Đài PT&TH Phú Thọ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng sản xuất, phát sóng các chương trình phát thanh truyền hình theo quy định của Luật báo chí và phát triển sự nghiệp phát thanh truyền hình trong tỉnh, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam và quản lý nhà nước về báo chí của Bộ thông tin truyền thông.
Nhiệm vụ: Tổ chức sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh truyền hình theo nội dung định hướng phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh
Tổ chức tiếp âm tiếp sóng chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam theo quy định phục vụ nhu cầu của khán thính giả trong tỉnh.
Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền thanh, truyền hình trình Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về nội dung tuyên truyền, quản lý và khai thác hiệu quả các thiết bị kỹ thuật ở đài cấp huyện và cơ sở.
2.1.1. Đặc điểm và những hoạt của Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ
Thứ nhất, về cơ cấu tổ chức bộ máy của Đài PT&TH Phú Thọ
Đài được tổ chức thống nhất theo chế độ thủ trưởng. Tổ chức bộ máy gồm giám đốc, các phó giám đốc và các phòng chuyên môn nghiệp vụ và chia làm 3 khối: nội dung, quản lý, kỹ thuật.
Khối nội dung:
Phòng thư ký biên tập có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tuyên truyền hàng tháng; Triển khai các chương trình hằng ngày; xây dựng và trình giám đốc duyệt kế hoạch mua, trao đổi, khai thác các chương trình. Phòng thời sự: Sản xuất các bản tin thời sự trong tỉnh phát sóng hằng ngày đảm bảo nhanh nhạy, kịp thời, chính xác trên toàn bộ các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội.Phòng chuyên đề: Sản xuất các chuyên mục phát thanh truyền hình, đảm bảo theo đúng kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do lãnh đạo phân công. Phòng văn nghệ: Sản xuất các chương trình văn nghệ, đảm bảo nội dung theo hướng khai thác bề dày truyền thống vùng đất Tổ, về văn hóa nghệ thuật đặc trưng của địa phương.
Khối quản lý:
Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp giúp Lãnh đạo Đài quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Đài; đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ cho mọi hoạt động của Đài theo sự chỉ đạo của Giám đốc. Phòng kế hoạch tài vụ: Có chức năng nhiệm vụ tham mưu, thẩm định, giúp Giám đốc quản lý, quyết định về công tác kế hoạch, tài chính và thống kê của Đài. Phòng quảng cáo: Có chức năng nhiệm vụ giao dịch, khai thác các dịnh vụ thông tin quảng cáo, quản lý các nguồn thu dịch vụ, thông tin, quảng cáo. Cân đối nguồn kinh phí để mua, trao đổi chương trình giải trí và phim truyện và các hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. Phòng nghiệp cơ sở và tiếng dân tộc: Giúp lãnh đạo xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn phát triển sự nghiệp phát thanh - truyền thanh - truyền hình cơ sở và triển khai khi Ủy ban nhân tỉnh phê duyệt. Hướng dẫn nghiệp vụ cho đài truyền thanh huyện và cơ sở. Sản xuất chương trình tiếng dân tộc.
Khối kỹ thuật:
Phòng kỹ thuật: Phối hợp với các phòng nghiệp vụ tổ chức sản xuất và phát sóng các chương trình an toàn và chất lượng. Đảm bảo toàn bộ hạ tầng kỹ thuật cho việc sản xuất và phát sóng.
Thứ hai, Nguồn nhân lực của Đài PT&TH Phú Thọ
Hiện tại, tổng số nhân lực của Đài là 94 người. Về trình độ: Có 1 lao động trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ 1%; 48 lao động trình độ đại học chiếm tỷ lệ 51% tổng số lao động; 18 lao động trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ 19% tổng số lao động; 11 lao động trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 11,7% tổng số lao động;
Ở đây ta tập trung phân tích vào nhân lực của khối nội dung, phòng quảng cáo và phòng kế hoạch tài vụ là các phòng có liên quan nhiều đến nguồn thu sự nghiệp
Khối nội dung:: 30 lao động ở vị trí phóng viên chiếm tỷ lệ 32% tổng số lao động của cơ quan; 13 lao động ở vị trí biên tập viên chiếm tỷ lệ 14%. Về trình độ 30/43 là đại học chiếm 69.7%, 13/43 có trình độ trung cấp cao đẳng chiếm 30.3%. Không có cử nhân về kinh tế, tài chính. Độ tuổi trung bình là 42 tuổi.
