Thang đo kết quả thực hiện cá nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc Sĩ Ảnh hưởng của cộng đồng thực hành và sự trao quyền về mặt tâm lý đến kết quả thực hiện cá nhân (Trang 44)

Thang đo nghiên cứu chính thức về kết quả thực hiện cá nhân gồm 02 thành phần

được đo lường qua 02 thang đo với 10 biến quan sát:

- Sự thực sáng tạo: 05 biến quan sát Cụ thể như sau:

3.4.4.1. Sự thực hiện công việc

Sự thực hiện công việc của cá nhân được đo lường thông qua ba yếu tố: hiệu quả, hiệu suất và kịp thời.

Từ thang đo sự thực hiện công việc của Janz &Prasarnphanich (2003) gồm 9 biến quan sát, Shahnawaz Muhammed (2006) đã hiệu chỉnh lại còn 5 biến như sau:

- THCV1: Tôi làm việc rất hiệu quả

- THCV2: Tôi tương tác với người khác rất hiệu quả

- THCV3: Chất lượng công việc của tôi rất cao

- THCV4: Tôi hoàn thành các chỉ tiêu một cách dễ dàng

- THCV5: Tôi thường hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn được giao

Qua nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu thử, thang đo này được sử dụng lại trong nghiên cứu của tác giả.

3.4.4.2. Sự thực hiện sáng tạo

Sự thực hiện sáng tạo cho thấy mức độ cá nhân thực hiện công việc theo cách mới lạ và mang lại hữu ích cho tổ chức. Nó cũng đề cập đến những ý tưởng mới lạ, được chấp nhận, xây dựng và cuối cùng là đưa vào áp dụng.

Từ hai thang đo sáng tạo của Janz &Prasarnphanich (2003) và đổi mới của Oldham &Cummings (1996) gồm 14 biến quan sát, Shahnawaz Muhammed (2006) đã hiệu chỉnh lại còn 1 thang đo với tên mới là sự thực hiện sáng tạo, đo lường qua 5 biến sau:

- THST1: Tôi đã có những ý tưởng sáng tạo

- THST2: Tôi là người đầu tiên sử dụng một số ý tưởng trong loại hình công việc của tôi

- THST3: Những ý tưởng mà tôi đã thực hiện là lần đầu tiên có trong phòng ban của tôi

- THST4: Công việc của tôi độc đáo và thiết thực

Qua nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu thử, thang đo này được sử dụng lại trong nghiên cứu của tác giả. Xác định mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết về các khái niệm và các mối quan hệ Điều chỉnh thang đo nháp Nghiên cứu thử bằng phương pháp định lượng: sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn 50 người

Kiểm tra hệ số tin cậy, phân tích nhân tố khám phá Điều chỉnh thang đo sơ bộ Điều chỉnh thang đo chính thức Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính Phân tích hồi qui Kết luận Điều chỉnh thang đo Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng: sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn 300 người bằng thư trực tiếp

Tóm tắt chương 3

Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu gồm ba bước: nghiên cứu sơ bộ định tính, nghiên cứu thửđịnh lượng và nghiên cứu chính thức định lượng. Chương 3 cũng chỉ rõ quá trình lựa chọn và điều chỉnh thang đo. Đồng thời, sau kết quả nghiên cứu thử với mẫu 50, mô hình nghiên cứu đã được rút gọn chỉ còn 9 biến độc lập với 2 biến phụ thuộc. Theo đó, số giả thuyết nghiên cứu chỉ còn 18 giả thuyết.

CHƯƠNG 4: KT QU NGHIÊN CU

Sau khi xây dựng qui trình nghiên cứu, phương pháp để xử lý số liệu, thiết kế

nghiên cứu, nêu cách thức chọn mẫu và cách tiến hành khảo sát, tác giả tiếp tục trình bày kết quả đo lường mối quan hệ giữa cộng đồng thực hành, sự trao quyền về mặt tâm lý và kết quả thực hiện cá nhân thông qua việc kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi qui bội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc Sĩ Ảnh hưởng của cộng đồng thực hành và sự trao quyền về mặt tâm lý đến kết quả thực hiện cá nhân (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)