Sơ đồ tổ chức Công ty và chức năng các phòng ban

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH ĐIEC COPAL VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2008 - 2013.PDF (Trang 40)

- Thực hiện chiến lược

2.1.3Sơ đồ tổ chức Công ty và chức năng các phòng ban

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức:

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức của NCVC.

2.1.3.2 Chức năng các phòng ban:

- Phòng tổng vụ nhân sự:

Lập kế hoạch tuyển dụng đào tạo, kế hoạch giảm thiểu chi phí quản lý. Kiểm tra thực hiện chế độ đời sống cho toàn bộ công nhân viên (vấn đề lương, phép thưởng, bảo hiểm, y tế, phúc lợi khác…). Kiểm tra xem xét các văn bản

Phòng tổng vụ nhân sự Tổng giám đốc Phòng tài chính, kế toán Giám đốc Giám đốc Phó tổng giám đốc Phòng quản lý chất lượng

Phân xưởng sản xuất Motor rung Phân xưởng sản xuất

Fan motor Phân xưởng sản xuất

Gear, Steping motor Phân xưởng sản xuất

model khác Phòng kỹ thuật Phòng quản lý sản xuất Giám đốc Giám đốc Giám đốc Giám đốc Giám đốc Giám đốc Giám đốc

Phân xưởng sản xuất nguyên liệu Giám đốc

hành chính nội bộ, công văn đi và đến. Lập kế hoạch đón khách, giao tiếp với các cơ quan ban ngành quản lý.

- Phòng tài chính, kế toán:

Chịu trách nhiệm kiểm soát hệ thống kế toán và mọi vấn đề liên quan đến công tác tài chính, kế toán của công ty. Làm việc với cơ quan có liên quan để kiểm soát và bảo đảm tài sản công ty. Phân tích tình hình tài chính và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng, năm... Lập kế hoạch chi thu chi… đồng thời chuẩn bị cho các yêu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất.

- Phòng quản lý sản xuất:

Chịu trách nhiệm chính về hệ thống thông tin của toàn công ty, xử lý nhận và phát hàng đơn hàng bằng hệ thống xử lý dữ liệu (EDP – Electric Data Process).

Lập kế hoạch mua nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất. Lập kế hoạch giảm phí, giảm thiểu hàng tồn kho nguyên phụ liệu. Quản lý xuất nhập tồn kho nguyên, phụ liệu, hàng thành phẩm. Lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch xuất hàng mỗi tháng và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch mỗi ngày, lập chứng từ xuất khẩu hàng thành phẩm, nhập khẩu nguyên phụ liệu.

Lập danh sách các nhà cung cấp trong và ngoài nước được xét duyệt để đánh giá theo định kỳ 6 tháng, đồng thời cập nhật thêm các nhà cung cấp được xét duyệt mới. Định kỳ 3 tháng đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng mua sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp công ty mẹ.

- Phòng quản lý chất lượng:

Lập kế hoạch giảm thiểu than phiền của khách hàng, giảm thiểu tỷ lệ hàng hư của sản phẩm. Kiểm tra công đoạn sản xuất, tính bền sản phẩm, kiểm tra nguyên liệu đầu vào và thành phẩm trước khi xuất xưởng.

Công nhận và chỉnh sửa tài liệu ISO (International System Organazation) cho toàn Công ty. Đặt mục tiêu chất lượng, môi trường cho toàn công ty.

- Phòng kỹ thuật:

Lập kế hoạch hàng hư công đoạn, chuẩn bị máy móc, công cụ phục vụ sản xuất. Đánh giá hàng thử nghiệm trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt. Xem xét việc soạn thảo, phát hành, tiếp nhận và quản lý bản vẽ, bảng thiết kế, bảng hướng dẫn sản phẩm. Kiểm tra hiệu chuẩn, bảo trì lắp đặt và chỉnh sửa công cụ, máy móc sản xuất.

- Phân xưởng sản xuất:

Giảm thiểu hàng hư công đoạn, nâng cao năng suất sản xuất, thực hiện theo kế hoạch sản xuất đề ra. Quản lý sản lượng sản xuất đầu vào và sản lượng sản xuất đầu ra.

2.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NCVC. XUẤT KINH DOANH CỦA NCVC.

