0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 65 -65 )

2.2.4.1Những kết quả đạt được

Sự phối hợp và can thiệp kịp thời của NHNN khi có RRTK phát sinh

Thành quả lớn nhất của các NHTM Việt Nam trong việc QLRRTK là đã có sự phối hợp kịp thời giữa NHNN và NHTM khi có RRTK phát sinh. Các NHNN thông qua việc quản lý vốn khả dụng của NHTM nhằm đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, ổn định tiền tệ và thực hiện chính sách tiền tệ. Trong đó, công cụ điều tiết của NHNN bao gồm nghiệp vụ thị trường mở, cho vay cầm cố giấy tờ có giá…Nếu RRTK xảy ra tại một ngân hàng đơn lẻ thì NHNN sẽ ngay lập tức can thiệp và hỗ trợ thanh khoản để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và tránh hiệu ứng lây lan toàn hệ thống.

57

Tăng vốn điều lệ:

Dưới áp lực tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như đáp ứng yêu theo quy định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của NHNN về vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng là một bước đi giúp các NHTM cũng cố sức mạnh tài chính của mình. Trước đây các ngân hàng chỉ tập trung tăng quy mô tài sản mà không chú trọng tới tăng vốn chủ sở hữu tương xứng để có một cơ cấu vốn lành mạnh. Nhờ quy định này mà khả năng thanh khoản của các NHTM được cải thiện.

Các NHTM Việt Nam cũng đã tăng dần các hệ số phản ánh an toàn thanh khoản, điển hình là hệ số CAR đã dần được nâng lên nhằm đạt đúng quy định tối thiểu của NHNN là 9%. Bên cạnh đó, tỷ lệ dự trữ tiền mặt, chứng khoán thanh khoản cũng tăng lên.

Các NHTM vẫn duy trì khá là tốt khả năng thanh khoản đồng thời vẫn tăng trưởng tín dụng

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lĩnh vực tài chính, ngân hàng chịu nhiều sức ép, các NHTM bắt đầu ưu tiên mục tiêu an toàn và tăng cường giảm thiểu rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản. Khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam vì thế cũng được duy trì trong năm qua.

Các NHTM thời gian qua phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường liên ngân hàng để duy trì khả năng thanh khoản, đồng thời sử dụng dự trữ nhiều hơn chứng khoán thanh khoản – các loại chứng khoán do Chính phủ, KBNN phát hành…

Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại đặc biệt là các NHTM cổ phần ngày một phát huy được hiệu quả hoạt động tốt (điển hình là Vietinbank, BIDV, VCB và MB). Những ngân hàng này chiếm thị phần chủ yếu trên thị trường cả về vốn huy động và tín dụng.

Các ngân hàng đã dần nhận thức được tầm quan trọng của công tác QLRRTK, một số ngân hàng đã thực hiện xây dựng các chương trình kiểm soát rủi ro thanh khoản.

58

- Năm 2012, Vietinbank đã hoàn thành xây dựng hệ thống phần mềm Quản lý tài sản nợ - có (ALM) chạy đến cấp độ giao dịch theo thông lệ quốc tế. Đồng thời, ngân hàng cũng ban hành Quy định về quản lý thanh khoản trong đó thiết lập quy định về các kịch bản thanh khoản, xây dựng các kế hoạch dự phòng thanh khoản để chủ động các biện pháp xử lý trong trường hợp thị trường có biến động. Ngoài ra, để giảm thiểu rủi ro thanh khoản, ngân hàng chủ trương đa dạng hóa các nguồn vốn huy động cũng như xây dựng hệ thống báo cáo cân đối vốn để tính toán trạng thái thanh khoản hàng ngày của ngân hàng, đồng thời phân tích báo cáo các tình hình thanh khoản trong tương lai. Ủy ban Alco là ban chuyên trách tình hình cân đối vốn và thanh khoản của ngân hàng định kỳ báo cáo Hội đồng quản trị và ban điều hành.

- BIDV cũng là ngân hàng đã xây dựng chương trình quản lý thanh khoản tốt. Vào khoảng tháng 3/2007, ngân hàng này cũng đã ban hành quy định về quản lý thanh khoản. Theo đó, Ngân hàng quản lý thanh khoản bằng cách dự đoán cung, cầu thanh khoản, dự đoán chênh lệch thanh khoản từ đó đưa ra chính sách quản lý thanh khoản. Ngân hàng cũng duy trì danh mục tài sản dự trữ thứ cấp như trái phiếu chính phủ, tín phiếu, trái phiếu đô thị, công trái giáo dục có tính thanh khoản cao để có thể bán hoặc repo cho NHNN trong trường hợp thanh khoản căng thẳng.

Ngoài các biện pháp đo lường, phân tích, kiểm soát RRTK, các NHTM Việt Nam còn tài trợ cho RRTK thông qua việc trích lập quỹ dự trữ thanh toán, ký kết với quỹ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam các điều khoản đặc biệt. Bên cạnh đó, bằng việc quản lý vốn tập trung tại Hội sở chính đã góp phần giúp NHTM giảm thiểu RRTK cho các chi nhánh.

