Doanh thu của Đài PT&TH Phú Thọ là toàn bộ các khoản thu phát sinh từ các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động quảng cáo và dịch vụ khác của các đơn vị hạch toán phụ thuộc Đài, bao gồm: Doanh thu từ hoạt động quảng cáo; Doanh thu từ hoạt động dịch vụ truyền hình, dịch vụ khác; Doanh thu từ các hoạt động do Nhà nước đặt hàng; Doanh thu từ hoạt động liên doanh, liên kết; Doanh thu từ nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Doanh thu từ các hoạt động tài chính, bao gồm: các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cho các bên khác thuê sử dụng tài sản, tiền lãi từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi cho thuê tài chính; chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ; chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn và lợi nhuận được chia từ việc đầu tư vào doanh nghiệp thuộc Đài và đầu tư vào doanh nghiệp khác. Thu nhập khác gồm các khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền bảo hiểm được bồi thường các khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng và các khoản thu khác.
Để xây dựng và phát triển Đài PT&TH Phú Thọ đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, đòi không những cần có những nguồn thu ổn định lâu dài, mà bên cạnh đó nguồn thu của Đài phải tăng nhanh nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển của Đài. Điều đó đòi hỏi Đài cần có những chính sách rõ ràng trong việc phát triển các nguồn thu.
Một là, xây dựng chiết khấu giảm giá hợp lý, khuyến khích tăng doanh thu quảng cáo:
Đối với các đại lý có doanh số quảng cáo lớn: Thưởng thời lượng quảng cáo khi đạt được doanh số cam kết. Lựa chọn 1 đến 2 thời điểm giảm giá trong năm để kích cầu quảng cáo, nhất là trong thời điểm suy thoái kinh tế hiện nay. Có chính sách chăm sóc khách hàng là các đại lý đã hợp tác lâu dài, có doanh số quảng cáo lớn. Đối với các đại lý đạt doanh số từ 3 tỷ đồng/ năm
trở lên, Đài có cơ chế mua lại phim truyện, chương trình giải trí đặc sắc của đại lý đó. Tỷ lệ và giá trị mua sẽ căn cứ vào giá trị thực hiện quảng cáo.
Đối với các hợp đồng quảng cáo trực tiếp của các doanh nghiệp không thông qua đại lý quảng cáo, có giá trị từ 100 triệu trở lên, ngoài giá trị chiết khấu giảm giá theo qui định, xây dựng cơ chế thưởng cho người trực tiếp đến quảng cáo, nhưng tỉ lệ không cao hơn tỉ lệ dành cho đại lý quảng cáo.
Đối với các hợp đồng tuyên truyền do phóng viên tự khai thác, tỷ lệ 40% nộp về cơ quan và 60% dành cho phóng viên khai thác được chương trình, cần điều chỉnh theo hướng tăng tỉ lệ % dành cho phóng viên theo bậc thang tương ứng của giá trị hợp đồng như trong chiết khấu giảm giá quảng cáo.
Hai là, điều chỉnh linh hoạt giá quảng cáo tại những khung chương trình chưa có nhiều khán giả:
Xây dựng giá quảng cáo hợp lý vào khung chương trình có số khán giả vừa phải, đáp ứng nhu cầu của khách hàng có nguồn kinh phí quảng cáo thấp. Căn cứ vào các sự kiện trong năm mà xây dựng nên các giá ưu đãi cho từng đối tượng khách hàng theo các chủ đề khác nhau, ví dụ: chủ đề tôn vinh phụ nữ trong tháng 3, các sản phẩm dành cho phụ nữ quảng cáo trong tháng 3 sẽ được hưởng mức giảm giá đặc biệt.
Ba là, đối với các chương trình ký kết, xã hội hóa kiên quyết loại bỏ những chương trình không đem lại nguồn thu cho cơ quan:
Với các chương trình ký kết với các đơn vị hành chính, sự nghiệp: Tính toán lại giá thành sản xuất và phát sóng làm căn cứ để ký kết hợp đồng. Chỉ sản xuất những chương trình đủ chi phí sản xuất và nộp về Đài thấp nhất 20% tổng giá trị hợp đồng. Không ký kết hợp đồng khi không tăng thu cho cơ quan.
Trên cơ sở điều tra thực tế, mở mới chương trình mà người dân quan tâm với phương thức xã hội hóa. Xây dựng kịch bản hoặc cả chương trình để
tiếp thị các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn trong và ngoài tỉnh để tài trợ cho các chương trình mới. Ban đầu có thể cho phép tự cân đối kinh phí sản xuất từ nguồn xã hội hóa, định kỳ 3 tháng đánh giá lại hiệu quả và tăng dần phần kinh phí nộp về Đài khi lượng người xem tăng lên.
Rà soát những chương trình đang sản xuất, kiên quyết loại bỏ những chương trình quá ít người xem, không đem lại nguồn thu cho cơ quan.
Bốn là, phân định rõ ràng giữa tài trợ và quảng cáo:
Xây dựng qui chế và cơ chế rõ ràng của quảng cáo, tài trợ. Phân định rõ đối tượng, hình thức, chương trình được quảng cáo, tài trợ. Làm rõ cơ chế tài chính của tài trợ, quyền lợi, trách nhiệm của nhà tài trợ trong tuyên truyền, quảng bá.
Việc xây dựng được khung pháp lý phân định rõ được các quyền lợi và trách nhiệm của từng chương trình, từng đối tác đối với mỗi sản phẩm đưa ra thị trường nhằm giúp cho các đối đối tác yên tâm trong việc lựa chọn các gói sản phẩm. Hướng đến các mục tiêu tăng nguồn thu và giảm các chi phí phải bỏ ra trong sản xuất và phát sóng.
Năm là, áp dụng khoán thu sự nghiệp cho từng phòng trong cơ quan:
Mức khoán ban đầu để trung bình và tăng dần theo từng năm. Mức khoán lớn nhất là phòng quảng cáo, sau là thời sự, chuyên đề, văn nghệ và các phòng khối quản lý và kỹ thuật. Xây dựng cơ chế cho khoán thu sự nghiệp; Tăng mức thưởng khi đạt, vượt mức khoán.
Xây dựng chính sách về mặt lương, thưởng rõ ràng thỏa đáng. Khen thưởng kịp thời, động viên đối với các nhân viên có thành tích xuất sắc để nhân viên có động cơ phấn đấu.