Những mối đe dọa Công ty đang gặp phải

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH ĐIEC COPAL VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2008 - 2013.PDF (Trang 57)

- Thực hiện chiến lược

2.4.4.Những mối đe dọa Công ty đang gặp phải

- Việt Nam gia nhập WTO sẽ đem đến nhiều cạnh tranh gây gắt. - Nhu cầu thay đổi model sản phẩm quá nhanh chống.

- Giá cả sản phẩm chính giảm mạnh trong khi giá nguyên liệu nhập khẩu giảm không đáng kể.

- Phụ thuộc vào nguồn cung cấp linh kiện từ nước ngoài nhiều.

- Khả năng chuyển giao sản lượng sản xuất giữa các công ty trong tập toàn khá cao.

2.4.5 Ma trận SWOT thu gọn Công ty TNHH Nidec Copal Việt Nam B ng 2.5: Ma trận thu gọn của NCVC

ĐIỂM MẠNH (STRENGHTS ) CƠ HỘI (OPPORTUNITIES) 1. Khả năng thích ứng với công nghệ sản

xuất nhanh chống.

2. Đội ngũ nhân viên trẻ và nhiệt tình.

3. Có mối quan hệ tốt trong tập đoàn.

4. Khả năng tài chính khá lớn, tình hình tài chính ổn định và lành mạnh.

5. Tỷ lệ nội địa hóa ngày càng tăng.

1. Tiềm năng thị trường mục tiêu lớn. 2. Nhu cầu giải trì bằng phượng tiện nghe nhìn ngày càng phổ biến, ứng dụng máy vi tính ngày càng rộng rãi và cần thiết.

3. Khả năng chuyển giao công nghệ giữa các nước trong khu cực cao.

4. Chính sách ưu đãi về thuế quan cho các doanh nghiệp hoạt động trong các khu chế xuất.

5. Nguồn cung lao động dồi dào ĐIỂM YẾU (WEAKNESSES) NGUY CƠ (THREATS) 1. Chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển

cao.

2. Công tác quản lý chưa hiệu quả. 3. Tình hình công nhân còn nhiều biến động, chưa ổn định.

4. Hoạt động Marketing, sản lượng sản xuất, sản lượng xuất hàng còn bị động từ công ty mẹ.

5. Việc lựa chọn nhà cung cấp còn hạn chế vì vậy khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào chưa ổn định, giá thành cao. chi phí cao.

1. Việt Nam gia nhập WTO sẽ đem đến nhiều cạnh tranh gây gắt.

2. Nhu cầu thay đổi model sản phẩm quá nhanh chống.

3. Giá cả sản phẩm chính giảm mạnh trong khi giá nguyên liệu nhập khẩu giảm không đáng kể.

4. Phụ thuộc vào nguồn cung cấp linh kiện từ nước ngoài nhiều.

5.Khả năng chuyển giao sản lượng sản xuất giữa các công ty trong tập toàn khá cao.

Kết luận chương

Môi trường kinh doanh về mặt hàng điện tử trên thế giới nói chung, thị trường Việt Nam nói riêng đang có những biểu hiện tích cực, nhất là thị trường điện thoại di động, máy vi tính… Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tốt, thu nhập của người dân ngày càng cao, môi trường chính trị và pháp luật ổn định và ngày càng hoàn thiện phù hợp với môi trường kinh doanh quốc tế. Điện thoại di động, máy vi tính… là sản phẩm nhạy cảm và hữu ích trong thời đại hiện nay. Điều này có thể kết luận thị trường quốc tế đặc biệt là thị trường Việt Nam là thị trường đầy tìm năng cho mặt hàng này.

Mức độ cạnh tranh mặt hàng này đang ở mức độ rất cao trong và ngoài nước. Vì là nhà xản xuất và kinh doanh một phần linh kiện trong sản phẩm chính và cung cấp cho hầu hết các hãng sản xuất sản phẩm chính nên công ty chú trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm.

Hệ thống bán hàng của công ty thông qua công ty mẹ tại Nhật còn đang bị động. Công ty cần mở rộng việc kinh doanh bán hàng trực tiếp đến khách hàng nhằm giảm thiểu chi phí bán hàng và chủ động hơn trong việc sản xuất kinh doanh. Với điều kiện của công ty và trong bối cảnh hiện nay, Công ty TNHH Nidec Copal Việt Nam cần có và làm rõ mục tiêu cụ thể.

Tình hình sản xuất kinh doanh tăng trưởng cao qua các năm, gia tăng về sản lượng đa dạng về chủng loại. Doanh số bán háng xuất khẩu năm nay cao hơn năm trước, tăng rõ qua các năm. Than phiền của khách hàng giảm, tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm cao góp phần giảm giá thành sản phẩm.

