Nam
Thứ nhất, vai trò của một bộ máy QTRRTK hợp lý và hiệu quả là vô cùng quan trọng. Trách nhiệm QTRRTK phải được san sẻ từ Hội đồng quản trị đến toàn nhân viên trong hệ thống thông qua một loạt các ủy ban, bộ phận chuyên biệt và có quan hệ mật thiết với nhau. Sự hình thành và phát triển của Hội đồng quản lý rủi ro, Hội đồng quản lý tài sản – nợ và Hội đồng kiểm soát là điều kiện tiên quyết cho một cấu trúc quản lý hợp chuẩn. Trong QTRRTK, các cơ quan trên, cùng với khối Nguồn vốn phải thực hiện đúng và đầy đủ vai trò đã được đề ra.
Thứ hai là sự cần thiết của một khung QTRRTK toàn diện với hệ thống chính sách đồng bộ và phát triển. Khung QTRRTK và hệ thống chính sách là xương sống trong hoạt động QTRRTK. Do đó, khung chính sách cần được soạn thảo, xem xét và phê chuẩn trên cơ sở đảm bảo các yếu tố nhận biết rủi ro, đo lường, giám sát và đối phó với rủi ro, đặc biệt là sự cần thiết của kế hoạch tài trợ dự phòng để đảm bảo nguồn vốn trong điều kiện căng thẳng thanh khoản. Việc xem xét và sửa đổi định kì các chính sách và quy trình theo yêu cầu của thị trường cũng như của bản thân ngân hàng là rất cần thiết.
24
Thứ ba, công tác báo cáo, kiểm tra giám sát thường xuyên, định kì là không thể thiếu. Việc kiểm tra giám sát định kì không chỉ nhanh chóng cho biết tình hình thanh khoản của ngân hàng để đưa ra các biện pháp đối phó nếu cần mà còn đảm bảo tính hiệu quả của các chính sách, khung quản lý, việc tuân thủ các hạn mức, khẩu vị rủi ro từ đó có các biện pháp sửa đổi cần thiết.
Thứ tư, việc tuân thủ các thông lệ quốc tế và trong nước là điều tối quan trọng. Do đó, các NHTM cần tích cực và năng động trong việc áp dụng các thông lệ mới và cần thiết.
Thứ năm, sử dụng các công cụ đo lường và theo dõi RRTK, đặc biệt là thang đáo hạn, và các thử nghiệm kiểm tra khả năng chi trả một cách linh hoạt và sát thực tế. Đo lường RRTK tốt tạo điều kiện cho ngân hàng kịp thời có các biện pháp chống đỡ. Các thử nghiệm khả năng chi trả tạo điều kiện cho ngân hàng đánh giá khả năng chống đỡ của ngân hàng trong nhiều kịch bản để từ đó lên kế hoạch phòng bị cho các kịch bản này.
Thứ sáu, để giảm thiểu ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản, các NHTM cần có các biện pháp tài trợ cho rủi ro thanh khoản như ký kết các hợp đồng bảo hiểm tiền gửi.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan thanh khoản và rủi ro thanh khoản trong NHTM. Như vậy, thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là vấn đề thường xuyên, then chốt quyết định đến sự tồn tại của các ngân hàng. Về lý thuyết, nội dung quản trị rủi ro thanh khoản bao gồm có ba chiến lược chủ yếu. Đồng thời, các phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản cũng được rút ra từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. Theo đó, tùy vào đặc điểm về phạm vi, quy mô hoạt động, năng lực quản lý và môi trường kinh tế vĩ mô mà ngân hàng lựa chọn chiến lược, phương pháp quản trị thanh khoản tương ứng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam nếu mong muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả, an toàn trong hoạt động, nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay cho nên vấn đề thanh khoản, quản trị rủi ro thanh khoản càng không thể xem nhẹ.
25
Chương 2:
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM