Nâng cao khả năng thanh toán của Công ty:

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần than Hà Lầm (Trang 87)

II/ Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

4. Nâng cao khả năng thanh toán của Công ty:

Để nâng cao khả năng thanh toán, Công ty cần làm tốt công tác quản trị tiền mặt và quản trị các khoản phải thu.

Muốn quản trị tốt các khoản phải thu, Công ty phải có chính sách tín dụng tốt, chính sách tín dụng này liên quan đến mức độ, chất lượng và độ rủi ro của doanh thu. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố như: tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu….Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc thời hạn bán chịu hay tăng tỷ lệ chiết khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu và các chi phí đi kèm các khoản phải thu này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. Vì thế, khi Công ty quyết định thay đổi một yếu tố nào đó cũng cần cân nhắc giữa lợi nhuận mà Công ty có thể thu được với mức rủi ro do gia tăng nợ không thể thu hồi mà doanh nghiệp phải đối mặt để có thể đưa ra chính sách tín dụng phù hợp. Ngoài ra, Công ty cũng cần chú ý đến mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp, cần quan tâm đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng đó hay không. Công ty cũng cần thực hiện tốt việc phân loại khách hàng để với mỗi nhóm khách hàng khác nhau sẽ được hưởng các chính sách tín dụng thương mại khác nhau. Bên cạnh đó, việc theo dõi các khoản phải thu thường xuyên sẽ xác định được đúng thực trạng của chúng và đánh giá chính xác được tính hữu hiệu của các chính sách tài chính. Từ đó

nhận diện được những khoản tín dụng có vấn đề và điều chỉnh được những khoản hao hụt.

Công ty cần đẩy mạnh tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách đem lại cho họ những khoản lợi để khuyến khích họ trả nợ. Bên cạnh đó, áp dụng chính sách chiết khấu đối với những khoản thanh toán trước hay đúng hạn vì nợ càng được thanh toán tốt thì tiền đưa vào quá trình sản xuất càng nhanh. Công ty có thể đầu tư các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi bằng cách mua chứng khoán ngắn hạn cho tới khi tiền được huy động vào kinh doanh.

Công ty có thể đàm phán để có các điều khoản thanh toán dài hơn với nhà cung cấp. Thời gian thanh toán càng dài càng tốt nhằm giữ đồng tiền ở lại với Công ty lâu hơn.

Bên cạnh đó, Công ty có thể giảm các khoản vay ngắn hạn và tăng các khoản vay dài hạn. Điều này cũng giúp nâng cao khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn của Công ty.

Công ty cần thường xuyên kiểm soát các khoản nợ phải thu để nắm vững tình hình nợ phải thu và tình hình thu hồi nợ theo công thức sau:

Npt = Sd x Kpt

Trong đó:

Npt: Nợ phải thu dự kiến trong kỳ (năm)

Sd: Doanh thu bán hàng tính theo giá bình quân một ngày trong năm Kpt: Kỳ thu tiền bình quân trong năm.

Dự báo nợ phải thu của khách hàng trong năm 2012, ta có: Npt = 4.7 x 40 = 188 tỷ đồng

Để tránh tình trạng mở rộng việc bán chịu quá mức, cần xác định giới hạn bán chịu qua hệ số nợ phải thu. Công thức xác định như sau:

Nợ phải thu từ khách hàng Hệ số nợ phải thu =

Doanh số hàng bán ra Ta có hệ số nợ phải thu của Công ty:

188

Hệ số nợ phải thu = = 0.11 1695.8

Trong năm 2012, Công ty không được bán chịu quá giới hạn bán chịu là 0.11 . Nếu quá giới hạn này Công ty sẽ gặp phải khó khắn khi cần tiền để đầu tư thì huy động rất khó khăn và Công ty sẽ phải tốn nhiều chi phí hơn để quản lý các khoản phải thu.

Thường xuyên theo dõi và phân tích cơ cấu nợ phải thu theo thời gian. Xác định trọng tâm quản lý nợ phải thu để có biện pháp quản lý chặt chẽ.

Áp dụng các biện pháp thích hợp thu hồi nợ và bảo toàn vốn:

- Chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến kỳ hạn thanh toán. Thực hiện kịp thời các thủ tục thanh toán. Nhắc nhở, đôn đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

- Thực hiện các biện pháp kịp thời thu hồi các khoản nợ đến hạn. - Chủ động áp dụng các biện pháp tích cực và thích hợp thu hồi các khoản nợ quá hạn. Cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn để có biện pháp thu hồi thích hợp. Có thể chia nợ quá hạn thành các giai đoạn để có biện pháp thu hồi phù hợp.

- Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để chủ động bảo toàn vốn lưu động.

- Xem xét khả năng bán nợ phải thu cho Công ty mua bán nợ.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần than Hà Lầm (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w