Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc Sĩ Ảnh hưởng của cộng đồng thực hành và sự trao quyền về mặt tâm lý đến kết quả thực hiện cá nhân (Trang 39)

3.3.1. Đối tượng khảo sát

Nhằm mục đích đảm bảo cơ sở lý luận cho việc khảo sát, đồng thời đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, đối tượng được chọn lựa

để tiến khảo sát làcác trưởng nhóm và thành viên tích cực của các cộng đồng thực hành. Tiếp theo, trong giai đoạn nghiên cứu chính thức, đối tượng khảo sát là các nhân viên có tham gia vào cộng đồng thực hành, hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM.

3.3.2. Cách thức khảo sát

Việc khảo sát được tiến hành bằng bảng câu hỏi gửi trực tiếp đến các đối tượng mục tiêu.

3.3.3. Qui mô và cách thức chọn mẫu

Trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, việc thăm dò và trao đổi được thực hiện với 10

đối tượng thông qua việc lựa chọn đích danh cá nhân. Cụ thể gồm, năm trưởng nhóm của các cộng đồng thực hành vốn là người quen của tác giả và năm thành viên tích cực trong các cộng đồng đó (do trưởng nhóm giới thiệu).

Trong giai đoạn nghiên cứu chính thức, mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, bảng câu hỏi được gửi tới các nhân viên có tham gia vào cộng đồng thực hành, hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM.

Về kích thước mẫu: Theo Hair và các cộng sự (2006) để sử dụng phân tích nhân tố

khám phá EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát. Các thang

đo trong luận văn có số biến là 44, như vậy mẫu nghiên cứu cần có khoảng 220 người (44x5). Để dự phòng chonhữngbảng trả lời không hợp lệ, tác giả tiến hành thu thập 300 mẫu trả lời.

3.4. Xây dựng thang đo

3.4.1 Quá trình xây dựng thang đo

Việc xây dựng thang đo sử dụng trong nghiên cứu này được thực hiện qua các bước sau:

- Lựa chọn các thang đo nghiên cứu: Shahnawaz Muhammed (2006) đã hiệu chỉnh lại các thang đo cộng đồng thực hành, sự trao quyền về mặt tâm lý và kết quả thực hiện cá nhân trên cơ sở các nghiên cứu củaNahapiet & Goshal (1998); Spreitzer (1995), Oldham &Cummings (1996) và Janz & Prasarnphanich (2003). Tác giảđã kế thừa các thang đo này sau khi xét thấy nội dung phù hợp với mục tiêu của đề tài và điều kiện nghiên cứu; - Dịch thuật thang đo;

- Nghiên cứu sơ bộ thang đo bằng phương pháp định tính;

- Khảo sát thửđể đánh giá tính phù hợp của các yếu tố trong thang đo trước khi nghiên cứu chính thức với mẫu lớn;

3.4.2. Thang đo cộng đồng thực hành

Thang đo về cộng đồng thực hành được xây dựng bởi Nahapiet & Goshal (1998) gồm 9 thang đo, đo lường 3 đặc điểm của cộng đồng thực hảnh (xem bảng 2.2) qua 98 biến quan sát. Shahnawaz Muhammed (2006) đã hiệu chỉnh lại các thang đo này, vẫn là 9 thang đo, đo lường 3 đặc điểm của cộng đồng thực hảnh nhưng chỉ qua 32 biến quan sát. Sau khi xem xét giá trị nội dung và độ tin cậy của các thang đo, tác giả quyết

định kế thừa các thang đo này từ Shahnawaz Muhammed (2006).

Qua nghiên cứu sơ bộ định tính, thang đo những câu chuyện chung bị loại bỏ do nội dung không phù hợp với thực tế. Qua nghiên cứu thửđịnh lượng, có 10 biến thuộc 3 thang đo (tổ chức thích hợp, sự gắn bó và nghĩa vụ) không đạt yêu cầu về hệ số

tương quan biến tổng (<0.3) và trọng số nhân tố (<0.5). Sau khi xem xét nội dung, tác giả quyết định loại bỏ 3 thang đo này.

Như vậy, thang đo nghiên cứu chính thức về cộng đồng thực hành gồm 03 thành phần được đo lường qua 05 thang đo với 18 biến quan sát:

- Đặc điểm cấu trúc được đo lường qua02 thang đo, đó là quan hệ mạng lưới và cấu hình mạng luới; tương ứng với số biến quan sát là 3:3.

