Nhóm giải pháp về nội dung chương trình

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn thu tại Đài phát thanh truyền hình Phú thọ (Trang 59)

Một là, điều tra nhu cầu của khán giả để nắm bắt được thị hiếu và nhu cầu nhằm đưa ra được các sản phẩm phát thanh, truyền hình đáp ứng được thị trường.

Với kinh phí hạn chế hiện nay, thông qua cán bộ làm truyền thanh của 277/277 đài truyền thanh xã, phường, thị trấn và cán bộ của 13 đài truyền thanh huyện, thị mà đài tỉnh đang hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, tiến hành điều tra nhu cầu của khán giả cùng với kết quả các cuộc điều tra dư luận xã hội về thông tin tuyên truyền mà các ban Tuyên giáo, Dân vận của Tỉnh ủy đang thực hiện là những căn cứ quan trọng để đánh giá lại cơ cấu, nội dung, khung chương trình để lựa chọn các chương trình tiếp tục đầu tư hoặc sản xuất mới.

Khi có đủ kinh phí sẽ hợp đồng với với các đơn vị nghiên cứu thị trường truyền thông chuyên nghiệp hàng quí để điều tra khoa học, chính xác số lượng, tỷ lệ người xem truyền hình Phú Thọ, là căn cứ để phát triển nội dung phù hợp, hiệu quả. Dành nguồn lực thích đáng để đầu tư đối với chương trình hấp dẫn và loại bỏ chương trình không thu hút người xem.

Ngoài chương trình thời sự, lựa chọn những chương trình có khán giả quan tâm nhiều nhất để đầu tư theo hướng xã hội hóa, tạo nguồn thu để tiếp tục mở mới các chương trình tiếp theo.

Hai là, bố trí khung giờ và thời lượng phù hợp:

Diện phủ sóng của Đài PT&TH Phú Thọ phải được cải thiện để tăng số lượng người xem các chương trình của Đài thông qua việc bố trí khung giờ và thời lượng phù hợp với tổng thể chương trình:

- Thứ nhất: Đối với khung “giờ vàng”: từ 19h00 đến 22h00:

Thời sự 19h45‟: Đảm bảo thời lượng sản xuất 20-25‟, sau khi kết thúc thời sự Phú Thọ thì phim truyện được phát sóng ngay, trước phim truyện đài THVN để khán giả tiếp tục theo dõi và không chuyển kênh khác.

- Thứ hai: Đối với khung giờ nhiều người quan tâm từ 17h00 đến 19h00: Bố trí lại khung giờ theo hướng ưu tiên các chương trình đa số người dân quan tâm như tin quốc tế, tin cấp huyện, bản tin kinh tế, giá cả thị trường, văn hóa, giáo dục.

- Thứ ba: Đối với khung giờ từ 22h đến 23h30: Bố trí chương trình văn nghệ, ca nhạc, giải trí.

- Thứ tư: Đối với khung giờ từ 8h00 đến 11h00 và 13h00 đến 17h00 phát những chương trình về y tế, sức khỏe, nâng cao kiến thức phục vụ khán giả là người hưu trí, người già và khán giả có nhiều thời gian để theo dõi truyền hình Phú Thọ.

Ba là, về nội dung chương trình

Đài PT&TH Phú Thọ cần xem chất lượng chương trình là vấn đề quan trọng nhất để thu hút các doanh nghiệp, các khách hàng quảng cáo trên sóng của Đài. Để cải thiện và nâng cao chất lượng các chương trình cần đưa ra một số chính sách cụ thể như:

- Khoán doanh thu cho từng chương trình của các Ban biên tập, lấy chỉ số người xem làm thước đo cho chất lượng của chương trình từ đó khuyến khích các Ban tăng cường nâng cao chất lượng chương trình.

- Khuyến khích các chương trình có nội dung đặc biệt như show game trực tuyến và trực tiếp.

Bên cạnh đó, cần đa dạng hoá đầu tư sản xuất ngày càng nhiều chương trình, thể loại chương trình nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội, phù hợp với nhiều đối tượng, thành phần khác nhau. Cần thiết phải đảm bảo việc phát sóng một cách chuyên nghiệp: Giờ phát sóng được coi như pháp lệnh, phải tuyệt đối đúng giờ, tránh tối đa việc sai lệch giờ phát sóng và thời lượng chương trình. Cụ thể như sau:

Đối với chương trình thời sự: Nhà nước cấp 100% kinh phí sản xuất và phát sóng nên tiếp tục tăng thêm từ lên 7-8 bản tin/ngày. Các chương

trình về thời sự, chính trị chủ lực cần tập trung các nguồn lực để đạt chất lượng tốt nhất.

Chương trình Thời sự 19h45‟: Tổng hợp các tin tức quan trọng nhất, hay và hấp dẫn nhất trong ngày cô đọng trong 20-25‟ chương trình.

Chương trình Phim truyện 20h00 đến 21h00: Lựa chọn phim hay nhất phát sóng.

Trong khung giờ từ 17h00 đến 23h30: Lựa chọn các chương trình hay, nhiều người quan tâm để phát sóng.

Tập trung sản xuất các chương trình về văn hóa Đất Tổ, về thời đại Hùng Vương một cách có hệ thống làm nổi bặt sắc thái riêng biệt của vùng đất tâm linh nguồn cội để khán giả cả nước phải luôn quan tâm và tìm hiểu phục vụ cho việc vừa phát sóng tại Đài tỉnh vừa cung cấp cho thị thị trường truyền thông để tăng nguồn thu và trao đổi với các đài bạn nhằm đa dạng chương trình.

Bốn là, lấy chỉ số người xem làm thước đo cho chất lượng của các chương trình phát sóng.

Căn cứ vào số lượng người xem để từng chương trình để tăng thêm hoặc giảm kinh phí đầu tư cho chương trình. Tiếp tục làm việc với các đơn vị nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp để đưa ra các phương pháp điều tra khoa học, phản ánh chính xác rating của các chương trình phát sóng trên Đài PT&TH Phú Thọ, từ đó có định hướng để chi trả thu nhập, cải thiện chất lượng chương trình (thay thế nếu chương trình kém chất lượng hoặc sửa đổi theo nhu cầu của người xem).

Cần có chiến lược và kế hoạch cụ thể trong khảo sát lượng người xem đối với từng chương trình cụ thể để tính toán các khoản chi phí hợp lý, đầu tư đến quy mô và chất lượng của từng chương trình nhằm giảm chi phí và tăng tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn thu tại đài.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn thu tại Đài phát thanh truyền hình Phú thọ (Trang 59)