Giám sát

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội bộ với mục tiêu báo cáo tài chính tin cậy trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TPHCM (Trang 88)

Kết quả tổng hợp đánh giá mức độ hữu hiệu của thành phần giám sát của 53 DN được thống kê dưới bảng 2.18 và được thể hiện trong hình ở phụ lục 3d

Bảng 2.18: Tổng hợp kết quả khảo sát về giám Sát

Mức độ 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 6

Số lượng - 9 27 9 8 -

Tỷ lệ (%) - 16,98 50,94 16,98 15,09 -

Nguồn: tổng hợp bởi tác giả

Kết quả tổng hợp thành phần Giám sát cho thấy có 8/53 DN (tỷ lệ 15,09%) đánh giá ở mức độ từ 5 đến 6- thực hiện tốt công tác giám sát đối với việc thực hiện mục tiêu BCTC, việc giám sát được thực hiện một cách hữu hiệu, có quy trình nhưng vẫn chưa nhất quán giữa các bộ phận, nhưng có xu hướng hoàn thiện. Có 9/53 DN (tỷ lệ 16,98%) đánh giá công tác giám sát ở mức độ từ 4 đến 5 – có phương pháp tiếp cận công tác giám sát một cách có hệ thống, vai trò của công tác giám sát được hiểu ở cấp quản lý và thông báo cho nhân viên. Mặc dù việc thực hiện và phân công trách nhiệm chưa được thực hiện tốt nhưng tính hữu hiệu có xu hướng phát triển theo hướng tích cực. Có đến 27/53 DN (tỷ lệ 50,94%) đánh giá ở mức độ hữu hiệu nằm trong khoảng từ 3 đến 4 – cho thấy đa phần các DN bước đầu nhận thấy tầm quan trọng của công tác giám sát, chưa có tài liệu hướng dẫn đầy đủ về việc triển khai thành phần này, phương pháp tiếp cận triển khai chưa đồng bộ chỉ hiện hữu ở từng bộ phận riêng lẻ của DN, người có trách nhiệm thực hiện việc giám sát có những hành động chưa nhất quán, còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và suy nghĩ chủ quan trong việc thực hiện công tác giám sát liên quan đến BCTC.

Về mức độ hữu hiệu từng nguyên tắc của thành phần giám sát được phân tích cụ thể như sau:

Nguyên tắc 19 - đánh giá thường xuyên và định kỳ: nguyên tắc này đảm

bảo nhà quản lý xem xét mức độ hữu hiệu các thành phần KSNB và quyết định có nên duy trì hay không. Theo kết quả khảo sát cho thấy công tác đánh giá thường xuyên được phần lớn các DN thực hiện tốt, có 33/53 DN (tỷ lệ 62,26%) đánh giá ở mức độ 6 – giám sát thường xuyên được thực hiện tích hợp trong các hoạt động của toàn công ty, bên cạnh đó cũng còn 20/53 DN (tỷ lệ 37,74%) đánh giá ở mức độ 3- chưa có những quy định chính thức về hoạt động kiểm soát thường xuyên được áp dụng, chỉ tồn tại chủ yếu ở các cấp quản lý, người có trách nhiệm thực hiện việc đánh giá chưa được thực hiện tốt vai trò của mình cũng như việc thực hiện chưa nhất quán, còn phụ thuộc nhiều nhận thức chủ quan. Trong số các DN cho rằng đánh giá thường xuyên được thực hiện tốt thì thông tin đánh giá cũng chưa hoàn toàn phản ánh một cách khách quan mức độ hữu hiệu của các thành phần KSNB. Bên cạnh đó, các thông tin đánh giá về mức độ hữu hiệu của các thành phần KSNB cũng phần lớn chưa được thông báo đến các cấp quản lý một cách nhanh chóng, kịp thời. Hệ quả của việc chậm trễ này làm cho việc thay đổi phạm vi và tần số của các giám sát định kỳ của nhà quản lý không được thực hiện hữu hiệu và kịp thời. Do đó ảnh hưởng đến việc kiểm soát các rủi ro và đảm bảo hiệu quả tổng thể của giám sát liên tục.

