VII. Dụng cụ đo kiểm thí nghiệm
27 Điện năng Điện lực Quảng Ninh KWh 23630 101
10.8KWh/ Wh/ tấn NK
được dự trữ tại kho còn lại là thuê khoán cho các đơn vị được Công ty thuê làm, gỗ được Công ty mua về dự trữ tại kho. Các loại vật liệu khác, nhiên liệu, phụ tùng thay thế và phế liệu đều được dự trữ tại các kho riêng biệt và được bảo quản đảm bảo cho quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5.1.2 Lao động:
Cơ cấu lao động của Công ty được thể hiện như sau:
Chỉ tiêu Trình độ 200 7 2008 200 9 2010 2011 So sánh 2010-2011 Số tuyệt đối Số tương đối(%) Đại học và trên đại
học(người) 317 326 327 350 361 11 3.14 Cao đẳng và trung cấp(người) 466 497 501 519 533 14 2.69 Lao động phổ thông(người) 3365 3499 350 3 3698 3741 43 1.16 Tổng cộng(người) 414 8 4322 4331 4567 4635 68 1.49
Từ bảng trên, ta thấy được số lượng lao động qua các năm của Công ty tăng không nhiều. Số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học năm 2011 tăng 11 người(hay 3.14%) so với năm 2010, số lượng lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp năm 2011 tăng 14 người(hay 2.69%) so với năm 2010, trong khi đó, số lượng lao động phổ thông năm 2011 tăng gấp 4 lần: 43 người(hay 1.16%) so với 2010. Dễ dàng nhận thấy số lượng lao động phổ thông tăng đáng kể so với lao động có trình độ đại học và trên đại học,
cao đẳng và trung cấp. Nguyên nhân là mỗi năm công ty được Tập đoàn công nghiệp than Khoáng sản Việt Nam giao cho mức kế hoạch đạt được cao, công ty đã tuyển thêm lao động nhằm đảm bảo số lượng công nhân cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất.
Bên cạnh đó, thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty có những tiến bộ rõ rệt. So với các doanh nghiệp khác cùng địa bàn tỉnh Quảng Ninh, mức lương người lao động của Công ty khá cao, ổn định và mang tính cạnh tranh cao. Công ty tiếp tục duy trì mức lương hiện có cho người lao động và tăng lương khi Công ty hoạt động có hiệu quả.
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng quỹ lương 195.62 215.64 230.4
5
245.89 250.77
Các khoản tiền thưởng 17.01 20.43 22.34 23.15 23.18
Tổng thu nhập 212.63 250.6
4
267.89 288.75 5
289.46
Tiền lương bình quân người/tháng 0.003 9
0.004 0.005 0.0056 6
0.0057
Thu nhập bình quân người/tháng 0.004 2 0.004 9 0.005 3 0.006 0.0068
Người lao động trong Công ty ngoài tiền lương được trả theo hệ số còn được trả lương căn cứ theo trình độ, năng lực và hiệu quả công việc được giao. Công ty thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các cán bộ công nhân viên, nâng bậc lương hàng năm theo kỳ cho cán bộ công nhân viên.
Trong công tác đào tạo, Công ty đã chú trọng đến công tác tự đào tạo và đào tạo tại chỗ và đã dành sự quan tâm thiết thực đến khuyến khích các cán bộ trẻ nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài những quyền lợi được quy định trong Bộ Luật Lao động, người lao động trong công ty còn được hưởng nhiều đãi ngộ dưới các hình thức như du lịch, nghỉ mát, trợ cấp khi thai sản và ốm đau, trợ cấp khó khăn…
Với lực lượng lao động đông đảo, Công ty thường xuyên tổ chức các hoạt động thi đua văn thể (thể thao, văn nghệ) nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, sự gắn bó với Công ty, thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo Công ty đến đời sống của người lao động.
Công ty có chính sách khen thưởng xứng đáng với các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, có đóng góp sáng kiến về giải pháp kỹ thuật giúp đem lại hiệu quả kinh doanh cao, đồng thời áp dụng các biện pháp, quy định xử phạt đối với các cán bộ có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động, hình ảnh của Công ty.
1.5.1.3 Vốn: ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 So sánh 2010-2011 Số tuyệt đối Số tương đối(%) Vốn vay 332.14 494.11 680.3 5 1020.6 7 1193.61 172.94 16.94 Vốn chủ sở hữu 103.91 114.57 121.44 128.06 153.66 25.61 19.99 Tài sản ngắn 174.45 267.3 115.44 323.42 167.11 -156.31 -48.33
hạn 8 Tài sản dài hạn 288.6 0 341.31 697.17 825.31 1180.1 6 354.85 42.99
Nhìn vào bảng trên, ta thấy nguồn vốn cũng như tài sản của Công ty năm 2011 tăng so với 2010. Tổng cộng nguồn vốn năm 2011 tăng so với 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do vốn vay tăng 172.94 tỷ đồng(hay 16.94%), trong đó chủ yếu là phải trả các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn than, điều này chứng tỏ Công ty đang chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác mà đặc biệt là các doanh nghiệp trong nội bộ tập đoàn. Công ty đang dần khắc phục những hạn chế này để ngày một hoàn thiện và phát triển hơn nữa. Kế hoạch trong năm tiếp theo của Công ty sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn, bảo đảm thu nhập và việc làm cho người lao động. Nền kinh tế tăng trưởng cùng với nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong nước và thế giới ngày càng cao là yếu tố cho sự phát triển bền vững của ngành Than nói chung và Công ty Cổ phần Than Hà Lầm – TKV nói riêng. Khai thác sâu hơn và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sang các lĩnh vực khác để đa dạng hoa sản phẩm đang được Công ty từng bước thực hiện, hứa hẹn mang lại doanh thu, lợi nhuận ổn định trong những năm tiếp theo. Thông qua các số liệu so sánh ở trên có thể thấy rõ Công ty đang ngày càng mở rộng công việc sản xuất kinh doanh nhằm thu được năng suất cao hơn đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng của xã hội.
