Xem phụ lục A, sách giáo khoa trang 121: Một số phép toán thường dùng và giá trị phép toán logic

Một phần của tài liệu Giáo án Tin học 11 chuẩn KTKN_Bộ 1 (Trang 28)

phép toán logic

TIẾT CT: 07

Bài 7: CÁC THỦ TỤC VÀO RA ĐƠN GIẢN I. MỤC TIÊU:

a/ Về kiến thức:

- Biết được các lệnh vào ra đơn giản để nhập dữ liệu từ bàn phím hoặc đưa dữ liệu ra màn hình.

b/ Về kỹ năng:

- Viết được một số lệnh vào/ra đơn giản.

c/ Thái độ:

- Có thái độ ham thích tìm hiểu ngôn ngữ Pascal

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC

a/ Phương pháp: Thuyết trình – vấn đáp – ví dụ thực tiễn

b/ Phương tiện:

- Giáo viên: bảng viết, sách, tài liệu minh hoạ, bài tập mẫu - Học sinh: sách giáo khoa

1. Phương pháp:

Kết hợp phương pháp giảng dạy như: truyền thống, vấn đáp, có hình minh hoạ.

2. Phương tiện:

- Sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 11. - Sách tham khảo (nếu có).

- Tranh chứa các biểu thức trong toán học, máy chiếu, máy vi tính, một số chương trình sẵn.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

- Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ:

1. Trình bày một số phép toán và hàm số học chuẩn

2. Thực hiện việc chuyển đổi một số biểu thức từ toán học sang Pascal và ngược lại 3. Giới thiệu bài mới

- Tiến hình hoạt động bài mới

Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò HOẠT ĐỘNG 1:

Tìm hiểu thủ tục nhập dữ liệu vào từ bàn phím

a/ Mục tiêu

- Giúp HS thấy được sự cần thiết của thủ tục nhập DL. - Biết được cấu trúc chung của thủ tục nhập DL. b/ Nội dung

1./ Nhập dữ liệu vào từ bàn phím

- Dùng để đưa nhiều bộ DL khác nhau cho cùng một chương trình xử lí. Nhập: Read/Readln(<tên_biến_1> ,..., <tên_biến_n>)

Đặt vấn đề: Khi giải quyết 1 bài toán, ta phải đưa DL vào để máy tính xử lí, việc đưa DL bằng lệnh gán sẽ làm cho chương trình chỉ có

tác dụng với 1 DL cố định. Để chương trình giải quyết được nhiều bài toán hơn, ta sử dụng thủ tục nhập DL.

- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết cấu trúc chung của thủ tục nhập DL trong ngôn ngữ Pascal:

- Nêu VD: Khi viết chương trình giải phương trình ax + b = 0, ta phải nhập vào các đại lượng nào? Viết lệnh nhập?

Chiếu 1 chương trình Pascal đơn giản có lệnh nhập cho 2 biến.

- Thực hiện chương trình và thực hiện nhập DL.

- Hỏi: Khi nhập giá trị cho nhiều biến, ta thực hiện như thế nào?

- Yêu cầu HS thực hiện nhập DL cho chương trình.

- Nghiên cứu SGK và suy nghĩ để trả lời. Read(<tên_biến_1>,...,<tên_biến_n>); Readln(<tên_biến_1>,...,<tên_biến_n>); - Phải nhập giá trị cho 2 biến: a, b

- Viết lệnh: Readln(a,b);

2. Quan sát chương trình VD của GV.

- Những giá trị này phải được gõ cách nhau ít nhất 1 dấu cách hoặc kí tự xuống dòng.

- Lên bảng thực hiện nhập theo yêu cầu của GV.

HOẠT ĐỘNG 2:

Tìm hiểu thủ tục đưa dữ liệu ra màn hình

a/ Mục tiêu

- Giúp HS thấy được sự cần thiết của thủ tục đưa DL ra màn hình. - Biết được cấu trúc chung của thủ tục đưa DL ra màn hình. b/ Nội dung

2./ Đưa dữ liệu ra màn hình

- Dùng để đưa kết quả sau khi xử lí ra màn hình đẻ người sử dụng thấy. - Xuất: Write/Writeln(<Tham_số_1>,...,<Tham_số_n>);

Đặt vấn đề: Sau khi xử lí xong, kết quả tìm được đang được lưu trong bộ nhớ. Để thấy được kết quả trên màn hình ta sử dụng thủ tục xuất DL.

- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết cấu trúc chung của thủ tục xuất DL trong ngôn ngữ lập trình Pascal:

- Nêu VD: Khi viết chương trình giải phương trình ax + b = 0, ta phải đưa ra màn hình giá trị của nghiệm –b/a, Ta phải viết lệnh như thế nào?

Viết 1 chương trình Pascal đơn giản.

Program VD;

1. Chú ý lắng nghe dẫn dắt của GV.

Write(<tên_biến_1>,...,<tên_biến_n>); Writeln(<tên_biến_1>,...,<tên_biến_n>);

- Phải nhập giá trị cho 2 biến: a, b - Viết lệnh: Writeln(-b/a);

Var x, y, z:integer; Begin Writeln(‘Nhập vào 2 số: ’); Readln(x,y); z:=x+y; Write(x:6, y:6, z:6); Readln; End.

- Thực hiện chương trình và thực hiện nhập DL để HS thấy được kết quả trên màn hình.

- Hỏi: Chức năng của lệnh Writeln();

- Hỏi: Ý nghĩa của 6 trong lệnh Write(...);

- Hỏi: Khi các tham số trong lệnh Write() thuộc kiểu Char hoặc Real thì quy định vị trí như thế nào?

- Cho VD cụ thể với 2 biến c kiểu Char và r kiểu nguyên.

- Viết ra màn hình dòng chữ và đưa con trỏ xuống dòng.

- Dành 6 vị trí trên màn hình để viết số x, 6 vị trí tiếp theo để viết số y, 6 vị trí tiếp theo để viết số z

- Khi các tham số có kiểu kí tự, việc quy định vị trí giống kiểu nguyên.

- Khi các tham số có kiểu thực thì phải quy định hai loại vị trí: vị trí cho toàn bộ số thực và vị trí cho phần thập phân.

- VD: Write(c:8); Write(r:8:3);

IV. DĂN DÒ:

- Bằng thực hành trên máy:

+ Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa Write(); và Writeln(); + Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa Read(); và Readln(); + Tìm hiểu chức năng của lệnh Readln; Writeln không tham số

TIẾT CT: 07

Bài 8: SOẠN THẢO – DỊCH – HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH I. MỤC TIÊU:

a/ Về kiến thức:

- Biết các bước: Soạn thảo, dịch và thực hiện và hiệu chỉnh chương trình - Biết một số công cụ của môi trường lập trình cụ thể

- Biết sử dụng chương trình dịch để phát hiện và sửa các lỗi đơn giản

b/ Về kỹ năng:

- Biết sử dụng chương trình dịch để phát hiện và sửa các lỗi đơn giản

c/ Thái độ:

- Có thái độ ham thích khi thao tác với một chương trình Pascal cụ thể.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC

a/ Phương pháp: Thuyết trình – vấn đáp – ví dụ thực tiễn

b/ Phương tiện:

- Giáo viên: bảng viết, sách, tài liệu minh hoạ, bài tập mẫu - Học sinh: sách giáo khoa

1. Phương pháp:

Kết hợp phương pháp giảng dạy như: truyền thống, vấn đáp, có hình minh hoạ.

2. Phương tiện:

- Sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 11. - Sách tham khảo (nếu có).

- Tranh chứa các biểu thức trong toán học, máy chiếu, máy vi tính, một số chương trình sẵn.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

- Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ:

1. Trình bày câu lệnh nhập dữ liệu vào từ bàn phím? 2. Trình bày câu lệnh xuất dữ liệu ra màn hình?

3. Trình bày ý nghĩa lệnh readln và writeln khi không có tham số đi kèm? 4. Giới thiệu bài mới

- Tiến hình hoạt động bài mới

Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò HOẠT ĐỘNG 1:

Làm quen với Turbo Pascal

a/ Mục tiêu

- Biết khởi động môi trường soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình của ngôn ngữ lập trình Pascal..

b/ Nội dung

- Khởi động Pascal : nháy đúp vào Borland Pascal. Exe - Soạn thảo: Gõ đúng một chương trình

- Lưu chương trình : F2 - Dịch: Alt_F9

Đặt vấn đề : Để sử dụng được Turbo Pascal, trên máy phải có các file chương trình cần thiết. Tham khảo SGk và cho biết tên các file chương trình đó.

Trình diễn cách khởi động Turbo Pascal thông qua máy chiếu.

- Giới thiệu màn hình soạn thảo chương trình: bảng chọn, con trỏ, vùng soạn thảo...

Một phần của tài liệu Giáo án Tin học 11 chuẩn KTKN_Bộ 1 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w