Hệ thống pháp lý cho hoạt động ngân hàng chưa đầy đủ và chưa đồng bộ. Mặc dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay là khá đồ sộ nhưng khung pháp luật cho hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động NHTM nói riêng còn bị đánh giá là thiếu và yếu, nhiều khi chồng chéo và khó hiểu.
Năm 2008, đối diện với khủng hoảng tài chính toàn cầu, NHNN đã ban hành và thay đổi liên tục các công cụ điều hànhChính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này là tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành chưa từng có của Ngân hàng Nhà nước, tập trung ở các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá. Tính chung cả năm, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng trong tháng 2, 4 lần giảm trong 3 tháng cuối năm (2 lần giảm đối với dự trữ bằng ngoại tệ). Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc có 5 lần điều chỉnh (3 lần tăng, 2 lần giảm).
Một công cụ được Ngân hàng Nhà nước sử dụng đến, cũng là một sự kiện nổi bật trong năm 2008, là đợt phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc (17/3). Đi cùng với kế hoạch này, nhà điều hành đã 2 lần điều chỉnh lãi suất cho tín phiếu, 1 lần tăng từ 7,8% lên 13%, tháng 12 giảm xuống còn 4,5%..
30
Lần đầu tiên kể từ 1/12/2005, lãi suất cơ bản được điều chỉnh tăng, từ 8,25% lên 8,75% vào 1/2/2008. Đặc biệt, trong lần điều chỉnh ngày 19/5 (lên 12%), lãi suất cơ bản được trả lại đúng chức năng của nó, trở thành một cơ sở để xác định hành lang pháp lý cho lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, thay vì xơ cứng và mờ nhạt trước đó.
Lãi suất huy động và cho vay biến động chưa từng có. Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm của Ngân hàng Nhà nước gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Lãi suất huy động VND có kỳ biến động mạnh nhất từ trước tới nay. Cuộc chạy đua bùng phát trong tháng 5 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 6. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất ghi nhận kỷ lục “treo” tới 43%/năm; nhiều thành viên đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp áp tới 20%/năm.
Năm 2009, chính sách tiền tệ tương đối ổn định, nhưng sang năm 2010 là năm với những thay đổi pháp lý quan trọng, nhiều biến động trên thị trường, nhiều khó khăn đối với cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp. Nhưng đây cũng là năm ghi nhận có những kết quả đạt được theo hướng hoàn thiện khung pháp lý, sự phát triển về quy mô của hệ thống.
Ngày 20/5/2010, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 13 quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Đây là văn bản đáng chú ý nhất trong những điều chỉnh chính sách năm 2010 của nhà điều hành, ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động của các ngân hàng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng - đặc biệt là giới đầu tư. Thông tư này có độ trễ hơn 4 tháng để hiệu lực (từ 1/10/2010), nhưng phải đến đầu tháng 8 những tranh luận, phản ánh mới bắt đầu “bùng nổ”. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước rà soát và sửa đổi. Sát ngày hiệu lực, cơ quan ban hành mới chính thức có Thông tư 19 với một số điểm điều chỉnh và vẫn giữ nguyên thời điểm hiệu lực của Thông tư 13. Về cơ bản, những quy định của Thông tư 13 được xây dựng theo hướng nâng cao hơn các tiêu chuẩn an toàn, siết chặt hơn việc sử dụng các nguồn vốn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
31
Cũng trong năm 2010, tại kỳ họp thứ 7, khóa 12, Quốc hội chính thức thông qua hai bộ luật quan trọng: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 đã có nhiều điểm sửa đổi theo hướng xác định rõ hơn vị trí của Ngân hàng Nhà nước; điều chỉnh nhiều nội dung trong lĩnh vực hoạt động của cơ quan này như về lãi suất, kế toán, dự trữ ngoại hối, kiểm toán nội bộ… Nhiều nội dung mới của luật đã đi sâu quy định rõ về thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia, cụ thể hóa vai trò, vị trí của các cơ quan nhà nước trong việc quyết định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Luật Các tổ chức tín dụng 2010 cũng có nhiều điểm mới, quy định cụ thể hơn, mở rộng phạm vi điều chỉnh về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các tổ chức tín dụng. Hai bộ luật này bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2011.
Như vậy, tuy đã có nhiều nỗ lực trong việc sửa đổi, bổ sung và ban hành các quy định mới, đặc biệt phải kể đến luật các TCTD và luật NHNN được chính phủ phê duyệt năm 2010 và thông tư 13/2010-NHNN và thông tư 19/2010-NHNN về các tỷ lệ an toàn tối thiểu mới cho các TCTD hướng tới chuẩn quốc tế Basel II, song thực tế hành làng pháp lý chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ và chưa chuẩn với các thông lệ quốc tế đã làm tăng tính rủi ro của nền kinh tế và trong hoạt động của các NHTM cũng như đối với SCB.
Năm 2010 và 2011, NHNN áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát tăng trưởng tín dụng, nhằm kiềm chế lạm phát và bảo đảm giảm thiểu rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Sang năm 2012, NHNN ban hành thông tư 19/2012/TT- NHNN về việc giảm lãi suất trần huy động từ 11% xuống 9% và thông tư 20/2012/TT-NHNN quy định lãi suất trần cho vay ngắn hạn xuống 13%. Đồng thời NHNN có Quyết định số 1196 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng. Theo đó, các lãi suất trên đồng loạt giảm 1%/năm. Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 12% xuống 11%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm còn 9% từ mức 10%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong
32
thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng còn 12% thay vì mức 13%/năm như trước đây.
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất được điều chỉnh giảm khá mạnh vào cuối năm 2012 so với đầu năm 2012 từ 14-15%/năm xuống 3-4%. Điều này báo hiệu khả năng năng thanh khoản tốt trên thị trường liên ngân hàng so với cuối năm 2011. Kể từ tháng 02/2012 trở lại đây, NHNN chủ yếu tiến hành hút ròng trên thị trường OMO, tuy nhiên lượng NHNN bơm ròng ra thị trường cao đột biến trong tháng 8, đạt 10.941 tỷ đổng với lý do đảm bảo thanh khoản trước những thông tin tiêu cực xoay quanh Ngân hàng ACB, sau đó lại hút ròng trở lại trong 3 tháng liên tiếp (tháng 9,10 và tháng 11), sau đó bơm ròng nhẹ trong hai tuần tháng 12 dù đã đến kỳ thanh toán cuối năm.