19. Đánh giá thường xuyên và định kỳ - cho phép nhà quản lý xác định xem các thành phần của kiểm soát nội bộ trong BCTC có nên tiếp tục duy trì

-

19.1 Việc giám sát thường xuyên có được thực

hiện trong các hoạt động của toàn công ty? - 20 37,74 33 62,26

19.2 Việc đánh giá có cung cấp một cái nhìn khách quan về tổng thể kiểm soát nội bộ BCTC?

9 16,98 11 20,75 11 20,75 22 41,51

19.3 Người đánh giá có hiểu các thành phần được đánh giá và chúng liên quan đến các hoạt động hỗ trợ độ tin cậy của BCTC như thế nào?

3 5,66 10 18,87 25 47,17 - 15 28,30

19.4 Nhà quản lý có nhận được thông tin phản hồi về sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ BCTC một cách nhanh chóng, kịp thời?

10 18,87 32 60,38 0 - 11 20,75

19.5 Nhà quản lý có thay đổi phạm vi và tần số của các giám sát định kỳ tùy thuộc vào tầm quan trọng của rủi ro được kiểm soát, tầm quan trọng các kiểm soát trong việc giảm thiểu những rủi ro đó và hiệu quả tổng thể của giám sát liên tục?

Nguyên tắc 20 - báo cáo các kiểm soát bị thiếu hụt – nguyên tắc này đảm bảo kiểm soát nội bộ thiếu hụt được xác định và thông báo kịp thời để các bên chịu trách nhiệm có hành động khắc phục, và thông báo đến ban quản lý. Theo kết quả khảo sát cho thấy do việc thực hiện các hoạt động đánh giá thường xuyên và định kỳ đối với mức độ hữu hiệu của các KSNB chưa được phần lớn các DN quan tâm thực hiện nên các báo cáo về các điểm yếu của KSNB BCTC hay các kiểm soát thiếu hụt chưa được báo cáo cho cá nhân là người thực hiện các quy trình và các kiểm soát và người thực hiện những hành động khắc phục. Chỉ có 10/53 DN (tỷ lệ 18,87%) đánh giá là thực hiện tốt công tác cần thiết này, tuy nhiên các báo cáo này chưa được cung cấp cho nhà quản lý một cách thường xuyên. Chỉ có 15/53 DN (tỷ lệ 28,3%) đánh giá là có thực hiện nhưng vẫn chưa đầy đủ, nhất quán. Do hệ quả của việc chưa chú trọng xây dựng các kênh thông tin và truyền thông mở đối với các đối tượng bên ngoài DN nên các phản hồi về mức độ hữu hiệu cũng như các thiếu sót được nhận định từ các nguồn bên ngoài DN chưa được xem xét, từ đó hành động khắc phục kịp thời chưa được xác định và thực hiện.

20. Báo cáo thiếu hụt - kiểm soát nội bộ thiếu hụt được xác định và thông báo kịp thời để các bên chịu trách nhiệm có hành động khắc phục, và thông báo đến ban quản lý và hội đồng quản trị một cách thích hợp

- - -

20.1 Viêc thiếu sót về kiểm soát nội bộ có được báo cáo cho cá nhân là người thực hiện các quy trình và các kiểm soát và người thực hiện những hành động khắc phục? Các kết quả được báo cáo ít nhất một cấp quản lý cấp trên?

31 58,49 12 22,64 10 18,87

20.2 Các thiếu sót có ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ trên BCTC được thông báo cho quản lý cấp cao một cách thường xuyên và khi cần thiết?

38 71,70 15 28,30 -

20.3 Các thiếu sót được báo cáo từ các nguồn bên trong và bên ngoài có được xem xét tác động đến kiểm soát nội bộ, hành động khắc phục kịp thời được xác định và thực hiện?

Nhận xét chung về thành phần Giám sát: giám sát là một thành phần

quan trọng hỗ trợ nhà quản lý đánh giá được sự hữu hiệu các thành phần khác của hệ thống KSNB, nắm bắt kịp thời những bất cập, thiếu sót trong việc thiết kế, triển khai và vận hành hệ thống, để từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục, điều chỉnh các thành phần cho phù hợp với yêu cầu kiểm soát của DN trong từng giai đoạn. Tuy nhiên phần lớn DN chưa chưa có cách tiếp cận hữu hiệu đối với thành phần này, việc thực hiện chưa đồng bộ và nhất quán và hỗ trợ chưa thực sự hữu hiệu cho mục tiêu kiểm soát của DN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội bộ với mục tiêu báo cáo tài chính tin cậy trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TPHCM (Trang 88)