Ở mức ý nghĩa 1%, tất cả các biến độc lập đều có tương quan dương với biến phụ
thuộc Thực hiện công việc. Do đó, các biến độc lập này có thể đưa vào phân tích hồi qui để kiểm định mô hình nghiên cứu. Biến phụ thuộc Thực hiện công việc có tương quan mạnh nhất với biến Tự tin có hiệu quả (.593) và Tin tưởng nhau (.590); tương quan yếu nhất với biến Quan hệ mạng lưới (.287) (xem bảng 4.10).
Ở mức ý nghĩa 1%, một số biến độc lập có cũng có tương quan khá mạnh với nhau, cụ thể: Tự chủ và Tin tưởng nhau (.597), Cấu hình mạng lưới và Tin tưởng nhau (.549), Tự tin có hiệu quả và Ảnh hưởng được nhận thức (.546). Do đó, trong phân tích hồi qui sẽ thận trọng với trường hợp đa cộng tuyến có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến kết quả phân tích (xem bảng 4.10).
Bảng 4.10. Hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Thực hiện công việc
QHML CHML QTC TTN NNC TC TCHQ AHNT CYN THCV QHML 1 .265** .299** .293** .060 .255** .284** .269** .138* .287** CHML 1 .254** .549** .408** .405** .314** .341** .278** .559** QTC 1 .459** .193** .259** .411** .508** .148* .372** TTN 1 .413** .597** .446** .404** .428** .590** NNC 1 .378** .219** .242** .319** .378** TC 1 .356** .282** .372** .495** TCHQ 1 .546** .187** .593** AHNT 1 .196** .498** CYN 1 .368** THCV 1 Nguồn: kết quả xử lý của tác giả từ dữ liệu điều tra (phụ lục 5)
Ở mức ý nghĩa 1%, tất cả các biến độc lập đều có tương quan dương với biến phụ
thuộc Thực hiện sáng tạo. Do đó, các biến độc lập này có thểđưa vào phân tích hồi qui
để kiểm định mô hình nghiên cứu. Biến phụ thuộc Thực hiện sáng tạo có tương quan mạnh nhất với biến Tin tưởng nhau (.574) và Tự tin có hiệu quả (.570), tương quan yếu nhất với biến Quan hệ mạng lưới (.287)
Ở mức ý nghĩa 1%, một số biến độc lập có cũng có tương quan khá mạnh với nhau, cụ thể giữa Cấu hình mạng lưới và Tin tưởng nhau (.549), Tự tin có hiệu quả và Ảnh hưởng được nhận thức (.546), Qui tắc chung và Ảnh hưởng được nhận thức (.508). Do
đó, trong phân tích hồi qui sẽ thận trọng với trường hợp đa cộng tuyến có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến kết quả phân tích.
Bảng 4.11. Hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Thực hiện sáng tạo QHML CHML QTC TTN NNC TC TCHQ AHNT CYN THST QHML 1 .265** .299** .293** .060 .255** .284** .269** .138* .287** CHML 1 .254** .549** .408** .405** .314** .341** .278** .515** QTC 1 .459** .193** .259** .411** .508** .148* .364** TTN 1 .413** .597** .446** .404** .428** .574** NNC 1 .378** .219** .242** .319** .369** TC 1 .356** .282** .372** .492** TCHQ 1 .546** .187** .570** AHNT 1 .196** .479** CYN 1 .387** THST 1 Nguồn: kết quả xử lý của tác giả từ dữ liệu điều tra (phụ lục 5)
4.5.2. Phân tích hồi qui và kiểm định các giả thuyết
4.5.2.1. Phân tích hồi qui bội giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc Thực hiện công việc
Phân tích hồi qui được thực hiện với 9 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc là Thực hiện công việc. Kết quả thể hiện qua các bảng 4.12, bảng 4.13 và bảng 4.14.
Bảng 4.12. Kết quả hồi qui giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Thực hiện công việc Mô hình R R bình phương R bình phương điều chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng 1 .761a .579 .566 .882 a: Biến độc lập: QHML, CHML, QTC, TTN, NNC, TC, TCHQ, AHNT, CYN Nguồn: kết quả xử lý của tác giả từ dữ liệu điều tra (phụ lục 6)
Hệ số R bình phương điều chỉnh bằng 0.566 (khác 0) cho thấy có mối quan hệ giữa các biến trong tập dữ liệu mẫu này. Trong mẫu này, các biến độc lập giải thích được 56.6% sự thay đổi của nhân tố “Thực hiện công việc”.
