Vận dụng sáng tạo các biện pháp tu từ và sáng tạo hình ảnh

Một phần của tài liệu Đề tài: Đóng góp của phong trào thơ trẻ chống Mỹ trên phương diện nghệ thuật (Trang 27)

Sáng tạo ngôn ngữ thơ ca là sự phấn đấu không ngừng của mỗi nhà thơ chân chính, đồng thời nó cũng là công việc vô cùng gian khổ. Nói như Maiacốpxki: quá trình sáng tạo ngôn ngữ thơ ca cũng giống như người lọc quặng rađium lọc lấy tinh chất, tìm ra trong cái bề bộn của những tấm quặng nhũng từ đẹp, ánh sắc kim cương… Các nhà thơ trẻ chống Mỹ luôn có ý thức trong việc diễn đạt hình ảnh, ngôn ngữ và thực sự đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển ngôn ngữ thơ ca hiện đại Việt Nam.

Thực tiễn sáng tạo ngôn ngữ rất đa dạng và phong phú. Nổi bật bên trong thơ trẻ chống Mỹ là sự vận dụng sáng tạo những biện pháp tu từ truyền thống: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,…Đồng thời theo lối tư duy hiện đại đã tạo ra những kết hợp mới. những cách tổ chức câu thơ giành được nhiều sự bất ngờ thú vị cho người đọc trong việc phản ánh đời sống hiện thực .

Trong thơ ca Việt Nam so sánh là một biện pháp tu từ được sử dụng một cách phổ biến. Ở ca dao, có tới hàng trăm câu dùng biện pháp so sánh với từ “như”

- Thân em như giải lụa đào

Phất phơ trước gió biết vào tay ai - Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày - Thân em như cái giếng giữa đàng

Người khôn rữa mặt người phàm giữa chân

……

Đến với thơ trẻ chống Mỹ, biện pháp so sánh đã được khai thác ở tất cả những khả năng của nó. Phạm Tiến Duật đã cho ta một khám phá mới về các vật vốn rất quen thuộc và bình dị hằng ngày nhờ cách quan sát tinh vi

Quả nhót như bóng đèn tín hiệu Trỏ lối sang mùa hè

Quả cà chua như cái lồng đèn nhỏ xíu Thắp mùa đông ấm những đêm thâu Quả ớt như ngọn lữa đèn dầu

Chạm đầu lưỡi chạm vào sức nóng… Mạch đất ta dồi dào sức sống

Nên thành cây cũng thắp sáng quê hương.

(Lửa đèn – Phạm Tiến Duật) Chắc hẳn những so sánh mà ta thường gặp (lấy cái trừu tượng so sánh với cái cụ thể để cho dễ hiểu), quan hệ giữa hai vế so sánh trong thơ Phạm Tiến Duật là quan hệ giữa cái cụ thể với cái cụ thể.

Sự so sánh của Lê Anh Xuân trong những câu thơ sau đây là một sáng tạo, là một biểu hiện của khuynh hướng phức tạp dần cấu tạo của hai vế so sánh:

Ôi kể làm sao cho hết được

Những anh hùng đánh Mỹ hôm nay Như Cửu Long mênh mông cuộn sóng Như Trường Sơn đậm đặc cây rừng.

(Gặp gỡ những anh hùng – Lê Anh Xuân) Nhờ lối so sánh ấy, bốn câu thơ đã khắc họa cho chúng thấy hiện thực đất nước Việt Nam trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước hết sức gay go, gian khổ nhưng cũng thật oai hùng: anh hùng xuất hiện nhiều như nước Cửu Long, như rừng Trường Sơn. Hiện thức sôi động ấy đã được các nhà thơ chống Mỹ phản ánh, ca ngợi.

Vẫn là biện pháp nhân hóa trong thơ truyền thống nhưng trong thơ Thanh Thảo, Hữu Thỉnh lại có những nét mới. Bởi từ dùng, hình ảnh chọn lọc đạt mức độ chính xác cao, mỗi từ một vị trí, một chức năng, khó có thể thay thế bằng một từ hay hình ảnh khác, nhờ đó mà cảnh

mang dáng dấp thời binh lửa, có khi thảng thốt bất thường đầy âu lo đối mặt với đạn lửa hủy diệt:

Con nước trời xanh khoảnh khắc Mưa hốt hoảng trườn qua tầng cây

(Thanh Thảo)

Tiếng suối giục khi mờ khi tỏ

Núi tốt bụng đang ngồi xanh phía trước

Rừng bỗng chao nghiêng trước sợi dây mỏng manh Rừng bỗng quên vừa trận bom đau.

