Thứ nhất, ổn định môi trường vĩ mô của nền kinh tế, tăng sức mua của nền kinh tế. Vay tiêu dùng thực chất là mua sắm bằng thu nhập dự kiến trong tương lai mà hiện nay chưa có đủ. Khi nền kinh tế ổn định thì những dịch vụ như vay tiêu dùng sẽ
phát triển hơn, đặc biệt là những khoản vay tiêu dùng phục vụ mục đích hàng ngày. Vì vây, các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước cần xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, hướng đầu tư và có chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần một cách ổn định, lâu dài, đúng định hướng. Nhiệm vụ hàng đầu và thường xuyên của Nhà nước trong việc ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là kiểm soát được thị
trường, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức độ hợp lý. Chính việc Nhà nước
đảo bảo ổn định kinh tế vĩ mô một cách vững chắc là điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển bền vững trong trung và dài hạn, tạo cơ sởđể nâng cao thu nhập và mức sống dân cư, khiến cho khả năng tích lũy và tiêu dùng của công chúng ngày càng tăng lên, thúc đẩy mạnh mẽ cầu về hàng hóa- dịch vụ tiêu dùng. Bên cạnh đó, một môi trường kinh tế- chính trị- xã hội ổn định cũng giúp cho các doanh nghiệp an tâm tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng các nhu cầu đa dạng, phong phú về hàng hóa- dịch vụ tiêu dùng.
Thứ hai, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cần xây dựng và triển khai cơ chếđiều hành và phối hợp chung của toàn bộ hệ thống chính trị nhằm đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả của quá trình tái cơ cấu. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bao gồm khó khăn từ thủ
tục đầu tư, đến triển khai dự án, giải phóng mặt bằng, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa... Cụ thể, tập trung cải thiện và tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hướng
74
dẫn triển khai và thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi đầu tư; tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và ban hành mới các cơ chế chính sách về ưu đãi đầu tư, đất đai, tài chính tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn tín dụng để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Từđó,danh mục hàng hóa của các doanh nghiệp được mở rộng, góp phần thúc đẩy phát triển CVTD.
Thứ ba, cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến quyền sử dụng đất, quyển sở
hữu bất động sản và động sản, đăng ký giao dịch đảm bảo. Các cơ quan quản lý nhà nước cần tạo điều kiện cho người dân có thể vay vốn nhiều hơn bằng cách cải cách các thủ tục hành chính có liên quan đến quyền sử dụng đất, quyển sở hữu bất động sản và động sản, đăng ký giao dịch đảm bảo để hỗ trợ và phối hợp tốt với các ngân hàng trong quá trình giải ngân, thu nợ. Rất nhiều trường hợp khách hàng ngại đi vay vốn ngân hàng là do lo sợ thủ tục rườm rà, rắc rối. Không những có tâm lý lo sợ thủ
tục vay tại ngân hàng mà khách hàng vay cũng rất e ngại trong việc phải làm các thủ tục hành chính sau khi đã được ngân hàng đồng ý, phê duyệt khoản vay. Mặc dù
đã có những cải cách nhưng chưa triệt để và hiệu quả. Tuy nhiên, cải cách nhưng càng phải cẩn thận hơn, tránh trường hợp việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyển sở hữu bất động sản và động sản mới mà không thu hồi giấy cũ và kết quả là tài sản có hai giấy chứng nhận. Điều này rất khó để cán bộ tín dụng có thể
biết được, gây rủi ro cho các TCTD. Cụ thể, khi đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản
để vay vốn ngân hàng, mặc dù theo Nghịđịnh 83/2010/NĐ-CP ngày 23/07/2010 có qui định xử lý hồ sơđăng ký giao dịch đảm bảo trong ngày nhận hồ sơ, nếu nhận hồ
sơ sau 15 giờ thì trả kết quả vào ngày làm việc kế tiếp, trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơđăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc nhưng hầu hết các cơ quan giải quyết lại thường viết giấy hẹn trễ hơn thời gian quy định. Trong khi nhu cầu đi vay của khách hàng là rất bức thiết tại thời điểm đó.
Thứ tư, cần có quy định bổ sung nghị định Số: 11/2012/NĐ-CP quy định về việc thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt. Theo nghịđịnh này “Sau khi đăng ký thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa,
75
phương tiện giao thông đường sắt và người yêu cầu đăng ký đã nộp phí yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm thì cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm gửi 01 bản sao văn bản chứng nhận đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký lưu hành phương tiện giao thông. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký phương tiện giao thông phải cập nhật thông tin về việc phương tiện giao thông đang được thế chấp ngay trong ngày nhận được bản sao văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm.” Như vậy, nghịđịnh 11 chỉ quy định về việc Cơ
quan nhà nước có nhiệm vụ phải cập nhật thông tin về việc phương tiện giao thông
đang được thế chấp ngay trong ngày nhưng chưa quy định về việc nếu Cơ quan nhà nước phát hiện tài sản đó đã được một TCTD nào đó đăng ký trước đó sẽ xử lý như
thế nào. Điều này sẽ rất rủi ro cho các TCTD trong việc quyết định cấp tín dụng.