Kinh nghiệm áp dụng KPI tại Tổng công ty Công nghiệp In bao bì

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY CP NHỰA TÂN TIẾN.PDF (Trang 27)

Tổng công ty Công nghiệp - In bao bì Liksin có trụ sở tại 159 Kinh Dương Vương, Quận 6, Tp. HCM. Công ty chuyên sản xuất và và cung ứng các sản phẩm in, bao bì mềm, bao gì giấy và nhãn hàng cao cấp; sản xuất và kinh doanh chế bản phim, mực và hóa chất ngành in, giấy và nguyên liệu giấy. Doanh thu Công ty năm 2009 là 931.9 tỷ đồng, lợi nhận sau thuế là 89,7 tỷ đồng.

Tổng công ty Liksin đã áp dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng và chỉ số đo lường hiệu suất để đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên từ năm 2010. Tại Tổng công ty Liksin, các bảng KPI được thiết kế rất chi tiết và áp dụng cho từng chức danh như: giám đốc, phó giám đốc sản xuất, trưởng phòng, nhân viên kế toán thanh toán, nhân viên kế toán công nợ, nhân viên marketing, tổ trưởng tổ sản xuất, công nhân (chỉ tiêu cụ thể theo từng tổ sản xuất)… Các bảng chấm KPI được thiết lập dựa trên các nhân tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ và kết quả công việc. Cụ thể, điểm tối đa nhân viên có thể đạt được là 100, bao gồm 15% số điểm nhằm đánh giá

8Nguồn: tổng hợp từ http://www.sggp.org.vn/doanhnghiepsanphamhangdau/2011/2/250741/, truy cập ngày 01/06/2013

khả năng chính (năng lực chuyên môn) và 85% cho kết quả công việc dựa trên những đánh giá được số hóa bằng công thức và số liệu cụ thể. Ngoài ra, nhân viên sẽ nhận điểm thưởng nếu có sáng kiến đóng góp cho sự phát triển chung của công ty. Theo bà Lương Thị Thúy Ngân, giám đốc nhân sự Tổng công ty Công nghiệp - In - Bao bì Liksin, việc áp dụng KPI khuyến khích nhân viên nâng cao kỹ năng làm việc, hoàn thành công việc được giao với chất lượng tốt hơn và đảm bảo về thời gian, đánh trúng tâm lý và tạo động lực làm việc cho người lao động. Năm 2010, năng suất lao động tại Liksin đã tăng 15%, trung bình sản phẩm hư hỏng do yếu tố con người giảm 20%, sản lượng thành phẩm hộp tăng 41%, thành phẩm nhãn tăng 103%, doanh thu tăng 21,6% (số liệu của đơn vị thành viên Xí nghiệp In Bao bì giấy Liksin). Đó là kết quả rất xứng đáng sau một khoảng thời gian kiên trì thực hiện KPI kết hợp thực hiện hệ thống quản lý tinh gọn LEAN. Nếu KPI được nhân rộng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng nâng cao được năng lực cạnh tranh.

Ngày 04/01/2013, tại buổi hội thảo do Tổng công ty Liksin tổ chức sau 3 năm áp dụng công cụ BCS/KPI, các thành viên tham dự Hội thảo đều nhất trí rằng, những lợi ích mà phương phác BSC/KPI mang lại cho Liksin trong bối cảnh hiện nay là:

1. Gắn kết định hướng chiến lược Công ty với các mục tiêu hoạt động.

2. Đưa ra các mục tiêu một cách cân đối hài hòa giữa các mục tiêu liên quan đến kết quả cuối cùng và các mục tiêu tạo ra kết quả đó (các mục tiêu trung gian).

3. Giúp công ty phát triển một cách cân đối và bền vững. 4. Tránh việc quá chú trọng vào các mục tiêu tài chính.

5. Giúp định hướng hành vi nhân viên một cách có hệ thống, phù hợp và luôn hướng đến thỏa mãn bạn hàng.

6. Có cơ sở để đánh giá kết quả công việc cho các bộ phận và cá nhân một cách định lượng và công bằng

Các thành viên của công ty cũng thống nhất kinh nghiệm áp dụng thành công KPI tại Liksin nhờ vào các yếu tố:

1. Cam kết và thực hiện cam kết của lãnh đạo cấp cao

2. Tổng công ty sẽ tập trung vào thực hiện và duy trì các yếu tố thành công then chốt

3. Tuân thủ “Quy tắc 10/80/10”. 4. Thực hiện “Văn hóa hành động”

5. Xây dựng cơ sở dữ liệu để lưu các chỉ số đo lường KPIs. 6. Xây dựng hệ thống báo cáo và xử lý thông tin BSC/KPIs

7. Linh hoạt trong vận dụng các viễn cảnh chiến lược cho gần gũi với con người Liksin.

1.3.3Kinh nghiệm áp dụng KPI tại Công ty Cp Kỹ nghệ lạnh (Searefico)9:

Công ty Cổ phần Kỹ nghệ lạnh (Searefico) có trụ sở tại 149 B Trương Định, Quận 3, Tp. HCM. Searefico chuyên cung cấp các sản phẩm trong lĩnh vực lạnh công nghiệp và dịch vụ cơ điện công trình. Doanh thu công ty năm 2009 là 400 tỷ đồng, lợi nhận trước thuế là 52 tỷ đồng.

