Trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân

Một phần của tài liệu Baigiang hoạch định ngân sách vốn đầu tư 2015 (Trang 25)

Theo hình thức này tiền lương được xác định và trả trực tiếp cho từng người lao động làm ra sản phẩm, công việc của họ có tính chất tương đối độc lập, có thể định mức, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể, riêng biệt.

TLtt = ĐGtl x SPtt ĐGtl x SPtt

Trong đó: TLtt : tiền lương mà người lao động được lĩnh

SPtt : số lượng sản phẩm (bộ phận, chi tiết) thực tế đạt được ĐGtl : đơn giá tiền lương theo sản phẩm

với: ĐGtl = L/Q (L là lương theo cấp bậc)

hoặc ĐGtl = LxT (T là mức thời gian tính theo giờ)

Ví dụ 1: một công nhân làm công việc bậc 5, mức lương ngày là 40.000 đồng. mức sản lượng ca là 5 sản phẩm. Vậy đơn giá sản phẩm là: 40.000/5=8.000 đồng/sp

Ví dụ 2:một công nhân làm việc bậc 6, mức thời gian để chế tạo một đơn vị sản phẩm là 8 giờ, mức lương giờ của công việc bậc 6 là 5.315 đồng.

Vậy đơn giá sản phẩm là: 5.515 x 8 = 42.492 đồng/sản phẩm

Trong trường hợp muốn trả công theo đơn giá lũy tiến hoặc lũy thoái thì phải xây dựng bảng đơn giá khuyến khích. Bảng đơn giá khuyến khích là bảng quy định mức đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm theo các mức năng suất.

Bảng đơn giá được xây dựng theo trình tự sau:

Bước 1: xác định đơn giá tiêu chuẩn dựa trên mức lương cấp bậc và mức lao động.

Ví dụ: mức lương cấp bậc là 5000 đồng/giờ, mức sản phẩm là 100 sản phẩm/giờ. Vậy đơn giá tiêu chuẩn là 50 đồng/sản phẩm.

Bước 2. Xác định mức tiền công tối đa mà tổ chức muốn trả cho người lao động ở mức năng suất tối đa.

Mức năng suất tối đa là mức năng suất có thể đạt được bởi không nhiều hơn 5% số người lao động. Việc này nhằm khống chế mức tăng của tiền công và đảm bảo tính công bằng trong tương quan với các công việc khác.

Bước 3.Phân chia các mức đơn giá tương ứng với từng mức năng suất.

Lưu ý khi phân chia các mức tiền lương với đơn giá lũy tiến hay lũy thoái công ty thường khó giải thích tính hợp lý của nó đối với người lao động, vì thế hệ thống này ít được sử dụng. Trong hệ thống tiền công với đơn giá lũy tiến, mức tăng của tiền công lớn hơn mức tăng của năng suất lao động. Vì thế tổ chức cũng cần cân nhắc khi đưa ra quyết định sử dụng hệ thống này.

Ưu điểm của chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là mối quan hệ giữa tiền công mà công nhân nhận được và kết quả lao động thể hiện rõ ràng, do đó kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động nhằm nâng cao thu nhập. Việc tính toán tiền công đơn giản, công nhân có thể dễ dàng tính được số tiền công nhận được sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Tuy nhiên, chế độ tiền công này có nhược điểm là làm cho công nhân ít quan tâm đến việc sử dụng tốt máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu, ít chăm lo đến công việc chung của tập thể, ....

Một phần của tài liệu Baigiang hoạch định ngân sách vốn đầu tư 2015 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w