Kế toán doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán.

Một phần của tài liệu Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Phân Lân Nung Chảy Văn Điển (Trang 42)

2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng ở cống ty Phân Lân Nung Chảy Văn

2.2.3.Kế toán doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán.

2.2.3.1. Kế toán doanh thu bán hàng.

Thực tế tại công ty chỉ tiêu thụ thành phẩm theo phơng thức tiêu thụ trực tiếp : hoặc giao tại doanh nghiệp hoặc là bán giao hàng tại địa chỉ quy định trong hợp đồng mua bán đã ký kết. Công ty không sử dụng phơng thức bán hàng qua đại lý. Vì vậy, toàn bộ sản phẩm xuất ra khỏi kho của doanh nghiệp đều là hàng đã tiêu thụ và hạch toán vào doanh thu.

Trình tự ghi sổ doanh thu bán hàng :

+ “Hoá đơn GTGT”:

Hóa đơn GTGT thể hiện nhu cầu của khách hàng cần mua hàng nào, số lợng và phơng thức thanh toán. Hoá đơn GTGT ghi rõ giá bán, doanh thu, thuế GTGT và tổng giá thanh toán.

Hoá đơn GTGT là căn cứ hàng ngày kế toán vào “Sổ chi tiết TK 511” theo từng dòng mỗi dòng một hóa đơn, vào “Sổ chi tiết TK 131”đối với hàng bán theo phơng thức trả chậm.

+ “Sổ chi tiết bán hàng ”:

Hoá đơn GTGT

Sổ chi tiết TK 511 Sổ chi tiết TK 131

Nhật ký chứng từ số 8

Do sản phẩm của công ty đợc tiêu thụ ở cả hai miền, miền Nam và miền Bắc. Tại miền Bắc, chủ yếu khách hàng đến tại công ty để mua hàng, chỉ một số trờng hơp công ty mới vận chuyển tận nơi. Song, với thị trờng tiêu thụ miền Nam thì thông thờng công ty phải vận chuyển tới nơi quy định, do vậy, giá bán sản phẩm trên thị trờng miền Nam cao hơn thị trờng miền Bắc(thị trờng miền Nam chỉ tiêu thụ đợc sản phẩm phân lân nung chảy).

Chính vì đặc điểm trên nên “Sổ chi tiết bán hàng” của công ty đợc mở chi tiết cho từng loại sản phẩm và từng vùng tiêu thụ theo từng tháng.

Hàng ngày, kế toán ghi “Sổ chi tiết bán hàng” trên cơ sở các “Hoá đơn GTGT”, theo dõi tình hình bán hàng trong ngày và của từng khách hàng khác nhau, mỗi khách hàng ghi một dòng.

Sổ chi tiết bán hàng gồm hai phần:

Phần 1: Thể hiện doanh thu bán hàng theo số lợng hàng tiêu thụ và số tiền trong từng “Hoá đơn GTGt”.

Phần 2: Thể hiện việc theo dõi thanh toán, doanh thu.

Phơng pháp ghi Sổ chi tiết bán hàng :“ ”

Hàng ngày căn cứ vào “Hoá đơn GTGT” kế toán ghi sổ chi tiết cho phù hợp với từng loại thành phẩm, từng vùng tiêu thụ. Đa vào các nội dung: Chứng từ(Số , ngày), tên khách hàng, số lợng (xuất kho nào thì ghi vào kho đó), đơn giá, doanh thu(cha thuê), thuế GTGT.

Căn cứ vào các chứng từ thanh toán hoặc phơng thức thanh toán ghi trong hoá đơn kế toán ghi vào phần “Theo dõi thanh toán doan thu” theo định khoản: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 Có TK 3331 Sổ chi tiết TK 511 Sổ cái TK 511 (trang bên)

+ Sổ chi tiết thanh toán với ngời mua:

Hàng ngày đối với hoá đơn mà ngời mua cha thanh toán tiền hoặc chỉ thanh toán một phần, kế toán phản ánh phần nợ còn lại vào “Sổ chi tiết thanh toán với ngời mua”(Sổ chi tiết TK 131).