(Hữu Thỉnh) Hình ảnh thơ giúp người đọc hình dung ra cảnh chiến trường với tất cả sự khốc liệt, dữ dội của nó và cả nghị lực vượt lên những thử thách ấy một cách rất đáng khâm phục của con người Việt Nam. Những biện pháp tu từ nhân hóa được dùng khiến cho từng con suối, rừng cây bỗng trở nên gần gũi, thân thương biết chừng nào. Đất nước Việt Nam là như thế, thiên nhiên cũng tình nghĩa như tấm lòng con người Việt Nam. Trong ác liệt của đạn bom chiến tranh, mỗi ngọn núi, rừng cây đều có thể trở thành nơi chắn che những bước chân quân hành. Hàng loạt động từ mạnh, biến đổi nhanh, không ngừng như: trườn, giục, chao nghiêng…cho ta cảm nhận được cuộc chiến đang diễn ra dữ dội, và tất cả, con người và thiên nhiên, đều hối hả khẩn trương để nhanh đến thắng lợi cuối cùng.

Đôi khi, dựa vào sự liên tưởng, tưởng tượng mà các nhà thơ lại có thể dẫn dắt người đọc đi từ thế giới âm thanh sang thế giới hình ảnh, từ thế giới vô hình sang thế giới hữu hình. Đây là lối so sánh ẩn dụ rất độc đáo của Hữu Thỉnh:

Tiếng bìm bịp bập bềnh trong đêm nước lên.

(Hữu Thỉnh) Câu thơ vừa gợi tả âm thanh vừa gợi tả hình ảnh đất nước không yên

nước lên bập bềnh trong đêm cũng là không gian chiến tranh bất thường trong thơ thời chống Mỹ.

Sự trao đổi cộng hưởng lẫn nhau của những yếu tố cụ thể, trừu tượng đã khiến cho ngôn ngữ thơ trở nên phong phú đa nghĩa. Nhìn chung các nhà thơ trẻ chống Mỹ đã có được bước vượt lên rất xa để tiếng Việt toàn thắng trong thơ, để thơ trở thành thể loại văn học chủ yếu đưa ngôn ngữ nghệ thuật Việt Nam phát triển ngày càng thêm tinh tế, sống động, đa sắc, đa chiều.

Bằng cảm xúc trữ tình mãnh liệt và khả năng tổng hợp, khái quát cao, các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ đã tạo nên một hệ thống hình ảnh biểu tượng phong phú. Đó là hình ảnh bà mẹ, con suối, dòng sông, song, đất, hạt cát, ngọn lửa…nhằm thể hiện sức mạnh dân tộc Việt Nam thời đại chống Mỹ cứu nước.

Cảm nhận và miêu tả hình tượng Tổ quốc trong những năm tháng chiến tranh cách mạng, các nhà thơ trẻ muốn tìm một hình ảnh đẹp nhất, tượng trưng sâu sắc nhất cho Tổ quốc. Đó là hình ảnh bà mẹ. Khi thể hiện Tổ quốc, đất nước trong hình ảnh bà mẹ, các tác giả có xu hướng từ bà mẹ cụ thể khái quát lên hình tượng bà mẹ Tổ quốc.

Trong thơ Lê Anh Xuân, hình ảnh bà mẹ Việt Nam là hiện thân của tần tảo, vất vả nhọc nhằn, thầm lặng hy sinh nhưng rất đỗi kiên cường cao cả:

Mẹ lưng còng tóc bạc Tần tảo sớm hôm

Nuôi các anh ta dưới hầm bí mật, Cả đời mẹ hy sinh gan góc

Hai mươi năm giữ đất giữ làng Mẹ là mẹ Việt Nam.

(Trở về quê nội – Lê Anh Xuân) Bà mẹ Tổ quốc còn được hình dung ra trong tư thế bà mẹ ra trận – bà mẹ chiến sĩ:

Mẹ chỉ có chiếc áo nâu vai vá Mẹ chỉ có một chiếc nón che đầu Mẹ ra trận có hai bàn tay

Mẹ có mái tóc để gọi dân làng Mẹ ơi mẹ ra chặn giặc

Trái tim cũng là mìn chông Mẹ ra trận áo dài thuôn thả Cái dáng đi bà mẹ Việt Nam.

(Mẹ ra trận có gì – Nguyễn Khoa Điềm) Hình ảnh bà mẹ Việt Nam vừa là nguồn an ủi vỗ về, vừa là nguồn tiếp thêm sức mạnh cho những đứa con:

Mẹ Việt Nam ơi!

Đêm nay con về gối đầu trên những cánh tay của mẹ Ôi cánh tay rắn rỏi dịu hiền

Lấm láp bùn lầy nhưng ấm áp niềm tin Đó là hai cánh đê sông Hồng của mẹ Mẹ phả vào con nồng nàn mùi sữa

Của những đồng xa nguyên vẹn được mùa.