Phòng quảng cáo:Có 4 lao động chiếm 4,2%; Trình độ Đại học 3 chiếm 3%; 1 có trình độ trung cấp.
Phòng kế hoạch tài vụ: Có 4 lao động chiếm 4,2%; Về trình độ: 3 Đại học
Mặt mạnh: Số lượng nhân lực của khối nội dung là đảm bảo cho việc sản xuất chương trình.
Mặt yếu: Nhân lực trong phòng quảng cáo còn thiếu để xúc tiến và mời gọi quảng cáo, phát triển nguồn thu. Nghiên cứu về kinh tế truyền thông còn bất cập dẫn tới việc tham mưu đề xuất khung chương trình, nội dung chương trình, đơn giá quảng cáo còn mang tính chủ quan, chưa có nhiều căn cứ khoa học.
Thứ ba, công nghệ và kỹ thuật của Đài PT&TH Phú Thọ Sản xuất chương trình:
Hệ thống sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình đã được Đài ứng dụng công nghệ kỹ thuật số từ năm 2005. Toàn bộ quy trình từ khâu lấy tin, bài, sản xuất chương trình, lưu trữ chương trình, truyền dẫn chương trình đều đã được ứng dụng công nghệ số.
Tuy nhiên do đầu tư không đồng bộ, phải thực hiện qua nhiều giai đoạn và thời gian kéo dài, phòng dựng, phòng thu hình cũ sẽ khó đáp ứng được nhu cầu tăng thời lượng và chất lượng chương trình.
Hạ tầng Truyền dẫn và phát sóng: Truyền dẫn các chương trình từ
phòng thu, phòng lưu trữ chương trình lên máy phát hình sử dụng qua mạng đường truyền cáp quang. Về truyền dẫn phát sóng: Hiện đang ứng dụng công nghệ phát sóng Analog với 1 kênh truyền hình phát sóng chương trình Đài tỉnh, phát sóng trên vệ tinh vinasat 1 phủ sóng tòan quốc và các vùng trong khu vực đông nam á; trên truyền hình cáp đài truyền hình Việt Nam, trên mạng internet My tivi, Next tivi.
Mặt mạnh: Đã áp dụng công nghệ và kỹ thuật mới, chất lượng kỹ thuật đã được nâng cao từng bước, vùng phủ sóng rộng trong và ngời nước.
Mặt yếu: Thiết bị chưa đồng bộ nên chưa phát huy ưu thế vượt trội của công nghệ mới.
Thứ tư, các chương trình truyền hình của Đài PT&TH Phú Thọ Chương trình chính luận:
Chương trình thời sự trong tỉnh: Hiện có 5 chương trình sản xuất hàng ngày với thời lượng từ 15 đến 30 phút/1 chương trình, phát vào các giờ 6h00‟, 11h45‟, 15h00‟, 16h45‟, 19h45‟ và 22h45‟. Các chương trình này cập nhật phản ánh nhanh chóng các sự kiện tin tức thời sự trong tỉnh, được khán giả trong tỉnh quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là với khung giờ 19h45 đến 20h05.
Chương trình thời sự quốc tế: Có 1 bản tin/ngày với thời lượng 10 phút, tổng hợp thông tin trên toàn thế giới và khu vực, được khán giả đánh giá cao.
Mặt mạnh: Tin tức thời sự nhanh chóng, cập nhật trong tỉnh và quốc tế. Toàn bộ tin tức thời sự cập nhật ngay trong các bản tin trong ngày. Thời sự Phú Thọ là “cốt lõi” của nội dung chương trình.
Mặt yếu: Nội dung chưa sâu sắc, tin tức chủ yếu còn dừng ở mức phản ánh; Chưa có nhiều tin, bài, phóng sự có tính phát hiện, tổng hợp, phân tích. Chưa tạo sự khác biệt về chất lượng tin bài so với thông tin trên báo in trong tỉnh.
Chương trình khoa giáo, chuyên mục, chuyên đề, phóng sự:
Hằng ngày với 2 chương trình được sản xuất để tuyên truyền cho hoạt động các ngành, các cấp là các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp trong tỉnh, các chương trình này hướng tới là những lĩnh vực hẹp, phục vụ cho lượng khán giả của từng ngành, từng lĩnh vực.
Mặt mạnh: Đa dạng với gần 60 chuyên đề/ tháng tuyên truyền cho hoạt động các ngành, các cấp trên địa bàn, nên có 1 lượng khán giả là cán bộ, viên chức của các ngành đó quan tâm theo dõi.
