Hơn tất cả đó chính là việc Đài PT&TH Phú Thọ cần xây đựng dược cho mình một chiến lược cạnh tranh hiệu quả, đặc biệt là trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay. Ngày nay, đang có ngày càng nhiều các sản đối tác hoạt động trong lĩnh vực phát thanh truyền hình sẵn sàng tham gia chia xẻ thị phần với các đài phát thanh và truyền hình trong cả nước. Do đó việc xây dựng được hình ảnh, bản sắc và thương hiệu của mình của mình nhằm phát huy lợi thể cạnh tranh là một yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết, thông qua các nội dung:
Một là, phải nhận diện được đối thủ cạnh tranh.
Cần phải có sự nhạy bén cùng khả năng nắm bắt tổng thể những vấn đề diễn ra xung quanh và xác định được các đối thủ cạnh tranh hiện tại và trong tương lai để có chiến lược phát triển phù hợp về: chất lượng chương trình; về chương trình, từng thể loại chương trình; về kỹ thuật phát sóng.
Hai là, chiến lược về nguồn nhân lực chất lượng cao.
Phải coi trọng đến yêu tố con người, coi đây là nền tảng, là điểm mấu chốt của mọi sự thành công. Hình thành tư duy xây dựng chiến lược riêng biệt về con người và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Xây dựng đội ngũ cán bộ phóng viên, biên tập viên có chuyên môn và trách nhiệm đủ sức đảm đương các công việc là một nhu cầu tất yếu trong việc thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt là đội ngũ những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có hiểu biết chuyên môn, năng lực làm nhiệm vụ và khả năng ngoại ngữ cũng như khả năng ứng biến nhanh nhạy trong từng lĩnh vực cụ thể.
3.4. Xây dựng đƣợc lộ trình thực hiện phù hợp
- Lộ trình thực hiện cho mục tiêu trước mắt đến năm 2015
Về nội dung: Tiến hành đánh giá bước đầu nhu cầu khán giả. Bố trí lại khung giờ theo hướng ưu tiên các chương trình đa số người dân quan tâm.
Hợp đồng với với các đơn vị nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp (TNS, AC Nelson...) để điều tra số liệu chính xác tỷ suất bạn xem đài của một chương trình truyền hình Phú Thọ để điều chỉnh nội dung phù hợp. Lựa chọn những chương trình có khán giả quan tâm nhiều nhất đầu tư trước theo hướng xã hội hóa, tạo nguồn thu để tiếp tục mở mới các chương trình tiếp theo
Về cơ chế nguồn thu: Xây dựng chiết khấu giảm giá hợp lý, khuyến khích tăng doanh thu quảng cáo: Điều chỉnh linh hoạt giá quảng cáo tại những khung giờ không có nhiềukhán giả,Phân định rõ ràng giữa tài trợ và quảng cáo.
Loại bỏ những chương trình không đem lại nguồn thu cho cơ quan trong các chương trình ký kết, xã hội hóa. Áp dụng khoán thu sự nghiệp cho từng phòng.
Về tăng lượng khán giả:Mở rộng vùng phủ sóng, thông qua 9 trạm tiếp sóng phát lại của đài. Hợp tác với các đơn vị cung cấp để tiếp tục đưa truyền hình Phú Thọ vào dịch vụ truyền hình trả tiền trên địa bàn tỉnh.Tăng quảng bá tới khán giả trong và ngoài tỉnh. Bố trí kinh phí để đưa truyền hình Phú Thọ vào truyền hình cáp cả nước.
Về nhân lực: Đào tạo lại nhân lực làm quảng cáo và làm nội dung để có trình độ chuyên tốt hơn. Có chính sách tuyển thẳng vào biên chế đối với nhân lực có trình độ cao, với kỹ năng chuyên nghiệp. Tăng thêm 5 nhân lực cho bộ phận quảng cáo trong đó trình độ đại học và trên đại học các ngành kinh tế 3 người, 2 người có trình độ đại học về truyền thông và đều có năng lực và kinh nghiệm thực tế.