- Đặc điểm mối quan hệđược đo lường qua 02 thang đo, đó là qui tắc chung và tin tưởng lẫn nhau; tương ứng với số biến quan sát là 4:4.

- Đặc điểm nhận thức được đo lường qua 01 thang đo, đó là ngôn ngữ chung với số biến quan sát là4.

Cụ thể như sau:

3.4.2.1. Quan hệ mạng lưới

Quan hệ mạng lưới cho biết mối quan giữa cá nhân và các thành viên khác trong cộng đồng. Mối quan hệ mạnh nghĩa là các thành viên thân thiết với nhau và thường xuyên gặp gỡ. Mối quan hệ yếu thì ngược lại: ít thân và không thường gặp nhau.Các biến quan sát bao gồm:

- QHML1: Các thành viên biết nhau rất rõ

- QHML2: Các thành viên tương tác rất thân thiết với nhau

- QHML3: Các thành viên thường xuyên tương tác với những thành viên khác

Cấu hình mạng lưới cho biết mật độ, sự liên kết và cấp bậc trong cộng đồng.Nó phản ánh sự linh hoạt và dễ dàng trao đổi thông tin trong cộng đồng. Các biến quan sát bao gồm:

- CHML1: Các thành viên có thể tiếp cận trực tiếp bất cứ thành viên nào - CHML2: Chúng tôi phải qua nhiều trung gian để gặp gỡ các thành viên khác - CHML3: Chúng tôi có thể trao đổi trực tiếp với bất cứ thành viên nào

Biến CHML2 có nội dung trái ngược với khái niệm và cũng theo góp ý trong nghiên cứu sơ bộ, tác giả đã chỉnh nội dung lại để tránh nhầm lẫn người trả lời. CHML2: Chúng tôi không phải qua nhiều trung gian để gặp gỡ các thành viên khác

3.4.2.3. Qui tắc chung

Đây là mức độ mà về mặt xã hội, quyền kiểm soát một hành động không nằm trong tay cá nhân mà thuộc về cộng đồng. Nó bao gồm một số qui tắc chung. Các biến quan sát bao gồm:

- QTC1: Các thành viên được yêu cầu có tinh thần đồng đội - QTC2: Các thành viên được yêu cầu có tinh thần hợp tác - QTC3: Các thành viên được yêu cầu có suy nghĩ cởi mở

- QTC4: Các thành viên được yêu cầu chia sẻ những gì họ biết

3.4.2.4. Tin tưởng lẫn nhau

Tin tưởng lẫn nhau là mức độ tin tưởng giữa các thành viên trong cộng đồng. Họ

tin rằng hành động của người khác là thích hợp với họ. Các biến quan sát bao gồm: - TTN1: Các thành viên tin tưởng nhau đủ để có thể chia sẻ tất cả các thông tin

liên quan

- TTN2: Các thành viên tin rằng mọi người trong cộng đồng đều hành động với một thiện ý

- TTN3: Các thành viên tự tin rằng họ có thể tin tưởng lẫn nhau

- TTN4: Các thành viên tin rằng các thông tin được chia sẻ từ thành viên khác là trung thực

3.4.2.5. Ngôn ngữ chung

ngôn ngữ chung và sử dụng các nhóm mã truyền thông cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc thảo luận, trao đổi thông tin, đặt câu hỏi và tiến hành kinh doanh. Các biến quan sát bao gồm:

- NNC1: Một ngôn ngữ chung được sử dụng để chia sẻ ý tưởng

- NNC2: Các thuật ngữ mà các thành viên sử dụng đều quen thuộc với hầu hết chúng tôi

- NNC3: Chúng tôi có ngôn ngữ riêng để truyền đạt ý tưởng

- NNC4: Các thành viên sử những thuật ngữ kỹ thuật phổ biến với chúng tôi

3.4.3. Thang đo sự trao quyền về mặt tâm lý

Thang đo sự trao quyền về mặt tâm lý được xây dựng bởi Spreitzer (1995) gồm 4 thang đo (xem bảng 2.3) đo lường qua 46 biến quan sát. Shahnawaz Muhammed (2006) đã hiệu chỉnh lại các thang đo này, vẫn là 4 thang đo nhưng chỉ đo lường qua 16 biến quan sát. Sau khi xem xét giá trị nội dung và độ tin cậy của các thang đo, tác giả quyết định kế thừa các thang đo này từ Shahnawaz Muhammed (2006). Qua nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu thử định lượng, các thang đo này được sử

dụng lại trong nghiên cứu này.