Phân tích ANOVA được tiến hành để kiểm định lại xem mô hình xây dựng khi mở
rộng ra tổng thể có phù hợp không
Theo bảng 4.10. ta có F= 44.386 và hệ số sig = 0.000 nên giả thuyết Ho: R bình phương = 0 bị bác bỏ. Nói cách khác, với mức ý nghĩa kiểm định là 5% thì giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Thực hiện công việc có quan hệ tuyến tính với nhau.
Tiếp theo, tác giả tiến hành kiểm định xem hệ số beta của từng biến độc lập ảnh hưởng lên biến phụ thuộc Thực hiện công việc có khác 0 hay không.
Bảng 4.13. Phân tích ANOVA khi chạy hồi qui giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Thực hiện công việc
Mô hình Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig 1 Hồi qui 310.790 9 34.532 44.386 .000 Số dư 225.618 290 .778
Tổng 536.407 299
Nguồn: kết quả xử lý của tác giả từ dữ liệu điều tra (phụ lục 6)
Kết quả từ bảng 4.14 cho thấy các hệ số sig của các biến CHML, TTN, TC, TCHQ, AHNT và CYN đều nhỏ hơn 0.05, nên giả thuyết các hệ số beta của các biến này bằng 0 bị bác bỏ. Hệ số Sig của QHML, QTC và NNC lần lượt là 0.707; 0.992; 0.267 đều lớn hơn 0.05 nên giả thuyết các hệ số beta của các biến này bằng 0 không bị bác bỏ.
Kết quả cho thấy hệ số không bị bác bỏ khá cao (từ 0.420 đến 0.829) và hệ số
luận mối liên hệ giữa các biến độc lập này không đáng kể, không có hiện tượng đa cộng tuyến. Bảng 4.14. Bảng hệ số hồi qui Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Hệ số không bị bác bỏ Hệ số phóng đại phương sai 1 (hằng số) -2.511 .444 -5.659 .000 QHML .023 .061 .016 .377 .707 .829 1.206 CHML .334 .064 .252 5.247 .000 .630 1.588 QTC .001 .061 .000 .010 .992 .637 1.569 TTN .175 .081 .127 2.168 .031 .420 2.383 NNC .059 .053 .049 1.112 .267 .732 1.365 TC .145 .066 .109 2.206 .028 .593 1.687 TCHQ .376 .057 .319 6.588 .000 .620 1.614 AHNT .141 .059 .119 2.382 .018 .582 1.718 CYN .122 .052 .102 2.361 .019 .773 1.293 Biến phụ thuộc: THCV Nguồn: kết quả xử lý của tác giả từ dữ liệu điều tra (phụ lục 6)
Tiếp theo, tác giả tiến hành phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến biến Thực hiện công việc.
- Cấu hình mạng lưới
Kết quả phân tích hồi qui cho thấy có sự tương quan dương giữa cấu hình mạng lưới và thực hiện công việc. Hệ số hồi qui là 0.252 có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi cấu hình mạng lưới tăng lên 1 đơn vị thì thực hiện công việc tăng lên 0.252 đơn vị.
Khi cấu hình mạng lưới trong cộng đồng thực hành linh hoạt, tạo điều kiện dễ dàng trao đổi thông tin thì kết quả thực hiện công việc của cá nhân sẽ tăng lên. Cũng theo kết quả phân tích hồi qui, yếu tố cấu hình mạng lưới có tác động khá mạnh đến kết quả
thực hiện công việc của cá nhân (chỉđứng sau yếu tố tự tin có hiệu quả).
Kết quả thống kê cho thấy mức độ hài lòng của cá nhân về cấu hình mạng lưới rất cao (trung bình bằng 6.215).
- Tin tưởng nhau
Kết quả phân tích hồi qui cho thấy có sự tương quan dương giữa tin tưởng nhau và thực hiện công việc. Hệ số hồi qui là 0.127 có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi mức độ tin tưởng nhau tăng lên 1 đơn vị thì thực hiện công việc tăng lên 0.127 đơn vị.
Khi các cá nhân trong cộng đồng càng tin tưởng nhau thì kết quả thực hiện công việc của họ càng tăng lên. Kết quả thống kê cho thấy mức độ tin tưởng nhau trong cộng đồng thực hành tương đối cao (trung bình bằng 5.488).
- Tự chủ
Kết quả phân tích hồi qui cho thấy có sự tương quan dương giữa tự chủ và thực hiện công việc. Hệ số hồi qui là 0.109 có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi mức độ tự chủ tăng lên 1 đơn vị thì thực hiện công việc tăng lên 0.109
đơn vị. Khi cá nhân có quyền tự chủ càng cao thì kết quả thực hiện công việc của họ
càng tăng lên.