Xây dựng đội ngũ làm quảng cáo chuyên nghiệp, tiếp tục nâng cao nhận thức của người lao động
Về kỹ thuật - công nghệ: sử dụng hoàn toàn công nghệ sản xuất chương trình truyền hình trên mạng máy tính để có giá thành các chương trìnhlà thấp nhất
Đầu tư các trang thiết bị đồng bộ, tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin để sản xuất chương trình với giá thành thấp nhất, tăng tính cạnh tranh và tăng hiệu quả quản trị
Điều chỉnh các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế trên nguyên tắc đến năm 2015 thu sự nghiệp đạt 50% trong tổng chi toàn cơ quan.
- Lộ trình thực hiện cho mục tiêu đến năm 2020
Với mục tiêu xây dựng Đài PT&TH Phú Thọ trở thành một thương hiệu mạnh và có uy tín trên thị trường phát thanh truyền hình trong khu vực và cả nước trên cơ sở phát huy những cơ sở và nhân tố hiện có đáp ứng yêu cầu đặt ra, trong thời gian tới Đài PT&TH Phú Thọ cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Hoàn thiện và điều chỉnh chi tiết quy hoạch, định hướng phát triển phù hợp với nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong tương lai.
Xây dựng được khung pháp lý chuẩn cho tất cả các nội dung nhằm tối đa hóa nguồn thu từ các hoạt động của Đài.
Đi trước đón đầu các xu hướng và giải pháp công nghệ phát thanh và truyền hình nhằm xây dựng được các chương trình truyền hình đạt chất lượng
cao, có tính thẩm mỹ và định hướng giáo dục tốt mang bản sắc riêng có của Phú Thọ.
Muốn thực hiện được điều đó, cần có sự thông suốt từ cấp lãnh đạo đến các bộ phận tham mưu và các đơn vị thực hiện trong Đài. Lãnh đạo Đài cần nhất quán trong tư tưởng chỉ đạo và có quyết sách cụ thể ngay từ quá trình nghiên cứu, xây dụng cơ chế mới. Các bộ phận chức năng phải đặt lợi ích phát triển lên hàng đầu để có tham mưu cho lãnh đạo một cách công minh nhất. Các đơn vị thực thi theo cơ chế mới phải có quyết tâm cao, đổi mới nhận thức và có những giải pháp cụ thể để thực hiện.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nguồn thu sự nghiệp của Đài TH&TH Phú Thọ đã tạo điều kiện cho đơn vị chủ động hơn trong sử dụng nguồn lực tài chính để thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, nâng cao chất lượng chương trình phục vụ nhân dân, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời nâng cao đời sống cho người lao động.
Trong những năm qua, kể từ khi thực hiện cơ chế tự chủ một phần kinh phí, công tác quản lý và phát triển nguồn thu tại Đài PT&TH Phú Thọ đã đạt được những kết quả nhất định, đáp ứng được một phần nguồn lực dành cho nhu cầu đổi mới và phát triển của một cơ quan báo chí.
Đứng trước nhu cầu phát triển nhanh chóng của Đài PT&TH Phú Thọ thì nguồn thu sự nghiệp hiện nay vẫn còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương, cần phải có những giải pháp đồng bộ để nguồn thu được tăng trưởng nhanh và vững chắc. Trong quá trình thực hiện, luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế tự chủ một phần kinh phí đối với đơn vị sự nghiệp có thu là Đài PT&TH Phú Thọ.
Phân tích thực trạng Đài PT&TH Phú Thọ và nguồn thu của đơn vị trong giai đoạn 2009 - 2013, từ đó nêu lên những thành công và hạn chế, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế đó.
Trên cơ sở phương hướng, mục tiêu phát triển của Đài PT&TH Phú Thọ, đề xuất đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao nguồn thu tại Đài PT&TH Phú Thọ trong những năm trước mắt và hướng đến mục tiêu năm 2020.
Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn và khả năng trình độ của tác giả, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nhưng hy vọng rằng, những vấn đề đã được nêu lên trong luận văn có thể đóng góp một
phần trong hoạt động tăng nguồn thu đối với đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần kinh phí như Đài PT&TH Phú Thọ nói riêng và nâng cao nguồn thu đối với các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung. Đồng thời những nghiên cứu được luận giải ở đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích đối với các đơn vị sự nghiệp có thu và đặc biệt là các Đài phát thanh và truyền hình trong cả nước.
2. Kiến nghị
- Đối với UBND tỉnh Phú Thọ
Quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn nữa tới định hướng phát triển của Đài PT&TH tỉnh cả về nội dung và các hình thức hoạt động.