Thang đo nghiên cứu chính thứcsự trao quyền về mặt tâm lý gồm 04 thành phần

được đo lường qua 04 thang đo với 16 biến quan sát:

- Tự chủ: 05 biến quan sát

- Tự tin có hiệu quả: 04 biến quan sát

- Ảnh hưởng được nhận thức: 04 biến quan sát

- Có ý nghĩa: 03 biến quan sát Cụ thể như sau:

3.4.3.1. Tự chủ

Tự chủ là ý thức của một người trong việc lựa chọn các hành động, từ khởi xướng đến điều chỉnh. Các biến quan sát bao gồm:

- TC2: Tôi có thể quyết định theo ý riêng cách thức thực hiện công việc

- TC3: Tôi được độc lập trong việc thực hiện công việc

- TC4: Tôi được tự do thực hiện công việc

- TC5: Tôi được lựa chọn cách thức thực hiện công việc

3.4.3.2. Tự tin có hiệu quả

Tự tin có hiệu quả là niềm tin của một người vào năng lực có thể thực hiện các hoạt động dựa vào các kỹ năng của mình. Các biến quan sát bao gồm:

- THQ1: Tôi tự tin về khả năng làm việc của tôi

- THQ2: Tôi tự tin về năng lực làm việc của tôi

- THQ3: Tôi có những kỹ năng chuyên sâu cần thiết cho công việc

- THQ4: Tôi tự tin về kiến thức công việc của tôi

3.4.3.3. Ảnh hưởng được nhận thức

Đó là mức độ mà một cá nhân có thể tác động tới kết quả chiến lược, kết quả

quản trị hoặc kết quả hoạt động của công việc. Các biến quan sát bao gồm:

- AHNT1: Tôi có khả năng gây ảnh hưởng đến những việc xảy ra trong phòng ban của tôi

- AHNT2: Tôi có quyền kiểm soát những việc xảy ra trong phòng ban của tôi

- AHNT3: Tôi có tác động đến những việc xảy ra trong phòng ban của tôi

- AHNT4: Tôi có ảnh hưởng đến những kết quả của công việc của tôi

3.4.3.4. Có ý nghĩa

Đó là giá trị của mục tiêu hoặc mục đích công việc, được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn và lý tưởng của bản thân cá nhân.Các biến quan sát bao gồm:

- CYN1: Công việc đang làm quan trọng với tôi

- CYN2: Các hoạt động công việc có ý nghĩa cá nhân với tôi

- CYN3: Công việc đang làm có ý nghĩa với tôi

3.4.4. Thang đo kết quả thực hiện cá nhân

Thang đo nghiên cứu chính thức về kết quả thực hiện cá nhân gồm 02 thành phần

được đo lường qua 02 thang đo với 10 biến quan sát:

- Sự thực sáng tạo: 05 biến quan sát Cụ thể như sau:

3.4.4.1. Sự thực hiện công việc

Sự thực hiện công việc của cá nhân được đo lường thông qua ba yếu tố: hiệu quả, hiệu suất và kịp thời.

Từ thang đo sự thực hiện công việc của Janz &Prasarnphanich (2003) gồm 9 biến quan sát, Shahnawaz Muhammed (2006) đã hiệu chỉnh lại còn 5 biến như sau:

- THCV1: Tôi làm việc rất hiệu quả

- THCV2: Tôi tương tác với người khác rất hiệu quả

- THCV3: Chất lượng công việc của tôi rất cao

- THCV4: Tôi hoàn thành các chỉ tiêu một cách dễ dàng

- THCV5: Tôi thường hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn được giao

Qua nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu thử, thang đo này được sử dụng lại trong nghiên cứu của tác giả.

3.4.4.2. Sự thực hiện sáng tạo

Sự thực hiện sáng tạo cho thấy mức độ cá nhân thực hiện công việc theo cách mới lạ và mang lại hữu ích cho tổ chức. Nó cũng đề cập đến những ý tưởng mới lạ, được chấp nhận, xây dựng và cuối cùng là đưa vào áp dụng.

