Tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 34)

2.1.1. Giới thiệu tổng quát về các NHTM Việt Nam

Hệ thống NHTM Việt Nam được hình thành từ 1951 với sự ra đời của NHNN Việt Nam, hoạt động theo mô hình ngân hàng một cấp. Hiện nay hệ thống NHTM Việt Nam là hệ thống ngân hàng đa năng, kinh doanh tổng hợp, được hình thành và phát triển mạnh kể từ khi thực hiện việc cải cách hệ thống ngân hàng từ những năm 90.

Từ năm 1986 đến 1990: Thực hiện tách dần chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Cơ chế mới về hoạt động NHTM được hình thành và hoàn thiện dần: Tháng 5/1990, hai Pháp lệnh ngân hàng ra đời (Pháp lệnh NHNN Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp, trong đó:

NHNN thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; thực thi nhiệm vụ của NHTW – Ngân hàng duy nhất được phát hành tiền, là cơ quan tổ chức điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ ổn định giá trị đồng tiền và quản lý hệ thống ngân hàng cấp 2 làm nhiệm vụ chủ yếu.

Cấp NHTM thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế do các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện. Cùng với sự đổi mới cơ chế vận hành trong kinh doanh ngân hàng là sự ra đời hàng loạt ngân hàng chuyên doanh cấp 2 với các hình thức sở hữu: Ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phần, liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của nước ngoài…Trong thời gian này, 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn được thành lập: Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát

26

triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Năm 1991 đến nay, thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hệ thống NHTM Việt Nam với các mốc thời gian quan trọng sau:

Năm 1993, bình thường hóa các mối quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới (IMF, WB, ADB).

Năm 1997, Quốc hội khóa X thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng (ngày 2/12/1997) có hiệu lực thi hành ngày 1/10/1998, thành lập Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (Quyết định số 469/TTg ngày 18/9/1997).

Năm 2001, cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTM Nhà nước cũng như NHTM Cổ phần. Mục đích chính của chương trình cải cách là nâng cao năng lực cạnh tranh cho từng ngân hàng trong nước và toàn hệ thống để chuẩn bị hội nhập quốc tế. Điểm cốt lõi trong nỗ lực cải cách đối với NHTM là tăng vốn cho các ngân hàng này, bao gồm tăng vốn điều lệ và tiến tới đạt được hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo tiêu chuẩn quốc tế là 8%. Các NHTM nhà nước được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán quốc tế, công tác kiểm toán nội bộ cũng được cải thiện và chú trọng. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cũng được hiện đại hóa hơn, tạo điểu kiện cho các ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ mới cho thị trường.

Năm 2006 – 2007 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống NHTM Việt Nam, tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng và quy mô. Đến năm 2007, tổng tài sản toàn hệ thống đã tăng lên hơn 1.500 nghìn tỷ đồng, bằng hơn 130% GDP 2007. Hệ số CAR trung bình của NHTM Nhà nước tăng từ 7% (năm 2006) lên 9% (năm 2007), với các NHTMCP, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) bình quân trên 12%.1 Quy trình nâng vốn điều lệ đã được ngân hàng thực hiện tích cực từ 2007,

27

đồng thời đây cũng là năm bùng nổ của các ngân hàng nội và ngoại trên thị trường Việt Nam.

Năm 2008, thực hiện cam kết gia nhập WTO, NHNN Việt Nam chính thức cấp giấy phép thành lập 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, bao gồm Ngân hàng ANZ Việt Nam, Ngân hàng Hong Leong Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, Ngân hàng HSBC Việt Nam, Ngân hàng Shinhan Việt Nam.

Năm 2010, theo lộ trình tăng vốn điều lệ, Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý gia hạn thời gian hiệu lực áp dụng vốn điều lệ mới đến hết ngày 31/12/2011, giải tỏa áp lực tăng vốn cho các NHTM Việt Nam. Đồng thời sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước để phù hợp với tình hình kinh tế thị trường.