2.2.1. Phân tích tổng quát các yếu tố tác động.

2.2.1.1 Yếu tố kinh tế vĩ mô:

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng GDP đạt mức cao. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, kinh tế Việt Nam đang có những bước tăng trưởng tốt. Theo số liệu Tổng cục Thống kê, GDP của Việt Nam năm 2007 tăng 8.48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8,2% – 8.5%). Tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực (theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển Châu Á – ADB năm 2007 kinh tế Trung Quốc tăng 11.2%, Việt Nam tăng 8.3%, Malayxia tăng 6.2%, Thái Lan tăng 4%, Indonexia tăng 6.2%, Philiping tăng 6.6%, Xingapore tăng 7.5%). Công nghiệp và dịch vụ đều phát triển rất mạnh, vốn đầu tư trực tiếp từ ngoài nước tăng khá cao, năm 2007 đạt khoảng 20.3 tỷ USD tăng 69.3% so với năm 2006.

Bước sang năm 2008, những biến động bất lợi của nền kinh tế thế giới, trong 6 tháng đầu năm 2008 cùng với thiên tai, khủng hoảng kinh tế.. đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế xã hội nước ta. Tuy vậy, tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2008 vẫn phát triển ổn định, nhiều vấn đề bức xúc đã được giải quyết. Ước tính GDP 6 tháng đầu năm 2008 tăng 6.5% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm và thủy sản tăng 3.04%, công nghiệp và xây dựng tăng 7%, dịch vụ tăng 7.6%.

Thu nhập bình quân đầu người của khu vực Nhà nước đạt 2.3 triệu đồng/ tháng tăng 21.1% so với cùng kỳ năm 2007. Tuy nhiên chỉ giá tiêu dùng tăng và biến động đáng kể nên ảnh hưởng đến đời sống người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.2 Yếu tố chính trị và pháp luật

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, môi trường chính trị Việt Nam rất ổn định, nhất là từ khi giành được độc lập. Từ sau khi Đảng quyết định chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế mở, kinh tế thị trường đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Năm 1992 Khu chế xuất Tân Thuận được hình thành, là Khu chế xuất đầu tiên ở Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhất trong cả nước. Như vậy, sự ổn định về chính trị là một điều kiện tốt để các nhà đầu tư mạnh dạng đầu tư các hoạt động kinh doanh vào Việt Nam. Sau sự kiện ngày 11/9 tại Mỹ, Việt Nam đã được bình chọn là nước an toàn nhất về đầu tư tại các nước Châu Á.

Việt Nam từng bước hòa nhập trong xu thế toàn cầu hóa với việc ký kết hợp đồng song phương với Mỹ vào năm 2001. Việt Nam gia nhập AFTA vào năm 2003, tổ chức hội nghị Á – Aâu năm 2004. Đặc biệt Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 11/ 2006 đã và đang tạo ra những cơ hội kinh doanh tốt để nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới. Tuy vậy, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Trong xu thế hội nhập, Quốc hội đã ban hành và tiếp tục hoàn chỉnh các bộ luật, Luật đầu tư nước ngoài, Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp,…nhằm đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế. Một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định là điều kiện tiên quyết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhất là ở các Khu chế xuất, khu công nghiệp…

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong việc triển khai và chấp hành lu t định. Nôi dung các điều luật chưa rõ ràng và hợp lý, thiếu sự nhất quán và đồng bộ giữa các quy định, điều khoản… những hạn chế này đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Mặc dù Việt Nam có tình hình chính trị ổn định nhưng bộ máy cán bộ hành chính còn tồn động cửa quyền, tham ô, và những thành phần chuyên tìm khe hở của luật pháp làm trái pháp luật.

2.2.1.3 Yếu tố văn hóa xã hội.

Với dân số hiện nay ở Việt Nam trên 86 triệu người, đây là thị trường đầy tiềm năng tiêu thụ sản phẩm tin học, điện tử. Thêm vào đó, tốc độ đô thị hóa nông thôn ngày càng tăng. Nhà nước tiếp tục chủ trương thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hóa nông thôn, làm cho đời sống người dân được cải thiện. Mạng lưới điện ở các vùng xa ngày càng phát triển. Nhu cầu thông tin người dân càng càng cao. Chương trình vi tính hóa đang được phổ cập trong tất cả các trường học khắp cả nước. Do đó nhu cầu sử dụng điện thoại di động, máy vi tính, máy chụp hình … ngày càng gia tăng.

Mặt dù Công ty TNHH Nidec Copal Việt nam chuyên cung cấp linh kiện cho mặt hàng đồ điện tử như: Motor rung (viration motor) dùng trong điện thoại di động, motor quạt (fan motor) dùng trong máy vi tính, motor nhảy (steping motor) dùng trong các đầu đĩa VCD, DVD, máy chụp hình… trước sự biến động

về dân số, văn hóa xã hội ở Việt Nam và trên thế giới đều ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

2.2.1.4 Yếu tố khoa học công nghệ.

Một trong những yếu tố để sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường là trình độ kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Trong thời gian gần đây, khoa học và công nghệ trên thế giới có những bước tiến nhảy vọt và là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất và thương mại của mỗi doanh nghiệp. Ngành công nghệ của các sản phẩm điện tử nhất như điện thoại di động, máy vi tính, máy chụp hình …. là những sản phẩm có hàm lượng công nghệ trí tuệ cao và thay đổi nhanh chống.

Xu thế nhảy vọt về khoa học, công nghệ và xu thế toàn cầu hóa là cơ hội lớn đề các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thiết bị. Tuy nhiên, đây là ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn và lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao để tiếp thu và vận hành tốt trong sản xuất đồng thời là mối đe dọa cho những doanh nghiệp chưa đủ điều kiện thay đổi công nghệ dẫn đến tục hậu và không đáp ứng kịp với thay đổi của thị trường.

2.2.2 Phân tích môi trường cạnh tranh của NCVC (theo năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter). tranh của Michael Porter).

2.2.2.1.Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành:

Là nhà sản xuất linh kiện điện tử, cạnh tranh của các nhà sản xuất kinh doanh sản phẩm chính cũng là sự cạnh tranh của các nhà sản xuất linh kiện. Vì đặt điểm này, NCVC đang gặp khó khăn trong việc giữ khách hàng.

Sản phẩm NCVC xuất bán 100% thị trường nước ngoài, trong đó 80% phụ thuộc vào công ty mẹ. Đây là một trong những khó khăn của NCVC, NCVC không chỉ chịu sự cạnh tranh trong ngành mà còn chịu sự chi phối của các công ty trong tập đoàn ở hải ngoại. Hiện nay, các công ty trong tập đoàn đều có khả

năng sản xuất cùng các loại sản phẩm như nhau, vì vậy khả năng chuyển đổi sản phẩm từ công ty này sang công ty khác là rất cao nếu như công ty hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả kém (chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu, giá thành cao, chi phí quản lý, chi phí sản xuất cao, sản lượng xuất hàng không đáp ứng đủ…). Trong điều kiện thị trường biến động như hiện nay, NCVC cần nghiên cứu kỹ các yếu tố tác động đến môi trường hoạt động kinh doanh nhằm tạo cho mình lợi thế cạnh tranh.

2.2.2.2 Nguy cơ thâm nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Thị trường thế giới nói chung, thị trường Việt Nam nói riêng có rất nhiều nhà sản xuất điện thoại di động, máy vi tính, máy chụp hình…đây là cơ hội cho NCVC có khả năng thâm nhập thị truờng mới. Tuy nhiên có những nguy cơ bị phân chia thị trường từ các đối thủ cạnh tranh tìm ẩn. Các đối thủ cạnh tranh này không chỉ là những công ty mới ra đời, mà chính là những đối thủ cạnh tranh hiện hữu nhưng với sản phẩm mới, công nghệ mới.