Từ hai thang đo sáng tạo của Janz &Prasarnphanich (2003) và đổi mới của Oldham &Cummings (1996) gồm 14 biến quan sát, Shahnawaz Muhammed (2006) đã hiệu chỉnh lại còn 1 thang đo với tên mới là sự thực hiện sáng tạo, đo lường qua 5 biến sau:

- THST1: Tôi đã có những ý tưởng sáng tạo

- THST2: Tôi là người đầu tiên sử dụng một số ý tưởng trong loại hình công việc của tôi

- THST3: Những ý tưởng mà tôi đã thực hiện là lần đầu tiên có trong phòng ban của tôi

- THST4: Công việc của tôi độc đáo và thiết thực

Qua nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu thử, thang đo này được sử dụng lại trong nghiên cứu của tác giả. Xác định mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết về các khái niệm và các mối quan hệ Điều chỉnh thang đo nháp Nghiên cứu thử bằng phương pháp định lượng: sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn 50 người

Kiểm tra hệ số tin cậy, phân tích nhân tố khám phá Điều chỉnh thang đo sơ bộ Điều chỉnh thang đo chính thức Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính Phân tích hồi qui Kết luận Điều chỉnh thang đo Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng: sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn 300 người bằng thư trực tiếp

Tóm tắt chương 3

Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu gồm ba bước: nghiên cứu sơ bộ định tính, nghiên cứu thửđịnh lượng và nghiên cứu chính thức định lượng. Chương 3 cũng chỉ rõ quá trình lựa chọn và điều chỉnh thang đo. Đồng thời, sau kết quả nghiên cứu thử với mẫu 50, mô hình nghiên cứu đã được rút gọn chỉ còn 9 biến độc lập với 2 biến phụ thuộc. Theo đó, số giả thuyết nghiên cứu chỉ còn 18 giả thuyết.

CHƯƠNG 4: KT QU NGHIÊN CU

Sau khi xây dựng qui trình nghiên cứu, phương pháp để xử lý số liệu, thiết kế

nghiên cứu, nêu cách thức chọn mẫu và cách tiến hành khảo sát, tác giả tiếp tục trình bày kết quả đo lường mối quan hệ giữa cộng đồng thực hành, sự trao quyền về mặt tâm lý và kết quả thực hiện cá nhân thông qua việc kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi qui bội.

4.1. Mô tả mẫu khảo sát

Số bảng câu hỏi được gởi trực tiếp tới các đối tượng là 300 bảng. Tỉ lệ phản hồi là 100%.

Bảng 4.1 dưới đây mô tả những thông tin nhân khẩu của các đối tượng trả lời dựa trên thống kê tần suất và phần trăm có giá trị. Các biến nhân khẩu sử dụng trong nghiên cứu là giới tính, chức vụ, độ tuổi, trình độ học vấn. Theo đó, có 52.3% đối tượng trả lời là nữ và 47.7% là nam. Trong đó có 64.7% đối tượng khảo sát là nhân viên, 20.7% là trưởng nhóm, quản lý và 14.7% là trưởng, phóphòng trở lên. Phần lớn người được khảo sát ở độ tuổi khá trẻ, cụ thể là 18% dưới 25 tuổi, 74.3% từ 25 đến dưới 35 tuổi, 7.7% từ 35 đến 45 tuổi và trên 45 tuổi là 0%. Hầu hết những người được khảo sát có trình độ học vấn cao, cụ thể trên đại học là 25.7%, đại học là 64.3%, cao

Bảng 4.1. Mô tả mẫu khảo sát

Thông tin nhân khẩu Số người Tỷ lệ Tỷ lệ hợp lệ Tỷ lệ cộng dồn Giới tính Nam 143 47.7 47.7 47.7 Nữ 157 52.3 52.3 100.0 Chức vụ Nhân viên 194 64.7 64.7 64.7 Trưởng nhóm hay quản lý 62 20.7 20.7 85.3 Trưởng phó phòng trở lên 44 14.7 14.7 100.0 Độ tuổi Dưới 25 54 18.0 18.0 18.0 Từ 25 đến dưới 35 223 74.3 74.3 92.3 Từ 35 đến 45 23 7.7 7.7 100.0 Trình độ học vấn Cao đẳng 30 10.0 10.0 10.0 Đại học 193 64.3 64.3 74.3 Trên đại học 77 25.7 25.7 100.0 N = 300 Nguồn: kết quả xử lý của tác giả từ dữ liệu điều tra (phụ lục 3)

4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo qua kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach alpha 4.2.1. Đánh giá thang đo cộng đồng thực hành 4.2.1. Đánh giá thang đo cộng đồng thực hành

Kết quả kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach alpha của các thành phần thuộc thang đo cộng đồng thực hành được tóm tắt qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Cronbach’s alpha của các thành phần thuộc thang đo cộng đồng thực hành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc Sĩ Ảnh hưởng của cộng đồng thực hành và sự trao quyền về mặt tâm lý đến kết quả thực hiện cá nhân (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)