Năm 2005, Searefico thực hiện việc tái cấu trúc và sang năm 2006 HĐQT của Công ty bắt đầu cho áp dụng thử nghiệm BSC ở cấp tổng giám đốc và các giám đốc bộ phận. Một năm sau đó, Searefico mới thật sự triển khai BSC xuống đến cấp trưởng phòng. Theo ông Lê Tấn Phước, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Kỹ nghệ lạnh Searefico, khi áp dụng công cụ đo lường BSC, việc giao chỉ tiêu kế hoạch đã trở nên cụ thể và có thể đo lường được mức độ thực hiện. Kết quả thực hiện được gắn với quỹ thưởng nên chế độ thưởng trở nên công bằng hơn. Khi cấp dưới tự kiểm soát được công việc của mình theo những mục tiêu, chỉ tiêu đã cam kết thì cấp trên sẽ bớt bận rộn. Cũng theo ông, ưu điểm của BSC là giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, vì làm cân bằng các mục tiêu phát triển. “Chẳng hạn khi doanh nghiệp bỏ tiền ra để đào tạo nhân viên, nhằm chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai, chỉ tiêu tài chính bị giảm điểm số nhưng sẽ được cân bằng lại ở chỉ tiêu học hỏi

9Nguồn: Tổng hợp từ http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/quantri/7662/ , truy cập ngày 01/06/2013

- phát triển. Theo cách tính điểm của BSC, chỉ tiêu tài chính cho thấy lợi nhuận trước mắt nhưng ba chỉ tiêu còn lại sẽ là lợi nhuận lâu dài”, ông Phước giải thích.

Việc ứng dụng BSC ở Searefico cũng đã trải qua không ít khó khăn. Theo Công ty, có hai nguyên nhân chính khiến khó khăn xảy ra: việc không ăn khớp trong gắn kết giữa mục tiêu của các bộ phận và mục tiêu Công ty; nhân viên chưa thông thuộc cách thực hiện. Có những khi mục tiêu các bộ phận đạt yêu cầu nhưng mục tiêu chung của Công ty thì lại không đạt. Khi đó, các phòng ban phải ngồi lại để thống nhất các chỉ tiêu cho từng bộ phận; đưa ra các yêu cầu chung; chia nhỏ chi phí, doanh thu, lợi nhuận cho từng phòng ban. Chẳng hạn, phòng hành chính thì chỉ tiêu về lợi nhuận có thể nhẹ hơn các phòng ban khác.

Kinh nghiệm triển khai BSC ở Searefico cho thấy, thống nhất một công thức tính chỉ tiêu thì mới dẫn đến sự đồng nhất “thành tích” từ các phòng ban, từ đó mục tiêu chung của Công ty mới đạt được. Bên cạnh đó, một cách tính BSC càng chi tiết từ tổng giám đốc xuống các giám đốc bộ phận, trưởng phòng ban, kết hợp với hành động cụ thể hàng tháng, hàng quý, tiến độ công việc triển khai và kiểm soát công việc triển khai thì càng mau có kết quả cụ thể.

Tóm tắt chương 1:

Trong chương 1, tác giả đã khái quát lý thuyết về đánh giá kết quả thực hiện công việc, giới thiệu phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc theo công cụ thẻ điểm cân bằng (BSC) và chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) cũng như kinh nghiệm áp dụng BSC/KPI tại một số công ty.

Đánh giá kết quả thực hiện công việc là việc so sánh kết quả đạt được so với các yêu cầu, mục tiêu đặt ra, bao gồm năng lực và thành tích. Công việc đánh giá này càng ngày càng quan trọng bởi kết quả đánh giá được sử dụng vào nhiều mục đích như để trả lương, thưởng, quy hoạch nhân viên, đào tạo nhân viên và cải tiến chính sách quản lý.

Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên theo phương pháp BSC/KPI là đánh giá dựa vào các chỉ tiêu đo lường định lượng (chỉ số hiệu suất cốt yếu (KPI), chỉ số đo lường kết quả cốt yếu (KRI) và chỉ số đo lường hiệu suất (PI))

theo 4 viễn cảnh chiến lược của thẻ điểm cân bằng (BSC). Bốn viễn cảnh đó là tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển. Các KPI gắn với 4 viễn cảnh này được xây dựng từ cấp Công ty, phân bổ xuống đơn vị phòng ban và cá nhân một cách thích hợp. Các KPI cá nhân được làm căn cứ để đánh giá năng lực và thành tích của nhân viên.

