Trả lương theo sản phẩm tập thể

Một phần của tài liệu Baigiang hoạch định ngân sách vốn đầu tư 2015 (Trang 27)

Chế độ trả công này thường được áp dụng với những công việc cần một nhóm công nhân, đòi hỏi sự phối hợp giữa các công nhân và năng suất lao động chủ yếu phụ thuộc vào sự đóng góp của cả nhóm như lắp ráp các thiết bị, sản xuất ở các bộ phận làm việc theo dây chuyền, trông nom máy liên hợp. Đơn giá ở đây được tính theo công thức:

ĐG = (Li )/Q hoặc Li xTi hoặc ĐG=LtbxT Trong đó:

ĐG : đơn giá tính theo sản phẩm tập thể Li : tổng lương cấp bậc của cả nhóm Q : mức sản lượng của cả nhóm Li : lương cấp bậc của công việc bậc i Ti : mức thời gian của công việc bậc i n : số công việc trong tổ

Ltb : lương cấp bậc bình quân của cả tổ. T : mức thời gian của sản phẩm

Ví dụ 1: tổ công nhân A lắp ráp sản phẩm gồm có:

3 công nhân bậc 2 làm công việc bậc 2, với mức lương giờ 2.160 đồng 3 công nhân bậc 3 làm công việc bậc 4, với mức lương giờ 2.676 đồng 1 công nhân bậc 5 làm công việc bậc 6, với mức lương giờ 3.960 đồng Mức sản lượng giờ của cả tổ làm 3 sản phẩm.

Vậy đơn giá của sản phẩm là:

(1.950 đ x2+2.160 đ x3+2.676 đ x3+3.960 đ x1)/3=7.465 đồng

Ví dụ 2: nhóm công nhân B lắp ráp sản phẩm có cơ cấu công việc với mức thời gian như sau: 15 giờ công việc bậc 1 với mức lương giờ là 1.950 đồng; 20 giờ công việc bậc 2 với mức lương giờ là 2.160 đồng; 5 giờ công việc bậc 4 với mức lương giờ là 2.676 đồng.

Vậy đơn giá tiền lương của sản phẩm là:

(15 giờ x 1.950đồng) + (20 giờ x 2.160 đồng) + (5 giờ x 2.676 đồng) = 85.830 đồng/sản phẩm

Ví dụ 3: Nhóm công nhân C lắp ráp sản phẩm có cấp bậc công việc bình quân là bậc 4 với mức tiền lương giờ là 2.676 đồng. mức thời gian quy định để hoàn thành 1 sản phẩm là 30 giờ.

Vậy đơn giá của sản phẩm là: 2.676 đồng x 30 giờ = 80.280 đồng Tiền công của tổ công nhân cũng tính theo công thức: TC=ĐGxQtt

Theo chế độ trả công này, vấn đề cần chú ý khi áp dụng là phải phân phối tiền công cho các thành viên trong tổ, nhóm phù hợp với bậc lương và thời gian lao động của họ.

Ví dụ 4: Một nhóm công nhân lắp ráp sản phẩm với mức sản lượng là 4 sản phẩm/ngày. Trong tháng tổ lắp ráp được 110 sản phẩm với cơ cấu lao động như sau:

1 công nhân bậc 2 làm 170 giờ công việc bậc 2 với mức lương 3.238 đồng/giờ

1 công nhân bậc 3 làm 180 giờ công việc bậc 3 với mức lương 3.668 đồng/giờ

1 công nhân bậc 5 làm 175 giờ công việc bậc 4 với mức lương 4.148 đồng/giờ

1 công nhân bậc 6 làm 160 giờ công việc bậc 5 với mức lương 4.687 đồng/giờ

Chế độ làm việc theo quy định là 8 giờ/ngày và 22 ngày/tháng. Đơn giá 1 đơn vị sản phẩm được tính là:

[(3.238 +3.668 +4.148 +4.687) x 8 giờ]/4 = 31.482 đồng

Việc phân phối tiền công có thể được phân phối cho các lao động theo các phương pháp như sau:

* Phương pháp 1: dùng hệ số điều chỉnh.

Bước 1: tính tiền công theo cấp bậc và thời gian làm việc của mỗi công nhân: Công nhân bậc 2 là: 3.238 x 170 = 550.460 đồng Công nhân bậc 3 là: 3.668 x 180 = 660.240 đồng Công nhân bậc 5 là: 4.148 x 175 = 725.900 đồng Công nhân bậc 6 là: 4.687 x 160 = 749.920 đồng Cộng: 2.686.520 đồng

Bước 2: xác định hệ số điều chỉnh của tổ bằng cách lấy tổng số tiền thực lĩnh chia cho số tiền công vừa tính trên.

Hệ số điều chỉnh là: 3.463.020 đồng/2.686.520 đồng = 1,289

Bước 3: tính tiền công của từng người

Do tổng số tiền công thực lĩnh của cả nhóm cao hơn 28,9% so với tiền công lĩnh theo cấp bậc và thời gian làm việc nên tiền công của từng người cũng cao hơn 28,9%.

Cụ thể tiền công của từng người là:

Công nhân bậc 2 là: 550.460 x 1,289 = 709.543 đồng Công nhân bậc 3 là: 660.240 x 1,289 = 851.049 đồng Công nhân bậc 5 là: 725.900 x 1,289 = 935.685 đồng Công nhân bậc 6 là: 749.920 x 1,289 = 966.647 đồng Cộng 3.462.924 đồng * Phương pháp 2: dùng giờ - hệ số

Quá trình tính toán như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 1: tính đổi số giờ thực tế của từng công nhân với cấp bậc khác nhau thành số giờ làm việc thực tế ở bậc 1 để so sánh. Muốn thế cần phải biết hệ số lương ở từng bậc.

Trong nhóm công nhân nêu trên, hệ số lương của bậc 2 là 1,14; bậc 3 là 1,29; bậc 4 là 1,46; bậc 5 là 1,65. Do đó số giờ thực tế của mỗi công nhân đổi ra giờ bậc 1 là:

- Công nhân bậc 2: 170 x 1,14 = 193,8 giờ bậc 1 - Công nhân bậc 3: 180 x 1,29 = 232,2 giờ bậc 1 - Công nhân bậc 5: 1750 x 1,46 = 255,5 giờ bậc 1 - Công nhân bậc 6: 160 x 1,65 = 264,0 giờ bậc 1 Cộng: 945,5 giờ bậc 1

Bước 2: lấy tổng số tiền công thực tế nhận được chia cho số giờ làm việc đã tính đổi để biết tiền công thực tế của mỗi giờ bậc 1: 3.643.020/945,5 = 3.662,6 đồng.

Bước 3: tính tiền công thực lĩnh của mỗi công nhân theo tiền lương cấp bậc và số giờ đã tính lại:

- Công nhân bậc 2: 3.662,6 x 193,8 giờ = 709.812 đồng - Công nhân bậc 3: 3.662,6 x 232,2 giờ = 850.456 đồng - Công nhân bậc 5: 3.662,6 x 255,5 giờ = 935.794 đồng - Công nhân bậc 6: 3.662,6 x 264,0 giờ = 966,926 đồng Cộng: 3.462.988 đồng

Chế độ trả công theo sản phẩm tập thể có ưu điểm là khuyến khích công nhân trong tổ, nhóm nâng cao trách nhiệm trước tập thể, nâng cao kết quả cuối cùng của tổ. Song nó có nhược điểm là sản phẩm của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định tiền công của họ, do đó ít kích thích công nhân nâng cao năng suất cá nhân.

b. Trả lương theo thời gian

Tiền lương theo thời gian là tiền lương thanh toán cho người lao động căn cứ vào trình độ kỹ thuật và thời gian công tác của họ.

Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng với những người làm công tác quản lý, văn phòng.

Đối với công nhân sản xuất chỉ áp dụng cho những bộ phận không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác. Hoặc vì tính chất của sản xuất hạn chế, nếu thực hiện trả công theo sản phẩm sẽ không đảm bảo chất lượng sản phẩm, không đem lại hiệu quả thiết thực.

Một phần của tài liệu Baigiang hoạch định ngân sách vốn đầu tư 2015 (Trang 27)