- Phương pháp kết hợp: Là phương pháp kết hợp giữa phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần với phương pháp khấu hao tuyến tính cố
2.4.2.4. Kế hoạch doanh thu
Dự kiến doanh thu của dự án đầu tư giúp ước tính được một phần kết quả hoạt động của dự án đầu tư, là tiền đề quan trọng để dự toán lợi ích và xác định quy mô dòng tiền vào của dự án đầu tư trong tương lai. Doanh thu của dự án đầu tư chủ yếu là doanh thu từ khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà dự án đầu tư tạo ra và dự kiến cung ứng cho thị trường tương ứng với từng thời kỳ trong suốt vòng đời dự án đầu tư.
Để ước tính doanh thu hàng năm của dự án đầu tư cần phải dự tính các thông số cơ bản về công suất thiết kế, công suất huy động hàng năm, sản lượng tồn kho hàng năm, giá bán đơn vị sản phẩm cũng như sự thay đổi của mức giá này trong tương lai.
Doanh thu = Sản lượng tiêu thụ * Giá bán đơn vị sản phẩm
Trong đó, sản lượng tiêu thụ trong từng năm được xác định theo công thức sau:
Sản lượng tiêu thụ trong kỳ = Sản lượng sản xuất trong kỳ - Tồn kho thành phẩm cuối kỳ + Tồn kho thành phẩm đầu kỳ Hay Sản lượng tiêu thụ trong kỳ = Sản lượng sản xuất trong kỳ - Chênh lệch tồn kho thành phẩm 2.4.2.5. Kế hoạch chi phí
Để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của dự án đầu tư và tạo ra doanh thu tương ứng, dự án đầu tư phải trang trải những khoản chi phí nhất định do việc tiêu dùng nguồn lực trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh của dự án đầu tư. Các khoản chi phí có liên quan bao gồm các chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí bán hàng.
- Chi phí trực tiếp: là cơ sở tính giá thành sản xuất sản phẩm và giá vốn hàng bán, và là căn cứ xác định kết quả lãi/ lỗ trong các năm hoạt động của dự án đầu tư. Chi ophis sản xuất trực tiếp bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Chi phí quản lý: bao gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan tới toàn bộ hoạt động điều hành dự án đầu tư như tiền lương và các khoản phụ cấp cho ban giám đốc và nhân viên quản lý dự án đầu tư, kh tài sản thiết bị văn phòng dự án đầu tư, tiếp khách và một phần cp quản lý doanh nghiệp phân bổ cho dự án đầu tư theo tỷ lệ thích hợp,..
- Chi phí bán hàng: bao gồm các khoản chi phí dự kiến phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của dự án đầu tư như tiền lương, các khoản phụ cấp trả cho nhân viên bán hàng, chi phí tiếp thị, quảng cáo, bao bì đóng gói trong giai đoạn tiêu thụ sản phẩm,…
Tổng chi phí hoạt động của dự án đầu tư thể hiện toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong suốt thời gian thực hiện dự án đầu tư.
Các khoản mục chi phí được xác định căn cứ vào việc tiêu dùng của các yếu tố đầu vào của dự án đầu tư để sản xuất. Mức chi phí này thay đổi khi sản lượng đầu vào thay đổi tương ứng và nó phụ thuộc vào công suất hoạt động của dự án đầu tư được thực hiện trong năm.
Bảng kế hoạch chi phí hoạt động
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục 0 1 2 3 … n
Chi phí trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung
Chi phí quản lý Chi phí bán hàng Tổng chi phí
Tuy nhiên trong thực tế, dự án đầu tư chưa đưa vào hoạt động, do đó nhà đầu tư ước lượng chi phí theo hai phương pháp thường được sử dụng để ước tính chi phí của dự án đầu tư :
− Phương pháp tỷ lệ phần trăm của doanh thu.
− Phương pháp chi tiêu theo định mức kế hoạch
(1) Phương pháp tỷ lệ phần trăm của doanh thu
Phương pháp tỷ lệ phần trăm của doanh thu là phương pháp đơn giản, dễ tính. Về cơ bản, phương pháp này dựa trên giả thiết cho rằng tất cả các chi phí trong năm chiếm một tỷ lệ nào đó đối với doanh thu trong năm. Với phương pháp này thì tỷ lệ của chi phí không biến đổi qua các năm thực hiện dự án đầu tư.
(2) Phương pháp chi tiêu theo định mức kế hoạch
Phương pháp này được xây dựng dựa trên những thông tin liên quan đến thời kì tương lai mà dự án đầu tư sẽ hoạt động.