Mặt yếu: Các chương trình còn đơn điệu, không hấp dẫn khán giả đại chúng. Chương trình mới chỉ mang tính địa phương cấp tỉnh, chưa có tính rộng khắp
Chương trình văn nghệ, giải trí:
Các chương trình văn nghệ được sản xuất với 15 chương trình/ tháng, tuy đa dạng nhưng chưa có chương trình hay, đặc sắc
Các chương trình giải trí: Chủ yếu là chương trình phim truyện có nội dung mới, hay, hấp dẫn. Số người xem chỉ đứng sau chương trình thời sự. Với việc bố trí khung giờ phim truyện ngay sau chương trình thời sự của tỉnh và phát sớm hơn giờ phim truyện 20h00 của VTV1 đã giữ được lượng khán giả đông đảo xem phim truyền hình Phú Thọ. Nguồn thu từ quảng cáo đạt được
nhiều nhất ở khung giờ của phim truyện. Ngoài ra còn có chương trình hài, ca nhạc.. trong các khung chương trình giải trí khác.
Mặt mạnh: Đa dạng về thể loại chương trình; Phim truyện là một chương trình “cốt lõi” của nội dung giải trí.
Mặt yếu: Chương trình chuyên đề,văn nghệ, phóng sự, chất lượng chưa tốt, chưa có nhiều chương trình hay, hấp dẫn.
2.1.2. Môi trường ảnh hưởng đến Đài Phát Thanh và Truyền hình Phú Thọ
2.1.2.1. Môi trường vĩ mô
Thứ nhất, môi trường luật pháp và chính trị
Hiện nay báo chí nói chung, phát thanh truyền hình nói riêng hoạt động trong môi trường thuận lợi, được Đảng và nhà nước quan tâm. Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước. Các hoạt động của báo chí được qui định trong Luật báo chí, Luật quảng cáo và các nghị định khác.
Thứ hai, môi trường tự nhiên
Phú Thọ được xác định là trung tâm vùng trung du miền núi Bắc Bộ với 8 tỉnh là Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang, Lao Cai, Lai Châu, Điên Biên, Sơn La. Phú Thọ với số dân là hơn 1,3 triệu người. Là vùng Đất Tổ gắn với thời đại Hùng Vương, cùng với các khu du lịch nhiều tiềm năng như nước khoáng nóng Thanh Thủy, rừng quốc gia Xuân Sơn…
Thứ ba, môi trường kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,7% (năm 2011), quy mô GDP theo giá thực tế năm 2011 đạt 19.148 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 14,5 triệu đồng/người/năm.
Năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ước tăng 6,43% so năm 2012 (kế hoạch từ 7% trở lên). GDP theo giá thực tế ước đạt 30.450 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người ước đạt 22,5 triệu đồng (kế hoạch trên 22 triệu đồng [28].
Là một tỉnh có bề dày về công nghiệp nhẹ và hóa chất với các nhà máy, tổng công ty như Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, Giấy Bãi Bằng, các nhà máy sản xuất lớn như Bia - Rượu nước giải khát Sài Gòn (SABECO), Bia - Rượu nước giải khát Hà Nội (HABECO), các khu công nghiệp tập trung như Thụy Vân, Trung Hà, Đồng Lạng… với hàng trăm ngàn công nhân, người lao động.
Thứ tư, môi trường văn hóa.
Là kinh đô Văn Lang xưa gắn với thời đại Hùng vương, con người Phú Thọ với đậm nét văn hóa vùng Đất Tổ hòa cùng với nhịp sống công nghiệp hiện đại.
Thứ năm, môi trường công nghệ.
Hội tụ công nghệ thông tin, truyền thông, mạng internet và truyền hình đã có mặt trên địa bàn tỉnh.
Mặt mạnh: Có môi trường ổn định, thuận lợi để Đài PT&TH Phú Thọ phát triển.
Mặt yếu: Sự thay đổi công nghệ, hội tụ công nghệ nhanh chóng sẽ làm giảm lượng khán giả truyền thống.
2.1.2.2. Môi trường vi mô
Một là, về đối thủ cạnh tranh:
Đối tượng cạnh tranh trực tiếp: Công ty truyền hình cáp Việt Nam (Đài truyền hình Việt Nam), truyền hình cáp SaigonTouris, Công ty viễn thông VNPT cung cấp dịnh vụ IPTV truyền hình internet Mytivi trên hệ thống điện thoại cố định có dây, Công ty Viettel cung cấp dịnh vụ truyền hình internet NetTV. Các đơn vị dịch vụ truyền hình trả tiền này cung cấp từ 60 đến 100 kênh truyền hình trên địa bàn, trong đó có kênh truyền hình Phú Thọ.
