tinh thần yêu nước của nhân dân.
Chất giọng triết lý, suy tưởng thường gắn liền với tính chính luận, khái quát. Về phương diện này, những nhà thơ trẻ thời chống Mỹ đã có những sáng tạo độc đáo. Họ có lợi thế là đã sống lâu với cuộc kháng chiến, được tôi luyện trong lửa đạn và nếm trải những gian lao thử thách nơi trận mạc nên thơ họ thường khái quát từ những hình ảnh cụ thể, chân thực, lắm
chiến sĩ giải phóng quân hi sinh trong tư thế tiến công quân thù, Lê Anh Xuân nâng lên thành “Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”. Phạm Tiến Duật khái quát về sức sống của đất nước qua sức sống của cây trái bốn mùa, hoặc qua hình ảnh “Vầng trăng đất nước, vượt qua quầng lửa mọc lên cao”. Nguyễn Duy không dừng lại ở bề ngoài mà thường hướng về cái bề sâu, bề sâu của chúng để phát hiện ra những ý nghĩa sâu xa. Đó là sự phát hiện ra phẩm chất dân tộc qua hình ảnh “Tre Việt Nam” hay qua
“Những cọng rơm xơ xác, gầy gò”. Chất giọng triết lý, suy tưởng trong thơ Thanh Thảo lại được bộc lộ rõ trong những suy tư về nhân dân. Tác giả suy ngẫm về nhân dân qua những hình ảnh vừa cụ thể, vừa mang ý nghĩa khái quát, biểu tượng:
Dân tộc tôi khi đứng dậy làm người Mồ hôi vã một trời sao trên đất
Nhân dân tôi khởi lên từ phù sa vất vả Và cứ thế nhân dân thường ít nói Và cứ thế nhân dân cao vời vợi Bao tai ương cứ dội xuống theo mùa.
(Những người đi tới biển) Ở Nguyễn Khoa Điềm, giọng triết lý, suy tưởng có khi thấm sâu vào lời ru đằm thắm, qua những hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc:
Mặt trời của bắp thì mọc trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
(Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ) Trường ca “Mặt đường khát vọng”, nhà thơ đã thể hiện một sự cảm nhận hết sức mới mẻ, một cách định nghĩa hết sức sáng tạo về đất nước, những suy nghĩ về nhân dân, đất nước bằng giọng triết lý – trữ tình – chính luận:
Em ơi em Đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất nước muôn đời.
(Đất nước) Đến nữ thi nhân Xuân Quỳnh, trong chất giọng da diết, nồng hậu, nhiều trăn trở lắm âu lo, thơ bà còn thấm sâu những dòng minh triết về tình yêu:
Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ.
(Sóng) Với nhà thơ Phạm Tiến Duật thì một giọng hát, một cuộc chia tay cũng đủ để ông suy nghĩ, chime nghiệm về cuộc sống. Sau những câu thơ thiết tha, ngậm ngùi, giọng thơ bỗng trở nên rắn rỏi, đầy tính triết lý khi chia tay cô bộ đội:
Sự xa cách nhỏ trong sự xa cách lớn
Một cuộc chia tay trong triệu cuộc chia tay
(Cô bộ đội ấy đi rồi) Nói đến sức cháy, sức nóng, hơi ấm người ta nghĩ đến lửa. Nhưng Phạm Tiến Duật trầm ngâm trong suy nghĩ ngược lại và thuyết phục được người đọc:
Đốt lòng nhau cứ gì phải lửa
Tiếng hát trong rừng bay xa, bay xa.
(Nghe em hát trong rừng)
Hay những câu thơ bàn về lẽ đời, rất gần với những nỗi niềm ai oán:
Hình như ở cõi đời này
Kiếp người với kiếp mây bay khác vời Mây không vụ lợi như người
Anh Ngọc đã dành tình yêu của mình cho những cô gái ở đoàn H50 vận tải dọc vùng Nam Trung Bộ. Chất triết lý trong thơ đã tạo nên giá trị tư tưởng:
Dáng em đi là dáng của con đường Em giống đất
Và đất thì giống mẹ.