1.5.2 Khảo sát, phân tích các yếu tố đầu ra:
Trong các năm từ 2007-2011, Công ty đã tiêu thụ được một số lượng lớn than ở tất cả các vùng trong nước cũng như quốc tế. Mức tiêu thụ than của Công ty được tính theo doanh thu tiêu thụ và điều đó được thể hiện như sau:
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 So sánh 2010-2011 Số tuyệt đối Số tương đối Bắc 145.4 168.67 200.84 321.01 440.12 119.11 37.1 % Trung 117.8 132.13 167.46 250.17 296.9 46.73 18.68% Nam 168.3 184.97 229.87 301.04 360.42 59.38 19.72% Quốc tế 167.4 378.89 467.43 523.78 597.56 73.78 8.96% Ta thấy doanh thu tiêu thụ than qua các năm đều tăng tương đối. Có thể thấy Công ty đẩy mạnh tiêu thụ than chủ yếu ở miền Bắc, doanh thu tiêu thụ năm 2011 ở miền Bắc tăng 119.11 tỷ đồng (hay 37.1%) so với 2010 còn ở miền Trung và miền Nam doanh thu tiêu thụ than cũng tăng nhưng tăng không nhiều: ở miền Trung tăng 46.73 tỷ đồng(hay 18.68%), ở miền Nam tăng 59.38 tỷ đồng (hay 19.72%). Năm 2011, doanh thu tiêu thụ than quốc tế cũng tăng không nhiều so với năm 2010, tăng 73.78 tỷ đồng (hay 8.96%). Công ty đang tập trung phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước nhiều hơn. Thị trường tiêu thụ của Công ty đang ngày càng mở rộng ra khắp đất nước. Công ty cần phát huy hơn nữa khả năng sản xuất kinh doanh của mình để không những hoàn thành kế hoạch tiêu thụ và lợi nhuận mà còn đạt kết quả cao nhất, giúp Công ty đứng vững trên thị trường và ngày càng lớn mạnh.
1.6 Môi trường kinh doanh của Công ty: 1.6.1Môi trường vĩ mô:
Là Công ty cổ phần nên hoạt động của Công ty chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 25/11/2005. Khi đăng ký niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thì hoạt động của Công ty chịu sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/06/2006, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn mới ban hành. Tuy
nhiên, hệ thống luật pháp đang trong giai đoạn hoàn thiện nên tính ổn định của các văn bản quy phạm pháp luật này chưa cao, các quy định còn mới đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt, Công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên nên chịu sự chi phối của các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường. Ngoài ra, là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, các chính sách quản lý của Tập đoàn cũng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, lượng mưa hàng năm rất lớn, mưa lớn tràn qua các tầng khai thác trên cao, cuốn theo bùn đất, than trôi xuống đáy mỏ, do đó mỗi năm đáy mỏ phải hứng chịu khoảng vài chục triệu mét khối nước và hàng trăm nghìn khối bùn. Mưa nhiều làm tăng rủi ro về sụt, lún và vỡ túi nước trong khai thác hầm lò. Điều này ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong công tác khai thác than của Công ty. Ngoài ra, sự biến động về địa chất, quy hoạch khai thác vùng chưa ổn định…cũng là một trong các yếu tố tác động của môi trường tự nhiên đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng rủi ro đặc thù ngành khai thác của Công ty. Mặt khác, nguồn tài nguyên thiên nhiên là có hạn, do đó có nguy cơ về cạn kiệt nguồn khai thác và đòi hỏi Công ty phải tìm kiếm những nguồn khai thác mới.
1.6.2 Môi trường ngành:
Khác với các ngành khác, trong ngành than, với sự quản lý và điều tiết của TKV, sự cạnh tranh về sản phẩm và thị trường giữa các công ty khai thác than là không đáng kể. Tài nguyên, trữ lượng than do Công ty đang khai thác là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước giao cho Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam là đại diện chủ sở hữu Nhà nước thống nhất quản lý và không tính vào giá trị tài sản của Công ty. Tập đoàn Công nghiệp Than– Khoáng sản Việt Nam giao cho Công ty quản lý tài nguyên, trữ lượng này và hàng năm Công ty khai thác than cho Tập đoàn theo hợp đồng giao
nhận thầu khai thác, sàng tuyển than.Vì vậy, đối với các công ty khai thác than, thị phần tiêu thụ sẽ không được xác định. Căn cứ trữ lượng than thăm dò và đưa vào khai thác, Tập đoàn TKV ký hợp đồng giao nhận thầu khai thác, sàng tuyển than với Công ty. Hàng năm, sản lượng than Công ty giao nộp
chiếm từ 4 - 4,5% tổng sản lượng than của Tập đoàn.