Theo Vandone (2009), các yếu tố thuộc về khách hàng vay ảnh hưởng đến sự phát triển CVTD có thể chia thành hai loại: các yếu tố thuộc về nhân khẩu học (tuổi tác, giáo dục,..) và các yếu tố thuộc về kinh tế (thu nhập,..)
- Độ tuổi
Theo giả thuyết vòng đời của tiết kiệm, người tiêu dùng có xu hướng tối đa hóa tiện ích của họ bằng cách xem xét và cân nhắc các nguồn tài chính của họ để chi tiêu
được trôi chảy. Do đó, Vandone (2009) đã kết luận rằng người tiêu dùng trẻ sẵn sàng đi vay để tài trợ cho tiêu dùng hiện tại. Cho vay tiêu dùng, trên thực tế, đa phần tập trung các hộ gia đình trẻ, vay để đảm bảo thống nhất mức chi tiêu, cải thiện đời sống. Như vậy, kết quả của các nghiên cứu trên chứng tỏ các cá nhân hay hộ gia đình có độ tuổi càng trẻ sẽ sẵn sàng đi vay hơn.
- Giáo dục
Vandone (2009) phát hiện ra rằng giáo dục cũng có tác động đến nhu cầu tín dụng tiêu dùng bởi vì thông qua giáo dục sẽ phần nào phản ánh được mức thu nhập trong tương lai của người đi vay như thế nào. Hơn nữa, thông qua giáo dục, người đi vay dễ dàng hiểu được những quy định về vay vốn và các quy định có liên quan nên có thể giảm thiểu được chi phí gia nhập thị trường tín dụng.
Kết quả nghiên cứu của Kim và DeVaney (2001) cho thấy những người có trình độ
học vấn cao hơn đi vay tiêu dùng nhiều hơn và mang lại dư nợ tín dụng tiêu dùng cao hơn. Bởi vì, nếu những người đi vay là những người không am hiểu về lĩnh vực ngân hàng, nếu các quy định và hướng dẫn khó hiểu, nhập nhằng, chồng chéo, khách hàng sẽ e ngại khi vay vốn ngân hàng để tiêu dùng.
Thực vậy, giáo dục ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động cho vay tiêu dùng. Bởi vì, những người có trình độ học vấn cao có xu hướng xem việc vay mượn là công cụđể đạt được mức sống hiện tại như mong muốn. Ngoài ra, những người có trình độ học vấn cao thường có nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm việc làm thu nhập cao. Người tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng có thường đi vay tiêu dùng nhiều hơn (Zhu, 2001). Trình độ học vấn cũng có ảnh hưởng nhất định tới đạo đức của người vay. Đạo đức
17
của người đi vay ởđây được xem xét là thái độ thiện chí khi thực hiện nghĩa vụ trả
nợ (Bertola, Disney và Grant, 2006). Một người đi vay có đầy đủ các điều kiện về
pháp lý và khả năng để trả nợ nhưng người đó không có thiện chí trả, người đó có thể gây phiền toái cho ngân hàng, nhất là đối với các sản phẩm cho vay thấu chi, thẻ
tín dụng tín chấp. Người có trình độ học vấn cao hơn sẽ hiểu rõ và ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi vay một khoản tiền từ một tổ chức tài chính. Từ đó ý thức trả nợ nâng lên, những rủi ro trong hợp đồng tín dụng có thểđược hạn chế
và cuối cùng là khả năng ngân hàng có được khoản cho vay chất lượng tốt tăng lên.
- Thu nhập
Các quyết định chi tiêu tiêu dùng của người tiêu dùng dựa vào các nguồn lực sẵn có của họ bao gồm các tài sản hiện có, thu nhập hiện tại và thu nhập trong tương lai. Người tiêu dùng phân bổ các nguồn lực giữa tiêu dùng hiện nay và tiêu dùng trong tương lai. Bằng cách phân phối các nguồn lực một cách thận trọng theo thời gian, người tiêu dùng có thể tránh tiêu dùng quá mức và ngăn chặn những khó khăn về tài chính trong tương lai (Park, 1993).
Thu nhập của khách hàng có thể xem xét là yếu tố quan trọng nhất đối với hoạt
động CVTD của NHTM. Bởi vì, phần lớn các món vay tiêu dùng đều được cam kết hoàn trả bằng thu nhập thường xuyên của khách hàng trong tương lai (Wilson, 2000). Người tiêu dùng có thu nhập hiện tại cao thường đi vay nhiều hơn so với người có thu nhập thấp. Bởi vì, những người có thu nhập ở mức này ít có khả năng bị hạn chế cấp tín dụng và cũng có khả năng trả hết các khoản nợ nhanh hơn hơn người tiêu dùng có thu nhập thấp (Chien và Devaney, 2001). Khi thu nhập càng cao việc trả nợ ngân hàng càng ít ảnh hưởng đến các sinh hoạt khác và tình hình tài chính của gia đình. Khi đó, khoản tín dụng càng trở nên an toàn hơn. Vì vậy, việc quyết định cho vay nhất thiết phải dựa trên nguồn trả nợ của khách hàng hay tình hình tài chính của khách hàng. Vì vậy, nguồn thu nhập của khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Sự
18
1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan