0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI ĐÀ (Trang 50 -50 )

GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: BM/14P Liên 2: Giao khách hàng Số: 004

2.2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, bao gồm các khoản tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương như phụ cấp trách nhiệm, cơm ca… và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất.

51

Tại Công ty Cổ phần Hải Đà, kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp để tập hợp và phản ánh chi phí nhân công trực tiếp. Tương tự như TK 621, TK 622 cũng được chi tiết thành hai TK: TK 6221 và TK 6222. Để phản ánh và tập hợp CPNCTT cho phân xưởng sản xuất bia, kế toán sẽ sử dụng TK 6222 và các tài khoản đối ứng có liên quan sau:

- TK 334: Phải trả công nhân viên - TK 338: Phải trả, phải nộp khác

+ TK 3382: Kinh phí công đoàn + TK 3383: Bảo hiểm xã hội + TK 3384: Bảo hiểm y tế

+ TK 3389: Bảo hiểm thất nghiệp

Hiện nay, Công ty Cổ phần Hải Đà áp dụng hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo đơn giá/ngày công. Hàng năm, dựa vào tổng quỹ lương đã được ước tính trước, Công ty sẽ xác định đơn giá lương sao cho phù hợp với tình hình sản xuất thực tế. Dựa vào trình độ, kinh nghiệm cũng như tay nghề của người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, Công ty Cổ phần Hải Đà chia thành 6 cấp bậc thợ tương ứng với từng hệ số cấp bậc và đơn giá lương theo ngày khác nhau. Theo cách xác định này, kế toán sẽ làm căn cứ để tính toán các khoản lương theo đơn giá và bảo hiểm phải nộp theo quy định. Bậc thợ I II III IV V VI Hệ số lƣơng 1,48 1,72 1,95 2,24 2,68 3,12 Đơn giá lƣơng/ngày công 110.000 120.000 135.000 150.000 170.000 195.000 Số lao động 5 4 6 4 2 3

Công thức tính lương theo đơn giá:

Tổng tiền lương đơn giá = Số ngày công thực tế × Đơn giá lương/ngày công

Nếu trong tháng, công nhân trực tiếp sản xuất có thực hiện làm thêm ngoài giờ, thì khoản lương thêm giờ sẽ được xác định như sau:

- Trường hơp lao động làm thêm vào ca ngày:

Tiền lương thêm giờ = Đơn giá

lương/giờ ×

Tỷ lệ lương

- Trường hợp lao động làm thêm vào ca đêm: Tiền lương thêm giờ =

(

Tiền lương làm vào ban đêm × Tỷ lệ lương

tăng thêm)

)

+

(

lương/giờ Đơn giá × 20%

)

Tiền lương làm

vào ban đêm =

Đơn giá

lương/giờ × 130% ×

Số giờ làm vào ban đêm

Trong đó: Tỷ lệ lương tăng thêm được xác định: + 150%: làm thêm giờ vào ngày thường

+ 200%: làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần

+ 300%: làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương

Nếu trong tháng, việc tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất có phát sinh các ngày nghỉ lễ, nghỉ phép thì các khoản này sẽ được tính dựa trên lương thời gian, theo công thức sau:

Lương thời gian = Lương cơ bản × Số ngày làm

việc thực tế Số ngày công chuẩn của tháng

Lương cơ bản = Mức tổi thiểu × Hệ số lương

Theo quy định, mức lương tối thiểu tại thời điểm năm 2014 là 1.150.000 đồng.

Bên cạnh đó, cấu thành nên lương của công nhân trực tiếp sản xuất còn có thưởng sau xếp loại. Thông qua việc theo dõi, đánh giá số ngày công thực tế trong tháng, ý thức chấp hành quy chế của đơn vị cũng như mức độ hoàn thành công việc hàng ngày của từng công nhân, Công ty sẽ xếp loại lao động theo các mức A, B, C tương ứng với tỷ lệ thưởng: 30%, 20%, 10%. Đây là một hình thức không những nhằm khuyến khích người lao động trong SXKD mà còn giúp cho Công ty có thể quản lý công nhân tốt hơn. Ngoài tiền thưởng theo xếp loại, hàng tháng công nhân còn được hưởng các khoản phụ cấp khác: phụ cấp trách nhiệm, cơm ca 200.000 đồng/người/tháng…

Ngoài việc thực hiện các chính sách tiền lương với người lao động, Công ty Cổ phần Hải Đà cũng thực hiện nghiêm chỉnh việc trích các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định của Nhà nước, bao gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. Các khoản này được trích nộp theo tỷ lệ quy định hiện nay là 34,5%. Trong đó, người lao động chịu 10,5% và doanh nghiệp chịu 24%. Để thực hiện việc

53

tính toán các khoản đóng bảo hiểm, kế toán sẽ dựa trên mức lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất.

Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất = Tổng tiền lương theo đơn giá + Tiền lương làm thêm giờ + Tiền thưởng sau xếp loại + Các khoản khác - Các khoản trích theo lương Tiền thưởng sau xếp loại = Tổng tiền lương

theo đơn giá ×

Tỷ lệ thưởng theo xếp loại

Quy trình tính lương hàng tháng được thực hiện như sau: hàng ngày, quản đốc thực hiện và theo dõi việc chấm công cho công nhân trực tiếp sản xuất phân xưởng sản xuất bia. Tới cuối tháng, quản đốc tiến hành tổng hợp và gửi bảng chấm công lên Phòng Tài chính – Kế toán. Căn cứ vào đó, kế toán sẽ tính lương cho mỗi công nhân bằng cách thực hiện các bảng thanh toán tiền lương và bảng phân bổ tiền lương trên bảng tính Excel. Cuối cùng, kết quả được sử dụng để thanh toán tiền lương cho công nhân và dữ liệu được nhập vào phần mềm máy tính. Theo đó, chương trình kế toán máy sẽ xử lý và kết xuất ra: sổ chi tiết TK 6222, sổ Nhật ký chung, sổ Cái TK 622.

Ví dụ: Tính lương tháng 11/2014 của công nhân Hoàng Thái Minh – tổ trưởng bộ phận 2, có bậc thợ là VI. Biết rằng, anh Minh có 02 ngày nghỉ phép để đi học và cuối tháng được xếp loại A. Ngoài ra, trong tháng anh Minh có 15 giờ tăng ca ngày thường và không có giờ tăng ca nào sau 10 giờ tối. Số ngày công chuẩn của tháng 11 là 26 ngày.

- Với bậc thợ VI, anh Minh có đơn giá lương tương ứng là 195.000 đồng/ngày. Đồng thời do anh nghỉ 02 ngày để đi học nên tiền lương sẽ được tính trên số công thực tế là 24 ngày. Như vậy, lương đơn giá trong tháng 11 của anh Minh sẽ là:

24 × 195.000 = 4.680.000 đồng

- Trong tháng, anh Minh có 15 giờ tăng ca ngày thường trong tháng và không có giờ tăng ca nào sau 10 giờ tối. Như vậy khoản lương làm thêm giờ được xác định như sau:

195.000

× 150% × 15 = 548.437,5 đồng 8

- Do cuối tháng, anh Minh xếp loại A nên tiền thưởng tháng này là: 4.680.000 × 30% = 1.404.000 đồng

- Trong tháng, anh Minh nghỉ phép 02 ngày để đi học, đồng thời không có ngày nghỉ lễ nào, bởi vậy lương thời gian của anh chỉ được tính cho 02 ngày nghỉ phép:

3,12 × 1.150.000

× 2 = 276.000 đồng 26

- Tiền hỗ trợ cơm ca hàng tháng: 200.000 đồng - Tiền phụ cấp trách nhiệm: 300.000 đồng

- Các khoản trích theo lương tính trên hệ số bậc thợ VI là:

Trừ vào lƣơng của ngƣời lao động Đƣa vào chi phí của doanh nghiệp BHXH 3,12 × 1.150.000 × 8% = 287.040 3,12 × 1.150.000 × 18% = 645.840

BHYT 3,12 × 1.150.000 × 1,5% = 53.820 3,12 × 1.150.000 × 3% = 107.640

KPCĐ 3,12 × 1.150.000 × 2% = 71.760

BHTN 3,12 × 1.150.000 × 1% = 35.880 3,12 × 1.150.000 × 1% = 35.880

Tổng 376.740 861.120

=> Vậy tiền thực lĩnh của anh Hoàng Thái Minh tháng 11/2014 là:

4.680.000 + 548.437,5 + 1.404.000 + 276.000 + 200.000 + 300.000 – 376.740 = 7.031.697,5 đồng = 7.031.697,5 đồng

Sơ đồ 2.7. Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Cuối kỳ, sau khi thực hiện việc tính toán tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất dựa trên bảng chấm công ngày làm việc bình thường và bảng chấm công làm thêm ngoài giờ, kế toán tiếp tục thực hiện bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Sau đó, tiến hành lên sổ chi tiết TK 6222 và sổ Nhật ký chung và từ sổ Nhật ký chung tiến hành ghi sổ Cái TK 622. Đối với việc sử dụng phần mềm kế toán máy tại Công ty, kế toán thực hiện nhập dữ liệu từ bảng phân bổ tiền lương và BHXH đã được lập trên Excel. Sau đó, chương trình sẽ xử lý và kết xuất ra các sổ: chi tiết TK 6222, sổ Nhật

Bảng chấm công Bảng thanh toán tiền lương Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Sổ chi tiết TK 6222 Sổ Nhật ký chung Sổ Cái TK 622

55

ký chung và sổ Cái. Dưới đây là các bảng biểu liên quan đến chi phí nhân công trực tiếp đã phát sinh trong kỳ tính giá thành tháng 11/2014 tại Công ty Cổ phần Hải Đà.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI ĐÀ (Trang 50 -50 )

×