V ớ i Ngân hàng Nhà n ướ c

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 84 - 85)

K Ế T LU Ậ N CH ƯƠ NG 1

3.2.2.2 V ớ i Ngân hàng Nhà n ướ c

Thứ nhất, tích cực và chú trọng giải quyết vấn đề nợ xấu để tạo điều kiện hạ thấp lãi suất một cách ổn định, đồng thời không làm gia tăng lạm phát. Tăng tín dụng phải

đồng thời với thực hiện phân bổ vốn hợp lý theo hướng ưu tiên cho lĩnh vực kinh doanh hiệu quả, góp phần giảm hàng tồn kho và giải quyết nợ xấu. Cần có biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, phân loại nợ xấu và đưa ra những tiêu chí đánh giá nợ xấu chính xác đầy đủ. Hơn nữa, tránh hiện tượng cho các doanh nghiệp vay vốn để đầu cơ vào các lĩnh vực kém hiệu quả và nguy cơđối mặt với nhiều rủi ro. Từđó, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

Thứ hai, để kích thích CVTD, những nhà làm luật cần: (i) Thường xuyên đưa ra những điều luật và những thông tư hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động cho vay tiêu dùng. Như hiện nay, nhu cầu vay tiêu dùng luôn có, dù tình hình nào đi nữa, vẫn có người muốn vay tiền để sửa chữa nhà cửa, mua phương tiện đi lại, hoặc chi cho con cái học hành ở nước ngoài… Nhưng vấn đề hiện nay là người dân rất thận trọng trong việc vay tiêu dùng, bởi vì họ không am hiểu về luật hoặc họ cố gắng tìm hiểu luật trước khi quyết định đi vay nhưng luật không quy định cụ thể khiến họ ngại đi vay hơn; (ii) NHNN cần hoàn thiện các văn bản pháp qui về cho vay tiêu dùng tạo nền tảng cho sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng. Cần đưa ra những

76

hướng dẫn cụ thể để phát triển hoạt động CVTD cũng như tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để phòng ngừa ngăn chặn kịp thời các rủi ro có thể xảy ra. Hơn nữa, theo kinh nghiệm của Malaysia, đểđối phó kịp thời với những rủi ro phải tăng cường thông tin về các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình vay tiêu dùng; (iii) khoanh vùng và quản lý riêng biệt về cho vay tiêu dùng. Hơn nữa, nên có quy chế

cho vay riêng biệt. Cụ thể, cần có những quy định cụ thể về phương án vay vốn, lãi suất áp dụng riêng cho hoạt động CVTD; (iv) NHNN nên thành lập Trung tâm Tư

vấn tín dụng để hỗ trợ cá nhân tìm kiếm lời khuyên về tín dụng, quản lý tài chính. Trung tâm tư vấn này sẽ hỗ trợ cho các cá nhân có nhu cầu vay vốn trong việc tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng cách dễ dàng hơn, giúp họ trang bị những kiến thức căn bản về tài chính tiêu dùng.

Thứ ba, phát triển hơn nữa hệ thống thông tin liên ngân hàng, đảm bảo các thông tin về khách hàng cũng như các hoạt động ngân hàng được cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất và đầy đủ nhất, đặc biệt là thông tin về khách hàng cá nhân. Nâng cao hiệu quả của Trung tâm Thông tin Tín dụng của NHNN-CIC, vì các TCTD xem đây là kênh thông tin chủ lực, đầy đủ và tin cậy góp phần hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)