Giải pháp về môi trường kiểm soát

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội bộ với mục tiêu báo cáo tài chính tin cậy trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TPHCM (Trang 97)

Theo nhận định của khuôn mẫu COSO 2013, môi trường kiểm soát có vai trò cực kỳ quan trọng, là nền tảng cho các bộ phận khác trong hệ thống KSNB. Việc đảm bảo thiết lập và duy trì môi trường kiểm soát liên quan đến BCTC tốt sẽ hỗ trợ cho các thành phần khác thực hiện tốt và hữu hiệu đáp ứng các mục tiêu BCTC đáng tin cậy. Để đạt được điều đó, một số kiến nghị để nâng cao tính hữu hiệu của thành phần này là:

Thứ nhất, nhà quản trị ban hành rõ ràng và thực hiện nguyên tắc đảm bảo

tính trung thực và các giá trị đạo đức: DN nên xây dựng và ban hành những nguyên tắc đề cao tính trung thực và các chuẩn mực đạo đức liên quan đến sự tin cậy của BCTC và đảm bảo các nhân viên liên hiểu và thi hành đúng các nguyên

tắc này. Chẳng hạn, các nguyên tắc đạo đức được quy định trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệpkế toán, kiểm toán, gồm: độc lập, khách quan; đảm bảo năng lực chuyên môn và tính thận trọng; tính bảo mật; đảm bảo tư cách nghề nghiệp; tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.

Về hình thức, DN có thể thể ghi rõ trong các tài liệu về phương châm hoạt động của đơn vị, hoặc vấn đề được đề cập và nhấn mạnh trong các buổi họp mặt trực tiếp nhân viên. Bên cạnh đó DN nên có những thủ tục và quy trình cụ thể để đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc này. Khi có những hành động, tình huống vi phạm các nguyên tắc đạo đức làm ảnh hưởng đến tính tin cậy của BCTC phải có biện pháp khắc phục kịp thời, phù hợp để tránh ảnh hưởng gây thiệt hại cho cộng đồng và mất uy tín của công ty.

Thứ hai, nhà quản lý thể hiện cam kết liêm chính và đạo đức bằng cách

làm gương trong việc thực thi các quy định về tính trung thực và các giá trị đạo đức và giám sát việc tuân thủ của nhân viên. Ví dụ, quản lý: điều tra các hành vi vi phạm, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó xây dựng các tài liệu thích hợp; có biện pháp khắc phục tình hình phù hợp và kịp thời và có hình thức xử lý những cá nhân có hành vi sai phạm; làm cho nhân viên công ty nhận thức được rằng phải nghiêm túc tuân thủ các quy định đã ban hành.

Thứ ba, nhà quản lý nhấn mạnh mục tiêu đảm bảo thông tin BCTC đáng

tin cậy trong triết lý và phong cách điều hành, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm thiểu rủi ro liên quan đến BCTC đơn vị.Triết lý hoạt động của công ty yêu cầu tất cả các bút toán nhật ký, bao gồm cả những phản ánh các giả định và ước tính, được ủy quyền đúng đắn, được hỗ trợ đầy đủ các tài liệu hướng dẫn và được xem xét bởi người có trách nhiệm. Khuyến khích và đánh giá sự siêng năng của nhân viên trong công việc và được đánh giá thực hiện công việc được giao. Đồng thời, nhà quản lý thiết lập và công bố rõ ràng các mục tiêu BCTC, nhấn mạnh các mục tiêu của BCTC, bao gồm các vấn đề liên quan đến tính đầy đủ, chính xác và trung thực của BCTC với các nhân viên tham gia vào quá trình lập báo cáo

Về cơ cấu tổ chức: DN nênxây dựng sơ đồ tổ chức, nêu ra vai trò và trình tự báo cáo tương ứng cho tất cả các nhân viên, bao gồm những người liên quan đến việc lập BCTC. Các quy trình thực hiện công việc kế toán được xác định rõ ràng, kể cả người chịu trách nhiệm thực hiện. Nhà quản lý mô tả công việc cho các vị trí quan trọng và cập nhật chúng thường xuyên hay định kỳ, nêu rõ điều kiện và tiêu chuẩn , quyền hạn và trách nhiệm của từng vị trí. DN thiết lập các cấp bậc báo cáo về tính hữu hiệu KSNB đảm bảo thông tin về KSNB được báo cáo cho nhà quản lý một cách nhanh chóng, kịp thời.

