Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 73)

Hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay đều có mô hình bộ máy tổ chức tương tự nhau: Hội sở chính và các chi nhánh ở tỉnh, thành phố.

Ưu điểm của mô hình bộ máy này là các ngân hàng tạo ra mạng lưới rộng rãi, thu hút tiền gửi và tăng trưởng tín dụng. Nhưng nhược điểm là các chi nhánh chính là một NHTM độc lập về cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản, quản lý rủi ro, nâng cao khả năng cấp tín dụng và các hoạt động khác. Với quy mô hoạt động đó, khi có nguồn tạm thời nhàn rỗi, vốn được luân chuyển từ chi nhánh sang hội sở và ngược lại. Chức năng này thường do phòng nguồn vốn thực hiện.

Bên cạnh đó, ở các chi nhánh, chức năng quản trị rủi ro bị phân tán, quản trị rủi ro được thực hiện theo nhiệm vụ gắn với mỗi phòng, ví dụ: phòng tín dụng quản lý rủi ro tín dụng, phòng dịch vụ quản lý rủi ro trong thanh toán, phòng nguồn vốn

65

quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất. Vì vậy, chức năng quản trị rủi ro phải được tập trung trách nhiệm cho một bộ phận nhất định tại ngân hàng.

Bên cạnh đó, các NHTM nên thực hiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản phù hợp thông lệ quốc tế và đúng quy định của pháp luật. Đồng thời phải tập trung vào khách hàng, vào sản phẩm dịch vụ, vào cán bộ ngân hàng, đảm bảo mở rộng lượng khách hàng mới và nâng cao lòng tin đối với khách hàng cũ.

Ngoài ra, NHTM Việt Nam có thể vận dụng phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng thương mại các nước trên thế giới như của Nhật Bản – ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation:

- Hợp nhất tài khoản - Hợp nhất các tài khoản vào một ngân hàng sẽ giúp đơn giản hóa việc giám sát và quản lý các khoản phải thu và phải trả, đồng thời giúp kịp thời huy động vốn.

- Tập trung tiền mặt tự động: Tự động huy động tiền nhàn rỗi từ các tài khoản phụ vào một tài khoản chính.

- Các giải pháp tối ưu hoá lãi suất: Gửi tiền nhàn rỗi vào tài khoản tiền gửi kỳ hạn để tối đa hoá lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)