(Sông núi trên vai) Trong thơ Thanh Thảo, tính triết lý được thể hiện rất nhẹ nhàng, góp phần chuyển tải một sự thật hiển nhiên nhưng không phải bất kỳ ai cũng làm được: “Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình”. Thế hệ thanh niên yêu nước thời chống Mỹ đã nói và làm được điều mà họ nói. Câu thơ vừa là lời tâm sự chân thành vừa mang tính triết lý sâu xa: “Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc” (Những người đi tới biển)
Chất suy tư trong thơ Thanh Thảo bộc lộ rõ trong những suy tư về nhân dân. Tác giả suy ngẫm về nhân dân qua những hình ảnh vừa cụ thể, vừa mang ý nghĩa khái quát, biểu tượng: “Dân tộc tôi khi đứng dậy làm người – Mồ hôi vã một trời sao trên đất”, “Nhân dân tôi khởi lên tự phù sa vất vả”, … Trong trường ca Những người đi tới biển, Thanh Thảo đã dùng hình tượng đất để nói về sự bất tử của nhân dân: “Đất nằm im như chết – Có bao giờ đất chết đâu anh”. Đến Những ngọn sóng mặt trời, suy nghĩ ấy lại được đào sâu thêm, được thể hiện độc đáo hơn qua hình tượng ngọn sóng
vừa vô hình vừa hữu hình, ai cũng nhìn thấy mà không thể nắm bắt được, chết đó rồi sống đó, mất đi rồi lại tái sinh:
Đã bao lần xuống biển lên trời rồi trở lại Đã cháy khô tới giọt cuối cùng
Mà trong như thể trong nguồn Tràn trề như thể chưa từng cạn vơi Dò tận đáy cũng song thôi
Ngàn con song chết cuối đêm
Sinh ngàn con song trước thềm rạng đông Đẩy thuyền lật thuyền dễ không
Mát mềm mài đá đá mòn thấu xương
(Những ngọn song mặt trời – Thanh Thảo) Mạch thơ dào dạt như muốn trào lên cùng ngọn song để nói cho đã, cho thỏa những suy nghĩ về nhân dân chất chứa bấy lâu nay. Nhân dân là
trường tồn, là muônđời, là vĩnh hằng, là bất diệt. Sức mạnh của nhân dân là vô cùng vô tận, dẫu có “dò tận đáy” cũng “vô ích”, cũng không tài nào hiểu hết, bởi vì nó tự sinh ra, rồi mất đi, rồi lại tái sinh mãi mãi… Giống như sóng, nó tự trào lên rồi lại tự “xóa mình”.
Trong “Trường ca sư đoàn” Nguyễn Đức Mậu đã có một cách liên tưởng thật độc đáo, kỳ lạ và đã sử dụng giọng điệu trầm tĩnh nhưng đậm đà tình cảm của mẹ đối với con:
Ngón tay khô gầy Mẹ tính đốt thời gian
Khi mười ngón tay mẹ đầy vầng trăng mọc Thì chúng con giải phóng Sài Gòn.
Hoàng Trần Cương cũng đã từng trăn trở, ưu tư trước nỗi dâu bể của cuộc đời. Điều đó được nhà thơ sử dụng giọng điệu triết lý để so sánh khá ấn tượng:
Những trầm tích giữa bộn bề năm tháng Khuất mình nhưng chưa khuất bóng Khuất mình nhưng không khuất lặng Như mây trắng trên trời.
(Trầm tích) Giọng điệu triết lý, suy tưởng không phải là nét riêng của thơ trẻ mà là một đặc điểm chung của thơ thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Tuy nhiên,
đọc đáo của mình. Với giọng điệu triết lý, suy tưởng này, chân dung tinh thần của thế hệ các nhà thơ trẻ cầm súng thời kỳ chống Mỹ hiện lên như những con người giàu có những suy tư, đầy trách nhiệm đối với nhân dân, đất nước.
Chương 3. ĐÓNG GÓP CỦA PHONG TRÀO THƠ TRẺ VỀ THỂ LOẠI
Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám là nền văn học hướng về đại chúng và dân tộc. Quần chúng nhân dân không chỉ là đối tượng phản ánh chủ yếu mà còn là công chúng đông đảo, là đối tượng phục vụ chính của văn học. Do đó, một lẽ đương nhiên là văn học phải tìm kiếm để khai thác, kế thừa những giá trị và kinh nghiệm nghệ thuật từ lâu đời của văn học dân gian và văn học cổ điển của dân tộc. Từ sau năm 1954, trong chặng đường trưởng thành của nền thơ cách mạng, nhiều thành tựu của thơ mới đã được tiếp nhận trở lại và vận dụng một cách thích hợp với nhiều nội dung tư tưởng cảm xúc mới. Tuy nhiên, thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ sử dụng thành công thể lục bát, đặc biệt là sử dụng nhiều và có hiệu quả thơ tự do và trường ca.
Những nhà thơ trẻ như: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa đều có những bài thơ hay viết theo thể lục bát. (Về việc làm mói thể lục bát, chúng tôi sẽ có dịp trở lại trong một công trình khác). Ở đây, trong phạm vi của đề tài, chỉ xin bàn đến đóng góp của thơ trẻ, trên phương diện thể loại, ở cách thơ trẻ đã góp phần khẳng định xu thế phát triển của thơ tự do và trường ca.