(Nguyễn Khoa Điềm) Hình ảnh bà mẹ đào hầm từ lúc tóc còn xanh đến lúc phơ phơ đầu bạc

trong thơ Dương Hương Ly đã trở thành biểu tượng về lòng dân rộng lớn, về đất nước quê ta mênh mông, về sức mạnh tinh thần bất khuất của dân tộc:

Đất quê ta mênh mông

Quân thù không xâm hết được Lòng mẹ rộng vô cùng

Đủ giấu cả sư đoàn dưới đất Nơi hầm tối là nơi sáng nhất

Xây dựng hình ảnh bà mẹ như là một biểu tượng cho Tổ quốc - một biểu tượng gần gũi, thân thương biết bao kỳ vĩ, đó là tài năng, và sâu xa hơn đó là tình cảm gắn bó máu thịt, là tình yêu tha thiết, sâu sắc của thế hệ trẻ thời chống Mỹ đối với quê hương đất nước.

Trong thời gian đầu của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, hình ảnh những ngọn đèn trên cácnẻo đường đi vào tuyến lửa đã để lại một hình ảnh đẹp trong thơ. Tiêu biểu cho sự sáng tạo hình ảnh ngọn đèn, ngọn lửa là nhà thơ Phạm Tiến Duật. Qua bài thơ Lửa đèn, Phạm Tiến Duật đã xây dựng cảm hứng chủ đạo xoay quanh ánh lửa linh thiêng của sự sống, ánh lửa từ ngàn năm vẫn sáng soi và sưởi ấm cho đất nước và con người, ánh lửa đang bị kẻ thù tàn bạo tìm cách dập tắt:

Ôi ngọn lửa đèn

Có nửa cuộc đời ta trong ấy Giặc muốn cướp đi

Giặc muốn cướp lửa tim ta ấy

(Lửa đèn) Nhưng rồi kẻ thù không thể nào cướp được ánh lửa ấy. Ngay chính ở nơi bóng tối, cuộc chiến đấu vẫn được chuẩn bị một cách khẩn trương. Và rồi cuộc sống vui tươi phát triển bình thường. Nếu như Tố Hữu viết về ngọn đèn với nhiều ý nghĩa tượng trưng:

Ngọn đèn như mắt của ai trông Ngọn đèn như trái tim thương nước Soi bước ta đi rực hồng

(Những ngọn đèn) Thì đến ngọn đèn của Phạm Tiến Duật người đọc được thấy rõ ý nghĩa của ngọn đèn với những tác dụng cụ thể, gần gũi với đời sống:

Nơi đêm ngày giặc điên cuồng bắn phá Những ngọn đèn vẫn cứ thắp lên

Cho em thơ đi học ban đêm Chiếc đèn chui vào lòng trái núi Cho xưởng máy thay ca vời vợi Chiếc đèn chui vào chiếu vào chăn Cho những trai làng đọc lá thư thăm.

(Lửa đèn) Trong thơ Thanh Thảo, hình ảnh ngọn lửa là biểu trưng cho ý thức của thế hệ trẻ về giá trị đích thức của mình. Không phải là những vòng hào quang chói sáng mà lửa thực - lửa trái tim của những người lính trẻ:

Vì ngọn lửa chịu sình là lửa thật Đã bừng lên

Dám cháy tận sức mình

Ngọn lửa còn là niềm tin, ước mơ, hy vọng của những người lính đang trên đường đi tới chiến thắng:

Không biết cách nào lửa đã nhóm lên Như không phải củi rừng đang cháy Có cái gì như đốm lửa tàn hơi Cứ bay lên làm nhẹ cả người ngồi

(Hữu Thỉnh) Bên cạnh hình ảnh bà mẹ, ngọn đèn, ngọn lửa, hình ảnh con suối, dòng sông trong thơ trẻ được xây dựng như những biểu tượng cho sức sống tiềm tàng, bất tận của nhân dân:

Suối cứ thế âm thầm nuôi biển lớn Cứ âm thầm chảy xiết với thời gian

(Hữu Thỉnh)

- Mang lịch sử qua trăm nghìn thử thách Dân tộc này còn tiềm ẩn những dòng sông

- Dân tộc tôi khi đứng dậy làm người Trời sao lặn hóa thành muôn mạch nước Chảy âm thầm chảy dọc thời gian

(Thanh Thảo) Sức mạnh trường tồn, vĩnh hằng, muôn thuở của nhân dân trong thơ trẻ được thể hiện qua những hình ảnh biểu tượng sóng và đất: “Ngày con sóng chết cuối đêm – Sinh ngàn con sóng trước thềm rạng đông”, “Đất nằm im như chết – Có bao giờ đất chết đâu anh”.

Có thể nói, xây dựng thành công một số hình ảnh biểu tượng nhằm thể hiện Tổ quốc, nhân dân và thời đại, đó là một đóng góp đáng ghi nhận của thơ trẻ trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Một phần của tài liệu Đề tài: Đóng góp của phong trào thơ trẻ chống Mỹ trên phương diện nghệ thuật (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w