Tạo điều kiện về các nguồn lực đầu tư để Đài có thể xây dựng cơ sở vật chất và nâng cao các giải pháp công nghệ cũng như đội ngũ cán bộ đủ năng lực đảm đương các nhiệm vụ chính trị được giao.
Cho phép Đài PT&TH tỉnh được thực hiện cơ chế đặc thù trong thu hút các nguồn thu và tự chủ tài chính vì việc áp dụng đồng nhất cơ chế tài chính giữa các đơn vị có đặc điểm hoạt động khác nhau, giữa các đơn vị kinh doanh và các đơn vị thuần tuý sự nghiệp khác cũng bộc lộ những bất hợp lý, làm mất đi lợi thế cạnh tranh và động lực phát triển của các đơn vị sự nghiệp làm dịch vụ phát thanh và truyền hình.
- Đối với Đài Truyền hình Việt Nam
Tạo điều kiện giúp xây dựng định hướng và nội dung các chương trình để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định thương hiệu nhằm thu hút các các nguồn thu phù hợp với điều kiện hiện nay.
Tư vấn các giải pháp công nghệ phù hợp, hiệu quả và tìm kiếm các nhà đầu tư giúp Đài PT&TH Phú Thọ.
Mở hướng liên kết trong xây dựng các sản phẩm truyền hình đáp ứng được yêu cầu và thị hiếu khán giả. Giúp Đài PT&TH Phú Thọ trong đánh giá và định lượng khán giả để có bước đi phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Báo Phú Thọ (2009-2013), Báo cáo tài chính các năm 2009; 2010; 2011; 2012; 2013.
2.Báo Phú Thọ (2013), Báo cáo tổng kết năm 2013.
3.Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 21/3/2002 Hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP.
4.Bộ Tài chính (2006), Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006.
5.Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007.
6.Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/ 2006.
7.Đài PT&TH Phú Thọ (2009-2013), Báo cáo kết quả quảng cáo các năm 2009; 2010; 2011; 2012; 2013.
8.Đài PT&TH Phú Thọ (2009-2013), Báo cáo tài chính các năm 2009; 2010; 2011; 2012; 2013.
9.Đài PT&TH Phú Thọ, Báo cáo quyết toán tài chính năm 2009- 2013. 10. Đài PT&TH Phú Thọ, Báo cáo doanh thu quảng cáo năm 2009-2013.
11. Đài PT&TH Phú Thọ (2011), Qui chế chi tiêu nội bộ năm 2011.
12. Hoàng Văn Hải (2010), “Quản trị chiến lược”,Các giải pháp chiến lược phát triển, tr.156-174.
13. Nguyễn Quốc Huy (2000), Hoàn thiện tổ chức và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vật tư thiết bị truyền hình Việt nam, Luận án tiến sỹ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Lâm (1998), Hoàn thiện công tác lập và thẩm định các dự án đầu tư xây dựng Đài Truyền hình Việt Nam, Luận án thạc sỹ Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
15. Phan Thị Loan (1996), Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế ngành truyền hình Việt Nam, Luận án PTS Khoa học kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Nam (2008), Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của Đài truyền hình Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đài truyền hình Việt Nam, Hà Nội.
17. Huỳnh Thị Nhân (2005), “Mở rộng hơn nữa quyền tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp”, Tạp chí Tài chính, số 1.
18. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002.
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật số 03/2003/QH11 ngày 17-6-2003 về Luật Kế toán.
20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi, Nxb Tài chính.
21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị quyết số 35/2009/NQ-QH12 ngày 19/06/2009 về chủ trương định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2015.
22. Sở TTTT Phú Thọ (2009-2013), Báo cáo kết quả Truyền hình trả tiền các năm 2009; 2010; 2011; 2012; 2013.
23. Sở TTTT Phú Thọ (2013), Báo cáo kết quả điều tra nghe nhìn.
24. Chung Thị Minh Thu (2007), Chiến lược phát triển dịch vụ quảng cáo trực tuyến của công ty cổ phần viễn thông FPT đến năm 2010, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Công ty cổ phần viễn thông FPT, TP Hồ Chí Minh 25. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 08/2004/QĐ-TTg ngày 15/11/2004 phê duyệt Chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công giai đoạn 2004-2005.