Đối tượng cạnh tranh gián tiếp: Báo Phú Thọ, Cổng thông tin điện tử Phú Thọ: sử dụng Website để thu hút độc giả và tham gia quảng cáo trực tuyến. Website có lượng độc giả lớn sẽ chia sẻ quảng cáo với các đài truyền hình.
Mặt mạnh: Đài PT&TH Phú Thọ hiện phủ sóng quảng bá (miễn phí) đến hầu hết địa phương trong tỉnh (phủ sóng 100% dân số trong tỉnh) và phủ sóng toàn quốc, người dân trong cả nước xem được truyền hình Phú Thọ qua vệ tinh.
Mặt yếu: Đài PT&TH Phú Thọ có duy nhất một kênh so với 60-100 kênh chuyên biệt của truyền hình cáp, IPTV, các kênh truyền hình vệ tinh khác.
Hai là, về yếu tố khách hàng:
Khách hàng là đơn vị, các doanh nghiệp, các công ty, cá nhân có nhu cầu quảng cáo, tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm của mình trên phương tiện phát thanh truyền hình. Khách hàng tham gia quảng cáo, tuyên truyền được chia thành 3 nhóm chính:
- Nhóm một: Nhóm các khách hàng là các đơn vị sự nghiệp:
Chủ yếu là các đơn vị sự nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh, dành một phần ngân sách nhà nước cấp để tuyên truyền trong lĩnh vực được giao.
- Nhóm hai: Nhóm khách hàng đại lý quảng cáo:
Các doanh nghiệp là đại lý quảng cáo ký kết các hợp đồng quảng cáo lớn với Đài. Đây là nhóm khách hàng quan trọng vì họ là người thay mặt cho các khách hàng của họ là các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cần bán hàng trên địa bàn tỉnh quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Các đại lý quảng cáo thường có doanh số quảng cáo lớn, địa bàn quảng cáo rộng, sản phẩm đa dạng. Hiện nay Đài PT&TH Phú Thọ có 2 đại lý quảng cáo thường xuyên với doanh số thực hiện từ 2009 đến 2013 đạt từ 3-4 tỷ đồng/ năm [7].
Để việc mở rộng và phát triển nhóm khách hàng đại lý quan trọng này thì Đài cần có chính sách ưu đãi đặc biệt như: chính sách chiết khấu, giảm giá, thưởng cuối năm…
- Nhóm ba: Nhóm khách hàng quảng cáo trực tiếp:
Đây là các doanh nghiệp muốn tự quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình trên sóng phát thanh truyền hình Phú Thọ. Nhóm này thường là
các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, hoặc là các doanh nghiệp có kinh phí dành cho quảng cáo là hạn chế.
Mặt mạnh: Có khách hàng lâu năm là đại lý quảng cáo có năng lực khá.
Mặt yếu: Chưa thúc đẩy được sự tăng trưởng đột phá trong doanh số quảng cáo của các đại lý lâu năm.Khách hàng quảng cáo trực tiếp còn ít.
Ba là, về Nhà cung cấp
Là các đơn vị có cung cấp, trao đổi nội dung, chương trình như phim truyện, các chương trình giải trí;
Mặt mạnh: Có đơn vị cung cấp cho Đài các chương trình phim truyện có nội dung hay, hấp dẫn..
Mặt yếu: Chưa có nhiều nhà cung cấp để lựa chọn sản phẩm đa dạng và giá cả cạnh tranh.
Bốn là, về sản phẩm - dịch vụ thay thế - đối thủ tiềm ẩn
Các sản phẩm/dịch vụ thay thế và các đối thủ tiềm ẩn là báo in, tạp chí, báo điện tử, Website, được xem là các sản phẩm dịch vụ thay thế truyền hình.
Đối thủ tiềm ẩn là các nhà mạng, cung cấp nội dung trên internet, truyền hình trực tuyến, quảng cáo trực tuyến…cho các phương tiện như máy tính laptop, Iphone, Ipad…dùng cho các khách hàng chủ yếu là giới trẻ, có nhu cầu tiêu dùng lớn. Đây là những đối thủ cạnh tranh đối với các đài phát thanh truyền hình trong thời gian tới.
Mặt mạnh: Internet, truyền hình trực tuyến, quảng cáo trực tuyến… hiện chỉ không chỉ còn là lựa chọn cho một bộ phận ở giới trẻ mà còn là lựa chọn của