“Sổ chi tiết thanh toán với ngời mua” là cơ sở quan trọng trong kế toán tiêu thụ thành phẩm, nó theo dõi tình hình công nợ của khách hàng trong tháng.

có thể sử dụng một sổ chi tiết mà theo dõi thanh toán cho tất cả khách hàng, mỗi khách hàng ghi một số dòng tuỳ thuộc vào số lợng hóa đơn và chứng từ thanh toán của khách hàng trong tháng nhiều hay ít.

Phơnng pháp ghi Sổ chi tiết thanh toán với ngời mua :

Hàng ngày phát sinh các nghiệp vụ mua trả chậm, kế toán tiêu thụ sẽ từ hóa đơn ghi vào “Sổ chi tiết TK 131” theo từng khách hàng chi tiết cho từng hoá đơn theo định khoản:

Nợ TK 131 Có TK 511 Có TK 3331

Nếu khách hàng thanh toán trong tháng cũng cần phải chi tiết cho chứng từ thanh toán theo định khoản:

Nợ TK 111, 112 Có TK 131

Số cha thanh toán trong tháng sẽ chuyển sang d nợ đầu tháng sau. Cuối tháng kế toán cộng “Sổ chi tiết TK 131” theo từng khách hàng và tổng cộng toàn bộ công nợ của công ty. Từ đó ghi vào NKCT số 8.

Sổ chi tiết TK 131 (trang bên )

2.2.3.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và thuế GTGT trong khâu bán hàng.

Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng:

Với đặc trng là một đất nớc nông nghiệp cho nên sản phẩm phân bón có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng, tạo ra thu nhập cho bà con nông dân nớc ta. Song thị trờng cạnh tranh của loại sản phẩm này cha thực sự tỏ ra gay gắt, đối tợng cạnh tranh không nhiều. Đây là một lĩnh vực ngành nghề kinh doanh rất thuận tiện cho các doanh nghiệp tham gia. Bên cạnh những u điểm mang tính chất khách quan đó, công ty phân lân nung chảy Văn Điển lại là một công ty mà sản phẩm của nó đang rất có uy tín trên thị trờng, sản phẩm xuất tiêu thụ luôn đảm bảo chất lợng theo tiêu chuẩn quy định. Chính vì vậy mà thành phẩm xuất kho của doanh nghiệp đều đợc coi là tiêu thụ. Tại công ty không phát sinh các khoản “Giảm giá hàng bán ” và hầu nh không có hàng bị trả lại, trừ một số trờng hợp đối với phân NPK-ĐYT . Phân NPK- ĐYT có tác dụng rất tốt đối với các loại cây trồng, song giá bán lại rất cao và cách sử dụng không giống phân lân nung chảy. Vì vậy, loại này không thông dụng. Để mở rộng thị trờng và hớng dẫn tiêu dùng công ty cũng có chính sách u đãi hơn đối với khách hàng mới của loại sản phẩm phân NPK- ĐYT. Đó là công ty chấp nhận hàng trả lại của những khách hàng là ngời mua lần đầu nếu nh nông dân vùng đó không quen dùng.

Số lợng hàng bán trả lại này công ty không đem vào kho mà đa sang quầy dịch vụ bên cạnh cổng nhà máy để bán. Vì hàng trả lại không phải là

kém phảm chất, do vậy vẫn bán đợc với giá bình thờng. Khi bán đợc quầy dịch vụ sẽ thanh toán trở lại tiền hàng. Chính vì vậy tại công ty coi nh không có hàng bán bị trả lại(số lợng hàng bị trả lại rất ít) và không sử dụng đến TK 531 “Hàng bán bị trả lại”, TK 532 “Giảm giá hàng bán”. Đối với “Chiết khấu bán hàng”: Công ty thực hiện chiết khấu bán hàng cho khách hàng mua hàng với khối lợng quy định đợc chiết khấu 40.000đồng/ tấn đến 50.000đồng/ tấn và nếu thanh toán trớc một tháng thì đợc giảm 10.000đồng/ tấn đến 15.000đồng/ tấn. Song các nghiệp vụ bán hàng có phát sinh chiết khấu là tơng đối ít, năm 2004 số tiền chiết khấu là 85.392.682đồng. Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng có chiết khấu, phần chiết khấu sẽ đợc trừ trực tiếp trên hoá đơn nhng không đợc trừ khi tính thuế GTGT(thuế GTGT tính trên doanh thu cha trừ chiết khấu). Công ty sử dụng TK 521 “Chiết khấu thơng mại” để phản ánh khoản chiết khấu giảm trừ cho khách hàng.