Qua phân tích trên, đã hệ thống được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của NCVC. Để tình hình sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và đạt mục tiêu đề ra, thì việc lập ra những chiến lược phù hợp với tình hình của công ty trong thị trường hiện nay là việc làm thiết yếu của nhà quản trị.

CHƯƠNG 3: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

CÔNG TY TNHH NIDEC COPAL VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2008-2013 3.1 XÂY DỰNG TẦM NHÌN, SỨ MẠNG, XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NCVC.

3.1.1 Xây dựng tầm nhìn chiến lược của NCVC:

Qua phân tích môi trường bên ngoài và hoàn cảnh nội của NCVC đã biết được những điểm mạnh, những điểm yếu, những cơ hội và những thách thức ảnh hưởng đến tình hình hoạt động công ty. NCVC xác định cho mình hướng di dài hạn hướng đến sự thỏa mãn khách hàng (về chất lượng, giá cả, công dụng của sản phẩm) với việc sản xuất linh kiện của sản phẩm chính. Tầm nhìn được xây dựng dựa vào những điểm mạnh và tận dụng những cơ hội hiện tại để đo lường những tổn thất trong tương lai.

3.1.2 Sứ mạng của NCVC:

Bằng các phương pháp quản lý có khoa học và ứng dụng hiệu quả công nghệ tiên tiến nhằm đạt được lợi nhuận một cách hợp pháp, đồng thời góp phần thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách tối đa, làm cuộc sống của người tiêu dùng ngày càng phong phú và thích nghi hơn. Tiến đến ngôi vị số một trong thị trường sản xuất linh kiện điện tử công nghệ cao tại Việt Nam, ngôi vị số một thế giới sản xuất motor rung dùng trong điện thoại di động.

3.1.3 M c tiêu của NCVC đến năm 2013:

+ Gia tăng tỷ lệ nội địa hoá các linh kiện sản xuất tại Công ty 50% (hiện nay 15%).

+ Tăng tỷ lệ người bản xứ trong cơ cấu ban giám đốc 60% (hiện nay 18%). + Tốc độ tăng sản lượng sản xuẩt 30%/ năm trong giai đoạn (2008- 2013).

+ Gia tăng tỷ lệ sản lượng sản xuất cho mặt hàng Geared và Stepping Motor từ 20% của năm 2008 đến 50% năm 2013.

+ Đạt lợi nhuận bình quân sau thuế 8% (mức lợi nhuận hiện nay 5.3%).

3.2 QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY

3.2.1 Hạn chế việc nhập nguyên liệu, phụ liệu từ nước ngoài, tăng tỷ lệ nội địa hóa 50% đến năm 2013.

Việc nhập khẩu nguyên phụ liệu gây cho công ty nhiều khó khăn trong sản xuất. Đồng thời dẫn đến giá thành sản phẩm cao do phải chịu các chi phí vận chuyển, phí giao dịch…và bị động trong việc chờ hàng khi nhà cung cấp không giao hàng kịp. Nội địa hoá nguồn nguyên liệu giúp công ty tiết giảm chi phí sản xuất và có một mức giá cạnh tranh hơn.

3.2.2 Nghiên cứu và mở rộng mặt hàng stepping và gear motor về số lượng, chất lượng và chủng loại.

Stepping và gear motor đang được khách hàng quan tâm từ 5 tháng gần đây. Từ sản xuất 100.000 sản phẩm/tháng đến nay đã lên đến 2.000.000 sản phẩm/ tháng. Điều này cho thấy khách hàng đang ưa chuộng mặt hàng này. Vì vậy, việc mở rộng sản xuất mặt hàng này là cần thiết về số lượng và chủng loại.

3.2.3 Giữ vững và tiếp tục đẩy mạnh tốc độ phát triển đối với mặt hàng Motor rung và Fan motor với giá cả cạnh tranh.

Motor rung và Fan motor là mặt hàng chủ lực của công ty với sản lượng xuất khẩu hàng năm tương đối ổn định. Duy trì và phát triển mặt hàng này với giá cả cạnh tranh sẽ góp phần nâng cao thêm thị phần.

3.2.4 Duy trì thị trường hiện tại và phát triển thị trường mục tiêu mới.

Đây là quan điểm chung và phổ biến cho hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Quan điểm này nhằm mục đích mở rộng thị phần, tăng doanh số và tạo điều kiện tiếp cận với khách hàng tiềm năng.