Kinh nghiệm áp dụng BSC/KPI ở một số công ty như Công ty Cổ phần Kỹ Nghệ Lạnh (Searefico), Tổng công ty Liksin, Công ty TNHH Đông Nam Việt cho thấy quá trình áp dụng KPI có nhiều thuận lợi nhưng cũng có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, điều nổi bật chung nhất là các công ty áp dụng BSC/KPI đều đánh giá cao lợi ích của phương pháp này.

Sau khi nghiên cứu khái quát cơ sở lý thuyết về đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên theo BSC và KPI ở chương 1, trong chương 2, tác giả sẽ nêu lên thực trạng về công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên đang làm việc tại Công ty Cổ phần nhựa Tân Tiến và phân tích khả năng áp dụng phương pháp BSC/KPI vào đánh giá kết quả thực hiện công việc của CBCNV làm việc tại Công ty Cổ phần Nhựa Tân Tiến.

Chương 2:

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KQTHCV TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TÂN TIẾN VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BSC/KPI VÀO CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KQTHCV

CB CNV CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TÂN TIẾN 2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Nhựa Tân Tiến:

2.1.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Nhựa Tân Tiến

Thông tin chung về Công ty Cổ phần Nhựa Tân Tiến:

o Tên Công ty: Công ty Cổ phần Nhựa Tân Tiến

o Tên viết tắt: TANTIENPLASTIC

o Trụ sở chính: 27 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

o Điện thoại: (84) 08-38275837 – (84) 08 – 38298922 o Fax: (84) 08 – 38275831 o Email: tantien@tantienplastic.com.vn o Website: http://www.tantienplastic.com.vn/ o Logo: o Vốn điều lệ: 66.4 Tỷ đồng

Quá trình hình thành và phát triến:

- Lịch sử hình thành Công ty:

Công ty chuyên sản xuất ống uPVC, HDPE có uy tín trên thị trường từ 35 năm qua,

trải qua các thời kỳ sau đây:

+ Từ 1978 – 1986: Là Công ty hợp doanh Nhựa Tân Tiến II thuộc Xí nghiệp Liên Hiệp Nhựa.

+ Từ tháng 03/1992 đến tháng 07/1992: Công ty Hợp doanh Nhựa thuộc Liên hiệp Xí nghiệp Nhựa.

+ Từ 1992 đến Tháng 08/1994: Xí nghiệp Nhựa Tân Tiến thuộc LH Xí nghiệp Nhựa.

+ Từ tháng 08/1994 đến 28/05/2002: Xí nghiệp Nhựa Tân Tiến thuộc Công ty Sản xuất – Kinh Doanh – Xuất nhập khẩu Nhựa Thành phố.

+ Từ 28/05/2002 đến nay : Công Ty Cổ Phần Nhựa Tân Tiến theo quyết định thành lập số 2254/ QĐ-UB ngày 28/05/2002.

- Lĩnh vực hoạt động và sản xuất kinh doanh:

+ Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ống và phụ tùng uPVC, HDPE, vật tư ngành nước.

+ Về mặt sản xuất, mặt hàng chủ lực hiện nay của Công ty là ống nhựa uPVC cứng các loại, từ 20 đến 450 mm và ống nhựa HDPE các loại từ 20 đến 500mm chất lượng cao cung cấp cho ngành cấp nước, xây dưng, dân dụng, bưu điện, điện lực, dẫn gas của Thành phố Hồ Chí Minh và khắp các tỉnh thành trong cả nước.

+ Với phương châm “Bền vững với thời gian” Ban giám đốc Công ty đã tâp trung đầu tư thiết bị hiện đại của châu Âu để sản xuất ống uPVC, ống HDPE đa dạng về chủng loại và chất lượng cao.

+ Ống nhựa uPVC của Công ty Cổ phần Nhựa Tân Tiến đứng vào hàng đầu trong

lĩnh vực ống PVC của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước với chất lượng tốt, ổn định, uy tín, giao hàng đúng hẹn. Riêng ống HDPE Công ty Cổ phần Nhựa Tân

Tiến là đơn vị đầu tiên cung cấp ống HDPE kích cỡ lớn chất lượng cao thay thế hàng nhập khẩu cho thị trường từ tháng 2/2001.