Kết quả thống kê cho thấy mức độ tự chủ của cá nhân tương đối cao (trung bình bằng 5.499). Điều này cũng có thể nhận thấy dễ dàng vì các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng trao nhiều quyền tự quyết định cho nhân viên hơn. Các bộ máy cồng kềnh nhiều cấp bậc đang dần được cơ cấu lại.
Tuy nhiên mức độ cũng chỉ là tương đối cao (so với thang đo 7 mức có trung bình bằng 4) vì sự tự chủ vẫn phải nằm trong khuôn khổ các qui định, chính sách của tổ
chức và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhưđặc điểm ngành nghề và văn hóa tổ
chức.
- Tự tin có hiệu quả
Kết quả phân tích hồi qui cho thấy có sự tương quan dương giữa tự tin có hiệu quả
và thực hiện công việc. Hệ số hồi qui là 0.319 có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi, khi mức độ tự tin có hiệu quả tăng lên 1 đơn vị thì thực hiện công việc tăng lên 0.319 đơn vị.
Khi cá nhân càng tin tưởng vào năng lực thực hiện của họ thì kết quả thực hiện công việc của họ càng tăng lên.
Cũng theo kết quả phân tích hồi qui, yếu tố tự tin có hiệu quảcó tác động mạnh nhất đến kết quả thực hiện công việc của cá nhân so với các yếu tố khác trong mô hình. Tuy nhiên kết quả thống kê cho thấy giá trị trung bình của yếu tố này lại không cao (trung bình bằng 4.663).
- Ảnh hưởng được nhận thức
Kết quả phân tích hồi qui cho thấy có sự tương quan dương giữa ảnh hưởng được nhận thức và thực hiện công việc. Hệ số hồi qui là 0.119 có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi mức độ ảnh hưởng được nhận thứctăng lên 1 đơn vị thì thực hiện công việc tăng lên 0.119 đơn vị.
Khi các cá nhân nhận thức mức độ ảnh hưởng của họ đến công việc càng cao thì kết quả thực hiện công việc của họ càng tăng lên.
Kết quả thống kê cho thấy giá trị trung bình của ảnh hưởng được nhận thức cũng không cao (trung bình bằng 4.962).
- Có ý nghĩa
Kết quả phân tích hồi qui cho thấy có sự tương quan dương giữa yếu tố có ý nghĩa và thực hiện công việc. Hệ số hồi qui là 0.102 có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi, khi mức độ có ý nghĩa tăng lên 1 đơn vị thì thực hiện công việc tăng lên 0.102 đơn vị.
Khi các cá nhân đánh giá công việc càng có ý nghĩa với họ thì kết quả thực hiện công việc của họ càng tăng lên.
Kết quả thống kê cho thấy giá trị trung bình của yếu tố có ý nghĩa tuy vượt mức trung bình bằng 4, nhưng lại thấp nhất trong số các yếu tố có ảnh hưởng đến thực hiện công việc (trung bình bằng 4.532).
Bảng 4.15.Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết
Giả thuyết Beta Sig. Kết luận
H1.1: Quan hệ mạng lưới trong cộng đồng có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả thực hiện công việc của cá nhân.
.016 .707 Bị bác bỏ
H2.1: Cấu hình mạng lưới trong cộng đồng có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả thực hiện công việc của cá nhân.
.252 .000 Không bị
bác bỏ
H3.1: Các qui tắc chung trong cộng đồng có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả thực hiện công việc của cá nhân.
.000 .992 Bị bác bỏ
H4.1: Sự tin tưởng lẫn nhau trong cộng đồng có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả thực hiện công việc của cá nhân.
.127 .031 Không bị
bác bỏ
H5.1: Ngôn ngữ chung trong cộng đồng có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả thực hiện công việc của cá nhân. .049 .267 Bị bác bỏ H6.1: Yếu tố tự chủ có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả thực hiện công việc của cá nhân. .109 .028 Không bị bác bỏ H7.1: Yếu tố tự tin có hiệu quả có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả thực hiện công việc của cá nhân.
.319 .000 Không bị
bác bỏ
H8.1: Yếu tốảnh hưởng được nhận thức có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả thực hiện công việc của cá nhân. .119 .018 Không bị bác bỏ H9.1: Yếu tố có ý nghĩa có ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả thực hiện công việc của cá nhân. .102 .019 Không bị bác bỏ Nguồn: kết quả xử lý của tác giả từ dữ liệu điều tra
4.5.2.2. Phân tích hồi qui bội giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc Thực hiện sáng tạo
Phân tích hồi qui được thực hiện với 9 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc là Thực hiện sáng tạo. Kết quả thể hiện ở qua các bảng 4.16, bảng 4.17 và bảng 4.18.