Kế toán thuế GTGT:

Công ty đã bắt đầu áp dụng thuế GTGT từ ngày 1/11/1999, nên mọi sổ sách của công ty đều đúng theo quy định hiện hành.

Để kế toán thuế GTGT, kế toán sử dụng các tài khoản sau:

TK 133 “Thuế GTGT đợc khấu trừ”: phản ánh số thuế GTGT đầu vào đợc khấu trừ.

TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp”: phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.

Cơ sở pháp lý để hạch toán thuế GTGT là hoá đơn khi mua hàng và hoá đơn khi bán hàng.

Hàng ngày, khi mua hàng hoá, dịch vụ kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT để ghi vào “Sổ chi tiêt TK 133”, khi phát sinh số thuế đầu ra kế toán phản ánh trên “Sổ chi tiết tiêu thụ”.

Đến cuối tháng, căn cứ vào “Sổ chi tiết tiêu thụ” và “Sổ chi tiết TK 133”, tờ khai thuế tháng trớc để lập “Bảng kê hoá đơn GTGT mua vào” và “Bảng kê hoá đơn GTGT bán ra”. Hai bảng kê này đợc lập cho từng tháng, đ- ợc ghi theo trình tự thời gian.

Căn cứ vào hai bảng kê trên, kế toán lập tờ khai thuế GTGT để phản ánh tổng hợp số thuế đầu ra, số thuế GTGT đầu vào cuối tháng, số thuế GTGT phải nộp, số thuế đợc thoái thu. Tờ khai thuế GTGT đợc lập vào cuối tháng.

Sau khi gửi tờ khai thuế lên cục thuế, cục thuê sẽ gửi thông báo nộp thuế về cho công ty, công ty sẽ tiến hành trích chuyển tiền gửi ngân hàng để nộp cho cục thuê.

Căn cứ vào số thuế GTGT phát sinh trong tháng, số thuế GTGT đợc khấu trừ vào số đã nộp(theo giấy báo Nợ của ngân hàng) kế toán ghi NKCT số 10 theo định khoản :

(trang bên)

2.2.3.3. Kế toán giá vốn hàng bán.

Do doanh nghiệp không thực hiện bán hàng theo phơng thức gửi bán đại lý, vì vậy mà toàn bộ thành phẩm xuất ra khỏi kho đều đợc coi là đã tiêu thụ và giá vốn hàng xuất kho bán đợc hạch toán thẳng vào TK 632 “Giá vốn hàng bán”.

Khi nhận đợc các “Hoá đơn GTGT ”, kế toán tập hợp, phân loại để ghi vào “Sổ tổng hợp kho thành phẩm” theo chỉ tiêu số lợng. Công việc này đợc tiến hành 5 ngày một lần.

Cuối quý , khi nhận đợc giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm nhập kho, kế toán tính đợc giá vốn hàng xuất bán. Giá vốn hàng xuất bán tại công ty đợc tính theo phơng pháp bình quân gia quyền(nh đã trình bày ở phần kế toán thành phẩm). Tại công ty, giá vốn hàng xuất bán đợc phản ánh trên “Sổ chi tiết TK 155” theo định khoản:

Nợ TK 632: 57.777.123.930 PLNC: 37.670.399.930 NPK-ĐYT : 20.106.724.000 Có TK 155: 57.777.123.930 PLNC: 37.670.399.930 NPK-ĐYT: 20.106.724.000

Số liệu về giá vốn hàng xuất bán trên “Sổ chi tiết TK 155” đợc sử dụng để ghi vào NKCT số 8, cột Có TK 632 theo định khoản:

Nợ TK 911: 57.777.123.930 PLNC: 37.670.399.930 NPK-ĐYT: 20.106.724.000 Có TK 6325: 57.777.123.930 PLNC: 37.670.399.930 NPK-ĐYT: 20.106.724.000

Từ NKCT số 8 kế toán ghi “Sổ cái TK 632” theo hai định khoản trên. Sổ cái TK 632

(trang bên)

Một phần của tài liệu Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Phân Lân Nung Chảy Văn Điển (Trang 42)