- Quá trình sản xuất chính và các phương tiện

Sản phẩm ống uPVC cứng và ống HDPE được sản xuất trên dây chuyền đùn ống đồng bộ của hãng CINCINNATI MILACRON Austria (Áo), hãng KRAUSS MAFFEI (Đức) và hãng AMUT (Italy). Đây là 3 dây chuyền hiện đại sử dụng kỹ thuật số cho phép cập nhật và kiểm soát chặt chẽ các thông số kỹ thuật thông qua màn hình điều khiển. Vì vậy sản phẩm bảo đảm tính đồng bộ về qui cách và chất lượng sản phẩm Công ty đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế.

Công ty đã chính thức đăng ký chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn và đã được

trung tâm chứng nhận phù hợp (Quacert) cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn: * Các tiêu chuẩn đối với ống PVC: AS 1477: 2006/ AS 1477: 1999; ISO 4422:

1990 / TCVN 6151: 1996; BSEN 1452 – 2 :2000, BS 3505 : 1968

* Các tiêu chuẩn đối với ống HDPE có các tiêu chuẩn: ISO 4427- 2:2007/TCVN 7305 -2: 2008; DIN 8074: 1999.

Bên cạnh đó, Công ty luôn sản xuất sản phẩm theo yêu cầu khách hàng nhằm thỏa mãn tối đa yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.

Quy trình sản xuất

Sản phẩm sản xuất chính của Công ty là ống nhựa uPVC và ống nhựa HDPE. Quy trình sản xuất ống nhựa uPVC và HDPE được trình bày trong phụ lục 01.

2.1.2 Sứ mạng, tầm nhìn Công ty

Sứ mạng:

Sứ mạng của Công ty là cung cấp sản phẩm chất lương tốt nhất với phong cách phục vụ tận tình nhất. Thể hiện qua khẩu hiệu: “Bền vững với thời gian”.

Tầm nhìn:

Tầm nhìn của Công ty là “Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất ống uPVC, HDPE”. Để thể hiện tầm nhìn này, Công ty tập trung vào các lĩnh vực mà Công ty ưu tiên tham gia đó là sản xuất ống uPVC, HDPE.

Giá trị của công ty: 1. Chất lượng 2. Uy tín 3. Hợp tác 4. Sáng tạo 5. Chuyên nghiệp

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự:

Cơ cấu tổ chức của Công ty Cp. Nhựa Tân Tiến như sau:

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần nhựa Tân Tiến10

10 Nguồn: Phòng nhân sự Công ty cổ phần Nhựa Tân Tiến

Tổng giám đốc

Giám đốc khi doanh

Phòng bán hàng dự án Phòng bán hàng đại lý Phòng Hành chính bán hàng Giám đốc HCNS Phòng Hành chính nhân sự Phòng tài chính kế toán

Kế toán trưởng Giám đốc nhà máy

Phòng sản xuất Phòng kỹ thuật Phòng đảm bảo chất lượng Kho Đại diện lãnh đạo

Bảng 2.1 thể hiện thống kê nhân sự của Công ty.

Bảng 2.1: Bảng thống kê nhân sự Công ty Cổ phần nhựa Tân Tiến11

STT Phòng ban Số người Ghi chú

1 Ban lãnh đạo 5 Chủ tịch hội đồng quản trị,

Thường trực 3 Phòng B2B 5 4 Phòng B2C 8 5 Phòng SO 4 6 Phòng HCNS 4 7 Phòng kế toán 7 8 Nhà máy (P.SX, Phòng QA, Phòng KTPT, kho, Các tổ sản xuất, tổ giao hàng, tổ xử lý phế phẩm. 92 Cộng 125 2.1.4 Một số kết quả hoạt động:

Khi hoạch định các KPI, KRI, PI theo BSC, các căn cứ quan trọng là tầm nhìn và mục tiêu chiến lược của công ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần căn cứ các chỉ tiêu trong quá khứ cũng như khả năng cung cấp nguồn lực để thiết lập các chỉ tiêu mang tính khả thi. Sau đây là một số kết quả hoạt động của Công ty:

Năm 2012, do tình hình khó khăn chung của thế giới và tại Việt Nam, ngành xây dựng bị giậm chân tại chỗ. Doanh thu và lợi nhuận của Công ty sụt giảm đáng kể.

Đến năm 2013, doanh thu công ty đã tăng trở lại đạt mục tiêu đề ra.

Bảng 2.1: Doanh Thu và lợi nhuận Chỉ tiêu 2011 2012 2013 (9 tháng đầu năm) 1. Doanh thu sản phẩm ống nhựa uPVC và HDPE 111 86 83

2. Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)

8,5 2,5 7,2

Sản lượng tiêu thụ là chỉ số quan trọng, nó quyết định doanh thu chính của công ty:

Bảng 2.2: Sản lượng tiêu thụ ống nhựa uPVC và HDPE13

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY CP NHỰA TÂN TIẾN.PDF (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)