3.3 MA TRẬN SWOT VAØ CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

3.3.1 Bảng 3.1: Ma trận chiến lược SWOT

Ma trận chiến lược SWOT của NCVC

CƠ HỘI (OPPORTUNITIES)

1. Tiềm năng thị trường mục tiêu lớn.

2. Nhu cầu giải trì bằng phượng tiện nghe nhìn ngày càng phổ biến, ứng dụng máy vi tính ngày càng rộng rãi và cần thiết.

3. Khả năng chuyển giao công nghệ giữa các nước trong khu cực cao.

4. Chính sách ưu đãi về thuế quan cho các doanh nghiệp hoạt động trong các khu chế xuất.

5. Nguồn cung lao động dồi dào.

NGUY CƠ (THREATS) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Việt Nam gia nhập WTO đem đến nhiều cạnh tranh gây gắt.

2. Nhu cầu thay đổi mẫu mã sản phẩm quá nhanh.

3. Giá cả sản phẩm chính giảm mạnh trong khi giá nguyên liệu nhập khẩu giảm không đáng kể.

4. Phụ thuộc vào nguồn cung cấp linh kiện từ nước ngoài nhiều.

5. Khả năng chuyển giao sản lượng sản xuất giữa các công ty trong tập toàn khá cao.

ĐIỂM MẠNH (STRENGHTS )

1. Khả năng thích ứng với công nghệ sản xuất nhanh.

2. Đội ngũ nhân viên trẻ và nhiệt tình.

3. Có mối quan hệ tốt trong tập đoàn.

4. Khả năng tài chính khá lớn, tình hình tài chính ổn định và lành mạnh

5. Tỷ lệ nội địa hoá tương đối lớn.

Kết hợp S/O

Các chiến lược kết hợp điểm mạnh để tận dụng cơ hội: (S1, S2, S4 + O1,O2,O3) 1. Chiến lược thâm nhập, phát triển thị trường.

(S2, S4,S5 + O3,O4,O5) 2. Chiến lược giảm phí, giảm giá thành.

(S1, S2, S4 + O3, O4)

3. Chiến lược phát triển sản phẩm.

Kết hợp S/T

Các chiến lược kết hợp điểm mạnh để hạn chế nguy cơ: (S1, S2, S4 + T2, T5)

1 Chiến lược bảo toàn sản lượng sản xuất.

(S4, S5 + T1,T3,T4)

2. Chiến lược cạnh tranh về giá.

ĐIỂM YẾU (WEAKNESSES)

1. Chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển cao.

2. Công tác quản lý chưa hiệu quả

3. Tình hình công nhân còn nhiều biến động, chưa ổn định.

4. Hoạt động Marketing, sản lượng, xuất hàng bị động từ công ty mẹ.

5. Lựa chọn nhà cung cấp còn hạn chế, khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào chưa ổn định, giá thành cao, chi phí cao.

Kết hợp W/O

Các chiến lược kết hợp tận dụng cơ hội, khắc phục yếu

điểm: (O4, O5 + W1, W5) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Chiến lược giảm chi phí đầu vào.

(O1, O2, O3, O5 + W3, W4) 2. Chiến lược ổn định nguồn nhân lực, chủ động sản xuất và kinh doanh.

Kết hợp W/T

Các chiến lược kết hợp những yếu điểm và đe dọa: (T2, T5 + W2)

1. Chiến lược đào tạo, tu nghiệp tại ngoại.

3.3.2 Nội dung các chiến lược đề xuất ứng dụng tại công ty TNHH Nidec Copal Việt Nam giai đoạn 2008-2013 Copal Việt Nam giai đoạn 2008-2013

3.3.2.1. Sự kết hợp S1, S2, S4 + O1,O2,O3 xây dựng chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường.

Tận dụng những điểm những điểm mạnh vốn có của NCVC: khả năng thích ứng với công nghệ sản xuất nhanh chống với đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình cùng với khả năng tài chính lớn và ổn định. Kết hợp với những cơ hội đưa đến với tìm năng thị trường trong và ngoài nước cho mặt hàng điện tử ngày càng rộng lớn cùng với nhu cầu giải trí, thông tin ngày càng phổ biến và khả năng chuyển giao công nghệ cao. NCVC mạnh dạng xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới ở thị trường hiện tại và cả thị trường mới.

Chiến lược thâm nhập thị trường nhằm tăng doanh số trong thị trường hiện tại với sản phẩm hiện tại. Hai loại mặt hàng được xem là thế mạnh và truyền thống của NCVC là motor rung dùng trong điện thoại di động và Fan motor dùng trong máy vi tính. Vì hai mặt hàng này đã được khách hàng chấp nhận nên việc thâm nhập thị trường với các điều kiện nội lực của công ty là không khó. Tuy nhiên, để chiến lược này thành công cần phải ổn định chất lượng sản phẩm, tránh sự than phiền của khách hàng về chất lượng.