2.2.4.2Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của những hạn chế

Các NHTM nhà nước hoạt động không hiệu quả

So với các nước trên thế giới, hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam có điểm khác biệt là có vị trí quá quan trong trong hệ thống tài chính. Năm 2010, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng nhà nước chiếm hơn 76% tổng tài sản hệ thống tài chính, năm 2012 con số này tăng lên 80%, trong khi các nước khác trên thế giới như Indonesia và Trung Quốc chỉ khoảng 50%.

59

Các NHTM nhà nước có thị phần vốn và tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất, ảnh hưởng rất lớn tới toàn bộ nền kinh tế nói chung và cả hệ thống ngân hàng nói riêng. Trong khi đó, điển hình là Agribank hoạt động không hiệu quả cả ở mục tiêu sinh lời và thanh khoản. Dự trữ tài sản thanh khoản rất thấp, hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro không hiệu quả.

Các NHTM phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường liên ngân hàng

Trong thời gian qua, các NHTM gửi tiền gửi, cho vay và huy động tiền gửi rất nhiều từ các tổ chức tín dụng khác. Cũng vì thế mà các chỉ số thanh khoản của các NHTM được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, việc quá phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng, các NHTM chấp nhận vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao sẽ dẫn tới nguy cơ rủi ro thanh khoản hàng loạt đối với các ngân hàng tham gia khi gặp phải biến cố.

Cơ cấu khách hàng và chất lượng tín dụng kém

Các NHTM có xu hướng chạy theo tăng trưởng nóng trong khi tình hình huy động vốn gặp nhiều khó khăn do lãi suất huy động điều chỉnh ngày càng thấp trong khi đó lại buông lỏng chính sách quản trị rủi ro làm mất cân đối tương quan cơ bản trong cơ cấu tài sản, không đảm bảo đúng tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn NHNN Việt Nam. Ngân hàng chủ yếu tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn hoặc tỷ trọng tín dụng cho một ngành hoặc một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. Công tác thẩm định, quyết định cho vay, kiểm tra sử dụng vốn chưa tuân thủ đúng quy định dẫn đến nợ xấu trong hệ thống tăng cao gây ảnh hưởng vấn đề thanh khoản ngân hàng.

Tồn tại sự không cân xứng về kỳ hạn tài sản nợ và tài sản có.

Trong điều kiện thị trường biến động, người gửi tiền thường chọn kỳ hạn ngắn. Do vậy, tỷ trọng huy động vốn kỳ hạn ngắn trong tổng số vốn huy động cao, trong khi nhu cầu vay vốn thường dài hơn nên nhiều NHTM đã dùng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Do vậy, mất cân đối cơ cấu kỳ hạn cũng gây ra các vấn đề về rủi ro thanh khoản.

60

Các NHTM chưa chú trọng tới công tác quản trị rủi ro thanh khoản Theo khảo sát của KPMG, có tới 40% số ngân hàng trả lời không hài lòng với hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ hiện tại của mình, 65% ngân hàng xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương pháp định tính và chỉ có 35% theo phương pháp định lượng. Công tác lượng hóa rủi ro còn yếu kém.

Bên cạnh đó, hiện nay nhiều ngân hàng chưa có đầy đủ chiến lược, chính sách quy trình quản trị rủi ro cho tất cả các loại rủi ro. Cũng theo khảo sát của KPMG, 42% số ngân hàng được khảo sát chưa ban hành chính sách đối với cả 3 loại rủi ro chính (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp), các loại rủi ro như thanh khoản, lãi suất chưa được quan tâm trong khi các loại rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Các NHTM Cổ phần nhỏ có khả năng thanh khoản chưa tốt

Các NHTM cổ phần nhỏ có mức dự trữ tiền mặt và tiền gửi tổ chức tín dụng thấp, bên cạnh đó vốn điều lệ chỉ dao đông từ 3.000 - 4.000 tỷ đồng. Thị phần tín dụng nhỏ, khả năng huy động vốn cũng gặp khó khăn hơn các NHTM lớn.

Kết luận chương 2

Phân tích thực tế tính thanh khoản và quản trị thanh khoản của các ngân hàng được khảo sát cho thấy: trong năm 2011-2012, tình hình thanh khoản của các ngân hàng vẫn được duy trì ở mức khá tốt nhưng đang có dấu hiệu xấu đi. Điều này được thể hiện thông qua dư nợ tín dụng tăng trưởng năm 2012 cao hơn 2011, các ngân hàng thương mại phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng nhiều hơn, một số ngân hàng nhỏ mất cân đối kỳ hạn (chủ yếu huy động vốn với kỳ hạn ngắn nhưng kỳ hạn cho vay dài). Nợ xấu chủ yếu ở đối tượng khách hàng ngành chứng khoán và đầu tư bất động sản. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong năm qua, chương 3 sẽ đề xuất ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng.

61

Chương 3:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH

KHOẢN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 65 -65 )

×