Thứ nhất, chủ động và tích cực trong việc xã hôi hóa các chương trình phát thanh và truyền hình. Trước yêu cầu phát triển, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ cần phải có một quan điểm tích cực trong triển khai các hoạt động kinh doanh, tìm kiếm nguồn thu. Tuy nhiên, trước kinh doanh, các sản phẩm của nhà đài phải đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin, giải trí lành mạnh của công chúng. Việc xã hội hóa các hoạt động của truyền hình đã và sẽ là một khuynh hướng tất yếu trong thời gian tới. Chỉ có thể để cho công chúng ngày một tham gia nhiều hơn vào các công đoạn sản xuất của mình, và hướng hoạt động sản xuất đến phục vụ và thoả mãn nhu cầu xem của công chúng, Đài PT&TH Phú Thọ mới có điều kiện thuận lợi để phát triển, giữ được ưu thế cạnh tranh trong bối cảnh thông tin bùng nổ hiện nay.
Thứ hai, không ngừng đổi mới các chương trình đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương và đất nước trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, phát huy thế mạnh bản sắc của địa phương để tạo thế cạnh tranh và thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, từ đó tạo các nguồn thu ổn định.
Thứ ba, quan tâm đặc biệt đến công tác quản lý mà trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất. Phải có kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý, phát huy tính sáng tạo, hiệu quả của mỗi cán bộ công chức trong đơn vị thành sức mạnh tập thể để lãnh, chỉ đạo và thực hiện tốt nhất có thể các mục tiêu và định hướng đã đề ra.
Thứ tư, cần vừa tập trung đầu tư nâng cao chất lượng chương trình cốt lõi như chương trình chính sự, chương trình giải trí đem lại nguồn thu lớn, ổn định. Nâng cao chất lượng chương trình để có thể bán chương trình trình truyền hình. Việc mở mới chương trình cần tính toán hiệu quả trong việc tăng nguồn thu cho cơ quan.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN THU
CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH PHÚ THỌ