Chiến lược phát triển thị trường nhằm đưa các sản phẩm vào khu vực địa lý mới, tìm kiếm khách hàng mới. Sản phẩm của NCVC hiện nay 80% là bán thông qua công ty mẹ tại Nhật, sau đó công ty mẹ phân phối sản phẩm đến các khách hàng. 20% thị trường còn lại NCVC xuất bán trực tiếp tới khách hàng. Theo kế hoạch vào tháng 12/2008, NCVC sẽ xuất hàng cho hãng Nokia, một thị trường mới và đầy tìm năng. Để chiến lược này thành công, NCVC phải biết kết hợp những điểm mạnh vốn và những cơ hội khách quan của NCVC.

3.3.2.2 Kết hợp S2, S4, S5 + O3, O4, O5 xây dựng chiến lược giảm chi phí, giảm giá thành.

Với tình hình hiện nay của công ty NCVC, nguồn cung cấp linh kiện cho NCVC phần lớn đều ở nước ngoài (chiếm 85%), ngay cả phụ liệu. Việc nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài đã gây nhiều khó khăn cho NCVC trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể như việc đặt hàng phải được thực hiện trước đó 1.5 tháng, có một số linh kiện 2 tháng. Điều này gây khó khăn cho việc thay đổi đơn hàng mỗi khi thị trường biến động, thay đổi. Ngoài ra, các loại chi phí vận chuyển, bảo hiểm… ngày càng tăng theo tình hình biến động giá cả thị trường hiện nay làm tăng giá thành sản xuất.

Khả năng chọn lựa nhà cung cấp của NCVC còn hạn chế, chủ yếu tập trung mua một loại nguyên liệu ở một nhà cung cấp. Chính điều này gây khó khăn cho NCVC mỗi khi sản lượng sản xuất tăng đột ngột nên khả năng cung cấp linh kiện không kịp lúc ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Vì thế việc thực hiện chiến lược này sẽ giúp cho NCVC chủ động hơn trong việc sản xuất, tăng tỉ lệ nội địa hoá nguồn linh kiện, giảm chi phí sản xuất nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh về giá.

Chiến lược này có thể thực hiện dưới hình thức tăng cường liên kết, tìm kiếm các nhà cung cấp linh kiện trong nước, chủ yếu gia tăng hàng nội địa 50% đến năm 2013 sản xuất tại công ty nhằm giảm giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh. Hiện nay, NCVC có đội ngũ nhiên viên trẻ nhiệt tình cùng với sự hớp tác của các công ty trong tập đoàn, NCVC mở rộng thêm mối liên kết với các công ty trong tập đoàn nhập máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ để sản xuất kinh kiện tại NCVC.

3.3.2.3 Sự kết hợp S1, S2, S4 + O3, O4 xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm.

Ngành công nghệ điện tử tin học đang có tốc độ tăng trưởng và thay đổi một cách nhanh chống, các sản phẩm điện tử, phương tiện nghe nhìn, sản phẩm dành cho hoạt động giải trí được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong cuộc sống chúng ta. Với một trị trường mà sản phẩm nhạy cảm luôn thay đổi theo nhu cầu, vừa là thị trường hiện tại và cũng là thị trường tìm năng cho các sản phẩm và dịch vụ mới ra đời. Một thị trường đòi hỏi về sự thay đổi nhu cầu như thế thì chiến lược phát triển sản phẩm là một chiến lược quan trọng mà NCVC phải luôn theo đuổi.

Thực hiện chiến lược này, NCVC tận dụng điểm mạnh về vốn, khả năng thích ứng công nghệ cao, và có đội ngũ nhân viên năng động và nhiệt tình cùng thích ứng công nghệ cao, và có đội ngũ nhân viên năng động và nhiệt tình cùng với cơ hội về chính sách ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu. Để chiến lược đi đến thành công không chỉ quan tâm đến việc đầu tư mà tập trung việc nghiên cứu như cầu thị trường mới, đời sống sản phẩm. Là một công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, sản xuất và xuất bán tại thị trường nước ngoài, sản phẩm là những linh kiện của sản phẩm chính. Khách hàng là những nhà sản xuất sản phẩm chính. Việc nghiên cứu thị trường nước ngoài là yếu điểm của công ty, vì vậy cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía công ty mẹ tại Nhật trong việc nghiên cứu thị trường, chuyển giao công nghệ để phát triển các sản phẩm mới.

3.3.2.4 Sự kết hợp S1, S2, S4 + T2, T5 xây dựng chiến lược bảo toàn sản lượng sản xuất.

Với tình hình kinh tế thị trường thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đang gặp nhiều khó khăn, NCVC không ngoại lệ, nguy cơ chuyển giao sản lượng sản xuất sang các công ty khác trong tập đoàn là rất cao. Để khắc phục nguy cơ có thể xẩy ra, ngay từ bây giờ NCVC tận dụng những ưu điểm vốn có về: khả

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH ĐIEC COPAL VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2008 - 2013.PDF (Trang 57)