2.2.2.3 khách hàng:

Công ty bán sản phẩm với sản lượng lớn đối với mỗi khách hàng, nên gặp nhiều áp lực. Họ yêu cầu rất nghiêm khắc về chất lượng sản phẩm. Theo định kỳ khách hàng kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm tại công ty. Nếu chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu thì họ chấm dứt việc đặt hàng. Hiện nay, thị trường tiêu thụ của công ty 100% thị trường nước ngoài sản phẩm công ty được phân phối sỉ theo 2 kênh: bán trực tiếp đến khách hàng, và bán hàng thông qua công ty mẹ tại Nhật. Khách hàng là những nhà sản xuất sản phẩm chính như điện thọai di động, máy vi tính xách tay, đầu dĩa, máy quay phim…(khách hàng là những nhà sản xuất sản phẩm chính của hãng Samsung, Sonny Erisson, LG, Panasonic, Sony, Nokia…vì đặc tính của sản phẩm chính thường xuyên thay đổi về kiểu dáng, chức năng nên sản phẩm của Công ty cũng phải thường xuyên

thay đổi theo yêu cầu khách hàng. Hiện nay điện thoại di động của Nokia chiếm khoảng 40% thị trường thế giới và là thị trường mới của công ty.

2.2.2.4 Thế mặc cả từ phía các nhà cung cấp:

Nidec Copal Việt Nam nhập nguồn nguyên phụ liệu từ 60 nhà cung cấp trong và ngoài nước khác nhau, tập trung ở các nước: Nhật, Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Việt Nam. Tất cả các nhà cung cấp được công ty lựa chọn và đánh giá theo định kỳ để đưa vào nhà cung cấp được xét duyệt (nhà cung cấp được xét duyệt phải tuân thủ theo tiêu chuẩn QCD – chất lượng, giá cả, thời hạn giao hàng). Việc mua nguyên liệu của các nhà cung cấp được xét duyệt, công ty sẽ mua được nguyên phụ liệu đúng chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng theo thỏa thuận. NCVC đang bị áp lực từ phía nhà cung cấp vì mua mỗi nguyên liệu tại mỗi nhà cung cấp với số lượng lớn, nên đôi khi gặp khó khăn khi nhà cung cấp không cung cấp đủ nguyên liệu ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, đây là yếu điểm NCVC đang gặp phải. Vì đặc điểm này, công ty cần có chiến lược cung cấp đầu vào. Hiện nay công ty đang có kế hoạch mở rộng sản xuất linh kiện nội địa, đây cũng là mục tiêu đặt ra đến năm 2013 của công ty, nhằm giảm giá thành sản phẩm, mặt khác giảm bớt rủi ro khi phải phụ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài nhiều.

2.2.2.5 Mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế:

Phương tiện thông tin liên lạc, các mặt hàng điện tử luôn thay đổi kiểu dáng mẫu mã theo thời gian, có chu kỳ sống ngắn. Chính vì vậy, nguy cơ sản phẩm với kiểu dáng mới ra đời thay thế sản phẩm cũ là tất yếu.

Mặt dù sản xuất những phụ kiện cho sản phẩm chính nhưng công ty luôn tập trung nghiên cứu thay đổi, cải tiến kỹ thuật công nghệ khi khách hàng yêu cầu thay đổi sản phẩm nhằm giảm thiểu rủi ro bị xâm phạm từ các sản phẩm

thay thế. Chính sự thay đổi của sản phẩm nhanh chống mà công ty còn đang bị tồn động một số nguyên liệu cũ chưa giải quyết.

Qua phân tích các yếu tố tổng quát và môi trường tác động đến tình hình hoạt động NCVC, và thông tin thu thập từ bảng câu hỏi xây dựng ma trận các yếu tố bên ngoài. Trong ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài gồm:

Lập danh mục các yếu tố tiêu biểu quyết định ảnh hưởng đến hoạt động của NCVC bao gồm cả những cơ hội và những nguy cơ. Danh mục được liệt kê từ việc thu thập thông tin, phân tích, thống kê, chọn lựa và so sánh từ các yếu tố bên ngoài tác động đến NCVC gồm 12 yếu tố (7 yếu tố tạo ra những cơ hội và 5 yếu tố đem lại những nguy cơ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Mỗi hạng mục có một mức độ quan trọng sao cho tổng số mưc độ quan trọng bằng 1. Mức độ quan trọng dựa theo ngành và được xác định bằng cách so sánh và thu thập từ bảng câu hỏi phỏng vấn.

Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố. Trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình và 1 là phản ứng ít. Sự phân loại này phụ thuộc vào tình hình hoạt động của NCVC. Nếu một yếu tố tác động đến công ty và công ty phản ứng tốt thì được phân loại là 4.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH ĐIEC COPAL VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2008 - 2013.PDF (Trang 40)