Năm 2011 và 2012, Việt Nam cũng như các quốc gia khác đang trong giai đoạn tăng trưởng chậm. Ngoại trừ ngành sản xuất và nông nghiệp, các ngành khác đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tốc độ tăng trưởng chậm và ngành ngân hàng không ngoại lệ. Với tăng trưởng tín dụng thấp và hệ số nợ xấu cao, các ngân hàng đang đối mặt với rất nhiều khó khăn trước mắt. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn là tiêu cực, có rất nhiều tín hiệu khả quan phía trước. Dư nợ cho vay tăng từ 51% năm 2011 đến 57% năm 20122, số dư tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng cũng tăng so với 2011. Tăng trưởng tín dụng năm 2012 được ghi nhận là 8,91%3.

Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản có của hệ thống NHTM một số nước năm 2012

Cơ cấu tài sản Úc Trung Quốc Singapore Thái lan Việt Nam

Cho vay KH 75% 50% 61% 64% 57%

TG, CV TCTD 2% 3% 10% 8% 14%

Chứng khoán 6% 19% 11% 15% 14%

TS khác 17% 28% 18% 13% 15%

.Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN 2012.

So với một số nước trong khu vực, dư nợ cho vay khách hàng của Việt Nam thấp thứ hai (sau Trung Quốc), dư nợ tiền gửi và cho vay tại thị trường liên ngân

2 Báo cáo thường niên của NHNN 2011, 2012

28

hàng cao nhất (14%). Đầu tư chứng khoán tương đối cao chiếm 14% trong tổng tài sản có. Như vậy, dư nợ cho vay không ở mức quá nóng, đảm bảo khả năng sinh lời nhưng vẫn tính tới khả năng thanh khoản của tài sản. Tuy nhiên, thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam sôi động nhất trong khu vực cũng có nghĩa là huy động từ tiền gửi khách hàng không đủ để đáp ứng cho vay nên các ngân hàng phải bù đắp bằng cách huy động trên thị trường liên ngân hàng.

Dựa vào hình thức sở hữu, hiện nay hệ thống NHTM Việt Nam chia thành 4 loại:

NHTM Nhà nước: Là NHTM do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của Nhà nước. Quản trị NHTM Nhà nước là Hội đồng quản trị do Thống đốc NHNN bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có thỏa thuận với Ban tổ chức – Cán bộ của Chính phủ. Điều hành ngân hàng là Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ. Hiện nay, các ngân hàng thuộc hình thức này là NH Phát triển Việt Nam (VDB), NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank)

NHTM Cổ phần: Là các NHTM thành lập và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. Vốn do các cổ đông đóng góp, trong đó có các doanh nghiệp Nhà nước, TCTD, TCKT, các cá nhân cùng góp vốn theo quy định của NHNN. Loại hình này chiếm số lượng rất lớn trong hệ thống NHTM ở Việt Nam. Tính tới đầu năm 2012 có 43 NHTM Cổ phần và cuối năm 2012 có 38 NHTM cổ phần, do có sự sáp nhập các NHTM cổ phần quy mô nhỏ.

NHTM liên doanh: Là các NHTM thành lập và hoạt động dưới hình thức liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài theo quy định của NHNN. Hiện nay trên hệ thống NHTM Việt Nam có 6 NHTM liên doanh nước ngoài đó là: NH TNHH Indovina, NH Việt – Nga, NH Việt – Thái, NH Việt – Lào, NH Shinhanvina, NH VID Publicbank.

NHTM 100% vốn nước ngoài: Là các NHTM có 100% vốn nước ngoài, những ngân hàng này mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo quy định pháp lý

29

của Việt Nam. Trên hệ thống NHTM ở Việt Nam hiện nay có hơn 10 ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, sẽ đi đánh giá thực trạng về quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam dựa trên căn cứ phân tích 21 NHTM, chia thành hai nhóm đó là nhóm các NHTM có quy mô lớn (tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng và vốn điều lệ trên 6.000 tỷ) và nhóm các NHTM quy mô vừa và nhỏ với tổng tài sản dưới 100.000 tỷ đồng và vốn điều lệ dưới 6.000 tỷ theo Phụ lục 1.

2.1.2. Môi trường hoạt động của các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 34)