Máy đo geiger

Một phần của tài liệu giáo trình kiểm định cầu đường (Trang 61)

3. tiến hành thí nghiệm 1 CáC VấN Đề CHUNG

3.5.2.máy đo geiger

Khi máy đo này hoạt động theo nguyên tắc động học thì cần đến một liên kết cứng hoặc liên kết dây giữa một điểm cố định mặt đất và một điểm cố định dao động. Mặt khác khi máy đo này hoạt động theo nguyên tắc động lực học thì không cần đến liên kết nói trên.

Đối với tr-ờng hợp thứ nhất thì máy sẽ ghi dao động lên băng giấy, theo đ-ờng cong vẽ trên giấy đó có thể xác định biến dạng biên độ và tần số dao động.

Đối với tr-ờng hợp thứ hai thì trong máy có lắp thêm một hệ cố định qui -ớc nhỏ dạng con lắc lò so. Theo các đ-ờng ghi trên băng giấy có thể xác định gần đúng biên độ và xác định chính xác hơn đối với tần số dao động.

Sơ đồ nguyên tắc của máy ghi dao động theo nguyên tắc động lực học nh- hình vẽ 2-22. Sự biến đổi độ võng giàn đ-ợc truyền qua dây treo 1 (lò so 4 để căng dây 1) qua đòn bẩy hình c 2 rồi qua kim truyền 3, qua ngòi bút ghi 6 và đ-ợc ghi trên băng giấy 4. Đồng thời trên băng có ghi vạch thời gian từng giây.

Bộ phận ghi của máy có một cơ cấu kiểu đồng hồ làm quay băng giấy rộng 50mm. Tốc độ di chuyển băng có thể điều chỉnh đ-ợc trong phạm vi từ 0.2 đến 10mét/phút. Có thể khuyếch đại dao động đ-ợc ghi lên 3, 6 hoặc 12 lần so với trị số thực tế. Ngoài ra còn có thể tăng hay giảm tỉ lễ xích ghi bằng cách thay đổi cánh tay đòn bẩy hình c .Tỉ lệ xích thông th-ờng của máy là từ 0.5: 1 đến 72: 1. Có thể dùng máy ghi để ghi các biến dạng với tần số dao động đến 20Hz.

Máy đo có thể đ-ợc đặt trên giá cố định với mặt đất hoặc đặt ngang trên kết cấu nhịp (hình 2- 23). Dây treo có thể thả xuống đáy sông nhờ một quả nặng ít nhất 10KG. Nói chung nên -u tiên đặt máy đo trên giá cố định mặt đất thì chính xác hơn.

Sơ đồ đặt máy đo nh- hình 3-24.

Hình 3-22. Sơ đồ đặt máy ghi dao động có dây nối với điểm cố định trên mặt đất.

1-Dây nối; 2-Đòn bẩy hình;

3-Cần đẩy kim ghi; 4-Băng giấy ghi dao động;

5-Vạch đếm thời gian; 6-Kim ghi; 7-Lò so. 1 5 6 3 4 2 7

Hình 3-23. Sơ đồ đặt máy ghi dao động ở trên kết cấu nhịp có dây thả vật nặng

xuống sông.

1-Vật nặng; 2-Dây; 3-Máy Gây-gher; 4-Lò so.

4 3

1 2

Hình 3 - 24 Lắp máy ghi dao động thẳng đứng ở đáy của dầm cầu 3.5.3. các máy đo dao động kiểu dùng đIện

Thực chất, đó là tổ hợp của bộ cảm biến (đát-tríc) với các thiết bị đo điện. Các bộ cảm biến có khả năng biến đổi các chuyển vị t-ơng đối giữa các bộ phận kết cấu hoặc các sự thay đổi theo thời gian của ứng suất, của tốc độ gia tốc chuyển vị tại các điểm riêng lẻ của kết cấu thành các đại l-ợng điện và truyền về máy đo điện.

Trên hình 3-25 a, b là sơ đồ đo dao động thẳng đứng của kết cấu nhịp nhờ dùng bộ cảm biến kiểu một dầm công xon ngắn có dán các đát-tric điện trở.

Trên hình 3-25 c, d là sơ đồ đo dùng bộ cảm biến kiểu vòng thép.

Những biến đổi của dòng điện lúc đo đạc trong phần đ-ờng chéo của cầu đo điện trở đ-ợc ghi lại bằng máy oxy clograph lên phim ảnh.

Khi sử dụng các dây căng nh- hình vẽ cần phải xét ảnh h-ởng của biến dạng do nhiệt độ, còn trong tr-ờng hợp đo các chuyển vị lớn thì phải xét cả đến các biến dạng có liên quan đến sự thay đổi độ căng dây trong quá trình đo vì dầm dao động lên xuống.

Ng-ời ta cũng có thể dùng các bộ cảm kiểu điện cảm để đo dao động

42 2 a) b) 1 R1 P R4 3 T T2 T1 3 4 c) d) R2 T4 R3 2 T 1 T T4 1 P T1 T3 T2 5 T2 T1 3

Hình 3-25. Các sơ đồ dao động có dùng các bộ cảm biến điện trở.

a, b-Khi dùng dầm công xon ngắn có dán lá điện trở; c, d-Khi dùng vòng thép có gắn lá điện trở.

1-Dây nối xuống đất; 2-Dầm công xon ngắn; 3-Lò so; 4-Cọc neo; 5-Cọc giữa dầm công xon;

T1, T2, T3, T4-Các ten-xơ-mét kiểu lá điện trở. P-Bộ ghi dao động (oxyclograph).

Một phần của tài liệu giáo trình kiểm định cầu đường (Trang 61)