Về việc đảm bảo năng lực, kỹ năng cần thiết liên quan đến BCTC: DN thiết lập những yêu cầu về năng lực và các kỹ năng của nhân viên kế toán. Trước khi thuê các vị trí tài chính quan trọng, nhà quản lý thiết lập và thống nhất về kiến thức, kỹ năng, và khả năng (và các thông tin liên quan) cần thiết để hoàn thành trách nhiệm liên quan. Bên cạnh kiến thức chuyên môn còn có kỹ năng thao tác, vận hành máy tính và phần mềm kế toán. Đồng thời, công ty tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng hỗ trợ nhân viên tham gia các khóa đào tạo, tập huấn về kế toán, thuế, sử dụng phần mềm kế toán để cập nhật những kiến thức mới. Bên cạnh đó, việc đánh giá năng lực chuyên môn của các nhân viên có vai trò chủ chốt đối với tính tin cậy BCTC như giám đốc điều hành và giám đốc tài chính cũng như các kế toán viên là cần thiết để đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc được giao.

Về việc phân công trách nhiệm và ủy quyền: Nhà quản lý đặt ra mục tiêu rõ ràng, cụ thể đảm bảo thông tin BCTC đáng tin cậy, chỉ rõ những vị trí cần tăng cường trách nhiệm quản lý để đảm bảo kiểm soát nội bộ hữu hiệu. Ủy ban kiểm toán rà soát lại các các vị trí tài chính quan trọng, xem xét lại bảng mô tả về trách nhiệm và quyền hạn của các vị trí, và xem xét làm thế nào để gia tăng sức mạnh kiểm soát nội bộ BCTC.

Trong việc phân công quyền hạn và trách nhiệm, nhà quản lý xem xét tác động hiệu quả của môi trường kiểm soát và tầm quan trọng của việc duy trì phân công trách nhiệm phù hợp, xem xét yêu cầu về năng lực, trình độ, phẩm chất cần

có cho các vị trí khi giao quyền. Quyền hạn và trách nhiệm liên quan của từng vị trí phải được xác định một cách rõ ràng và cụ thể. Bên cạnh việc phân công nhà quản lý nên thực hiện các hoạt động giám sát thích hợp.

Về chính sách nguồn nhân lực: Nhà quản lý nên thiết lập và duy trì bảng mô tả công việc, vai trò của từng vị trí và các năng lực cần thiết để thực hiện yêu cầu công việc liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc lập và trình bày BCTC. Bộ phận nhân sự hỗ trợ cung cấp các khóa đào tạo và các chương trình để nâng cao nhận thức nhân viên về hành vi đạo đức của tổ chức, nâng cao trình độ, kỹ năng. Có các chương trình đào tạo bổ sung kiến thức liên quan đến BCTC cung cấp cho tất cả các nhân viên tham gia trực tiếp và gián tiếp trong BCTC. Thiết lập một quy trình đánh giá và thẩm định xem xét để đánh giá sự tiến bộ của nhân viên và năng lực của nhân viên. Bên cạnh đó, DN nên quan tâm xây dựng kế hoạch khen thưởng hiệu quả: phương án khen thưởng cho giám đốc điều hành cấp cao gắn liền với thành tích các mục tiêu phi tài chính (ví dụ, sự hài lòng của khách hàng, giữ chân nhân viên, và thành công thực hiện hệ thống) và không quá gắn liền với kết quả ngắn hạn được phản ánh trong BCTC. Đồng thời rà soát kế hoạch khen thưởng bằng cách xem xét lại phương án khen thưởng nhà quản lý để xác định xem phương án có tạo ra nguy cơ cao ảnh hưởng BCTC sai sót trọng yếu và thực hiện kiểm soát. DN duy trì các chương trình đánh giá năng lực của nhân viên tham gia vào việc ghi chép và lập BCTC.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội bộ với mục tiêu báo cáo tài chính tin cậy trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TPHCM (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)