Hệ số R bình phương điều chỉnh bằng 0.526 (khác 0) cho thấy có mối quan hệ giữa các biến trong tập dữ liệu mẫu này. Trong mẫu này, các biến độc lập giải thích được 52.6% sự thay đổi của nhân tố “Thực hiện sáng tạo” (xem bảng 4.16)
Bảng 4.16. Kết quả hồi qui giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Thực hiện sáng tạo Mô hình R R bình phương R bình phương điều chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng 1 .735a .540 .526 .948 a: Biến độc lập: QHML, CHML, QTC, TTN, NNC, TC, TCHQ, AHNT, CYN Nguồn: kết quả xử lý của tác giả từ dữ liệu điều tra (phụ lục 6)
Phân tích ANOVA được tiến hành để kiểm định lại xem mô hình xây dựng khi mở
rộng ra tổng thể có phù hợp không.
Bảng 4.17. Phân tích ANOVA khi chạy hồi qui giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Thực hiện sáng tạo
Mô hình Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig 1 Hồi qui 306.007 9 34.001 37.796 .000a Số dư 260.879 290 .900
Tổng 566.886 299
Nguồn: kết quả xử lý của tác giả từ dữ liệu điều tra (phụ lục 6)
Theo bảng 4.17 ta có F=37.796 và hệ số sig = 0.000 nên giả thuyết Ho: R bình phương = 0 bị bác bỏ. Nói cách khác, với mức ý nghĩa kiểm định là 5% thì giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Thực hiện sáng tạo có quan hệ tuyến tính với nhau.
Tiếp theo, tác giả tiến hành kiểm định xem hệ số beta của từng biến độc lập ảnh hưởng lên biến phụ thuộc Thực hiện sáng tạo có khác 0 hay không.
Kết quả từ bảng 4.18 cho thấy các hệ số sig của các biến CHML, TTN, TC, TCHQ, AHNT và CYN đều nhỏ hơn 0.05, nên giả thuyết các hệ số beta của các biến này bằng
0 bị bác bỏ. Hệ số Sig của QHML, QTC và NNC lần lượt là 0.520; 0.915; 0.256 đều lớn hơn 0.05 nên giả thuyết các hệ số beta của các biến này bằng 0 không bị bác bỏ.
Bảng 4.18. Bảng hệ số hồi qui Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Hệ số không bị bác bỏ Hệ số phóng đại phương sai 1 (hằng số) -3.379 .477 -7.082 .000 QHML .042 .065 .028 .644 .520 .829 1.206 CHML .268 .068 .197 3.924 .000 .630 1.588 QTC .007 .066 .005 .107 .915 .637 1.569 TTN .174 .087 .123 2.001 .046 .420 2.383 NNC .064 .057 .053 1.138 .256 .732 1.365 TC .166 .071 .121 2.340 .020 .593 1.687 TCHQ .365 .061 .301 5.949 .000 .620 1.614 AHNT .139 .064 .114 2.187 .030 .582 1.718 CYN .165 .055 .135 2.969 .003 .773 1.293 Biến phụ thuộc: THST Nguồn: Theo số liệu tổng hợp của tác giả từ Phụ lục 6
Bảng 4.18 cũng cho thấy hệ số không bị bác bỏ khá cao (từ 0.420 đến 0.829) và hệ
số phóng đại phương sai VIF thấp (từ1.206 đến 2.383 nhỏ hơn 10). Do vậy, có thể kết luận mối liên hệ giữa các biến độc lập này không đáng kể, không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Tiếp theo, tác giả tiến hành phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến biến Thực hiện sáng tạo trong mô hình (2).
- Cấu hình mạng lưới
Kết quả phân tích hồi qui cho thấy có sự tương quan dương giữa cấu hình mạng lưới và thực hiện sáng tạo. Hệ số hồi qui là 0.197 có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi cấu hình mạng lưới tăng lên 1 đơn vị thì thực hiện sáng tạo tăng lên 0.197 đơn vị.
Khi cấu hình mạng lưới trong cộng đồng thực hành linh hoạt, tạo điều kiện dễ dàng trao đổi thông tin thì kết quả thực hiện sáng tạo của cá nhân sẽ tăng lên.
Cũng theo kết quả phân tích hồi qui, yếu tố cấu hình mạng lưới có tác động khá