Giọng hào sảng, lạc quan

Một phần của tài liệu Đề tài: Đóng góp của phong trào thơ trẻ chống Mỹ trên phương diện nghệ thuật (Trang 34)

Hào hùng, sảng khoái, lạc quan là âm hưởng chủ đạo của nền thơ ca cách mạng, bao hàm thơ trẻ chống Mỹ. Có thể nói, ở mức độ này hay khác, phần lớn các sáng tác trong cuộc chiến đấu là những tráng ca mang sức sống vĩ đại của dân tộc. Tâm thế các nhà thơ là tâm thế những ca sĩ cất lên những giai điệu hào hùng, hướng về quê hương xứ sở:

Chợt thấy anh giặc hốt hoảng xin hàng Có thằng sụp xuống chân anh tránh đạn Bởi anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm

Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công. (Dáng đúng Việt Nam – Lê Anh Xuân)

Chất giọng hào sảng được hiện lên ngay ở tiêu đề một số thi phẩm:

Mặt đường khát vọng, Dáng đứng Việt Nam, Đất nước hình tia chớp, Vầng trăng quầng lửa…

Thơ trẻ chống Mỹ là thơ hiện thực (không có thơ tượng trưng hoặc siêu thực). Nhưng để thể hiện tầm vóc cao đẹp của dân tộc và con người Việt Nam, nhiều nhà thơ đã sử dụng bút pháp huyền thoại, cách điệu hóa. Điều này cũng không có gì lạ, bởi hiện thực cuộc kháng chiến chống Mỹ vốn đã tiềm ẩn nhiều huyền thoại: con người huyền thoại, địa danh huyền thoại, chiến công huyền thoại, nhà thơ không thể không bộc lộ giọng điệu hào hùng, sảng khoái để ghi lấy âm hưởng thời đại ấy:

Này đây

Doi đất Cửu Long xanh Sư đoàn châu thổ Giữa bãi sú, rừng tràm

Vụt đứng dậy sư đoàn Nam Bộ Sư đoàn Tây Nguyên

Từ hầm chông bẫy đá, cung tên

(Sư đoàn – Phan Ngọc Cảnh) hay:

Đường nhằm hướng Nam Người nhằm hướng Nam Xe đạn nhằm hướng Nam Vượt dốc

(Đèo ngang – Phạm Tiến Duật)

Giọng điệu trữ tình - sử thi khiến nhà thơ thích tìm đến những gam màu sáng, những âm thanh mạnh, những biểu tượng gợi cảm giác về sự

xây dựng nhân vật trữ tình. Sự áp đảo của giọng điệu hùng ca khiến những tiếng nói đau thương chuyển sang sắc màu tin tưởng hoặc ít nhất cũng là sự tỉnh táo:

Hôm nay nhận được tin em Không tin được dù đó là sự thật Giặc bắn em rồi quăng mất xác Chỉ vì em là du kích em ơi

Đau xé lòng anh chết nữa con người! …..

Xưa quê hương vì có chim có bướm Có những ngày chốn học bị đòn roi… Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần máu thịt của em tôi

(Quê hương – Giang Nam) Em ơi em đất nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất nước muôn đời

( Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm) Trong những năm tháng đau thương nhất, ác liệt nhất, lòng đồng bào miền Nam vẫn thủy chung son sắt, vẫn hướng về ngày hai miền sum họp. Lời thơ mộc mạc, chân chất, giọng điệu bộc trực đầy hào khí:

Lòng chẳng đổi thay. Dù ai cắt đất chia hai Cho trong đau khổ cho ngoài thở than Dầu ai banh ruột, xé gan

Cho tim xa óc, cho nàng xa tôi Thì em hẫy nhớ một lời

Ngày mai thống nhất liền đôi bến bờ.

Tin tưởng, lạc quan nhưng vẫn khát khao đến cháy bỏng. Có thể nói, thơ Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, trong mạch nguồn yêu nước có cảm hứng hướng về thống nhất non sông, hơn nữa lại thường trực, da diết. Giọng điệu hào sảng trong thơ trẻ chống Mỹ có thêm chiều sâu, không kém phần lắng đọng:

Tôi yêu đất nước này chân thật Như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi Như yêu em nụ hôn ngọt ngào trên môi Và yêu tôi đã biết làm người

Cứ tưởng đất nước mình thống nhất.

(Bài thơ của một người yêu nước mình - Trần Vàng Sao) Qua những câu thơ mang đậm tính khẩu ngữ người đọc thấy được chất giọng lạc quan đến ngạo nghễ của cái tôi trữ tình trước những mảnh vỡ đời tư:

Nằm ngửa nhớ trăng Nằm nghiêng nhớ bến

Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo (Nhớ - Phạm Tiến Duật)

Lá cơm nguội rụng vàng mặt phố Mùa đông sắp tới rồi

Mùa đông này ta sẽ phải chia tay Một chuyện chia tay có gì đâu em nhỉ? Một chuyện tình tan vỡ có gì đâu Kết thúc một năm bao giờ chả thế Sau mọi điều, lại chỉ có mùa đông

(Thơ tình viết về một người đàn bà không có tên – Lưu Quang Vũ) Giọng điệu hào sảng, lạc quan trong thơ trẻ đã làm rõ hình ảnh đất nước, dân tộc, nhân dân Việt Nam kiên cường, bất khuất, anh dũng chiến

đấu giành lại độc lập, tự do dù vất vả, hiểm nguy nhưng vẫn lạc quan luôn giữ trong mình niềm tin về tương lai tươi sáng phía trước.

Một phần của tài liệu Đề tài: Đóng góp của phong trào thơ trẻ chống Mỹ trên phương diện nghệ thuật (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w