Cơ sở chính trị

Một phần của tài liệu Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam (Trang 130)

6. Kết cấu của luận án

4.1.1. Cơ sở chính trị

Trƣớc đây, với nền tảng kinh tế - xã hội kém phát triển, ngƣời Việt Nam chỉ quen làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, lạc hậu và bám chặt lấy hoạt động nông nghiệp. Qua nhiều thế kỷ từ thời phong kiến đến trƣớc thời Pháp thuộc, hoạt động thủ công nghiệp và thƣơng mại còn khá xa lạ với ngƣời Việt. Kể từ khi xâm lƣợc (1858 - 1945), “thực dân Pháp ra sức bóc lột tài nguyên, nhân, vật lực của Việt Nam…” [149]. Đồng thời, hệ thống pháp luật của Pháp cũng đƣợc đƣa vào Việt Nam để phục vụ cho các hoạt động khai thác thuộc địa và thƣơng mại. Chỉ từ thời kỳ này, ngƣời Việt mới biết đến các mô hình tổ chức kinh doanh kiểu công ty hiện nay.

Về chủ trương: bắt đầu manh nha ngay sau khi Cách mạng Tháng tám thành

công năm 1945, ngày 09 - 11 - 1946, Quốc hội thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa: Hiến pháp năm 1946. Điểm quan trọng, “Hiến pháp thừa nhận sự tồn tại của nhiều chế độ sở hữu, nhiều thành phần kinh tế” [36, tr. 80]. Đây có lẽ là những chủ trƣơng đầu tiên, là bƣớc khởi nguồn cho sự nghiệp phát triển của lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại tại Việt Nam.

Phải từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (15 - 18/12/1986), chủ trƣơng đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nƣớc mới thật sự bắt đầu. Trên tinh thần từ Đại hội VI “Hiến pháp năm 1992 ra đời là hệ quả của công cuộc đổi mới toàn diện, các chế định của Hiến pháp đã có sự thay đổi sâu sắc về “chất”, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa” [36, tr. 96].

Khác với mô hình kinh tế tập trung chỉ huy kế hoạch, kinh tế thị trƣờng luôn đề cao nguyên tắc tự do kinh tế. Điều này có nghĩa, chúng ta phải phải xóa bỏ chế

124

độ độc tôn của một hình thức sở hữu và mặt khác phải khuyến khích, phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với sự bình đẳng của chúng trƣớc pháp luật. Nhƣ vậy, kinh tế thị trƣờng với vị trí là “hạ tầng cơ sở” đòi hỏi phải có “thƣợng tầng kiến trúc” - một môi trƣờng pháp lý an toàn, hiệu quả, linh động và đảm bảo cho tất cả các chủ thể sản xuất, kinh doanh có quyền tự do kinh doanh. Cụ thể hóa chủ trƣơng phát triển kinh tế thị trƣờng của Đảng, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều bộ luật quan trọng: Luật Công ty (1990), Luật Doanh nghiệp tƣ nhân (1990), Luật Doanh nghiệp (1999, 2005 và đƣợc sửa đổi bổ sung 2009)… Nhờ đó, góp phần làm cho nền kinh tế trì trệ, lạc hậu của Việt Nam bắt đầu thay đổi. Hàng loạt công ty nối tiếp nhau ra đời góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trƣờng non trẻ.

Trƣớc xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ và sâu rộng, chúng ta không thể tách biệt khỏi sân chơi kinh tế toàn cầu. “Một bƣớc ngoặt trong tiến trình hội nhập của Việt Nam: ngày 07 tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO” [116, tr. 78]. Việc đã cùng tham gia “sân chơi” kinh tế lớn nhất thế giới nên sẽ có nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mua cổ phần, góp vốn, hoặc thậm chí thành lập những công ty 100% vốn của nƣớc ngoài ngay tại Việt Nam. Đất nƣớc dần dần mở cửa thị trƣờng để đón nhận những làn sóng đầu tƣ từ các nhà đầu tƣ, những doanh nghiệp nƣớc ngoài muốn đến kinh doanh tại Việt Nam. Và vì thế, Luật Doanh nghiệp ngày càng trở thành một công cụ rất quan trọng để điều chỉnh các mô hình doanh nghiệp kinh doanh. Với tƣ cách là ngƣời trực tiếp thiết kế và quản lý “sân chơi” cho các loại hình doanh nghiệp, nhà nƣớc cần thiết xây dựng một hệ thống pháp luật về doanh nghiệp hoàn chỉnh và hiệu quả.

Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; Tiếp tục thể chế hoá quan điểm của Đảng về phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp” [31, tr. 28-30].

Mặt khác, Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 cũng đã khẳng định chủ trƣơng trƣớc mắt: “Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường” [33, tr. 19].

125

Nhƣ vậy, chúng ta có thể rút ra việc đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, phát triển thêm nhiều các loại hình doanh nghiệp là chủ trƣơng quan trọng của Đảng, Nhà nƣớc trong giai đoạn trƣớc mắt và cả lâu dài.

Tóm lại, “từ một xã hội „trọng nông ức thƣơng‟ Việt Nam đang chuyển nhanh sang một xã hội „trọng thƣơng‟, khuyến khích và phục vụ thƣơng mại” [66, tr. 48]. Mặt khác, trƣớc bối cảnh phát triển không ngừng của kinh tế quốc tế việc xây dựng thêm nhiều mô hình kinh doanh khác nhau là rất cần thiết. Thông thƣờng, mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội luôn đòi hỏi phải có các hình thức kinh doanh mới. Rõ ràng, có thêm một mô hình công ty mới là tăng thêm cơ hội để nhà đầu tƣ chọn lựa, sử dụng và đồng thời còn để tuân thủ các cam kết quốc tế. Vì vậy, cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nƣớc, việc phát triển đa dạng các loại hình công ty luôn là chủ trƣơng nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc.

Về đường lối: Đại hội Đảng lần VI (12/1986) đề ra đƣờng lối xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng, có sự quản lý của nhà nƣớc và theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, “Đại hội đặc biệt nhấn mạnh phải đổi mới tƣ duy, trƣớc hết là tƣ duy kinh tế” [29, tr. 49]. Tƣ duy quản lý kinh tế tập trung bao cấp trƣớc đây đã đƣợc xóa bỏ triệt để và thay vào đó là tƣ duy quản lý kinh tế thị trƣờng. Và chỉ có trong nền kinh tế thị trƣờng, các loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu tƣ nhân mới có cơ sở để tồn tại và phát triển.

Tại Đại hội VII (6/1991) và Đại hội VIII (6/1996) của Đảng, đƣờng lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc định hƣớng xã hội chủ nghĩa tiếp tục đƣợc khẳng định và phát triển. Thời gian này, nhiều mô hình doanh nghiệp nối tiếp nhau ra đời nhƣ: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tƣ nhân, Tổ hợp tác, Hợp tác xã… Đại hội IX (4/2001), đƣờng lối phát triển nền kinh tế thị trƣờng là mô hình kinh tế tổng quát của cả thời kỳ quá độ tiếp tục đƣợc củng cố. Trƣớc đó, Luật Doanh nghiệp 1999 đƣợc ban hành và ngoài những loại hình doanh nghiệp quen thuộc, đạo luật này còn quy định trở lại loại hình công ty hợp danh. Từ đó, nhà đầu tƣ tại Việt Nam đã có thêm một sự lựa chọn mới là công ty hợp danh.

126

Đƣờng lối phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp đƣợc tiếp tục tại Đại hội X của Đảng (4/2006): “Thực hiện nhất quán các chính sách tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp…” [30, tr. 39].

Đƣờng lối phát triển các loại hình doanh nghiệp của Đại hội X khẳng định: “Tiếp tục phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp của tư nhân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình kinh tế tư nhân đầu tư phát triển…. Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử; thực sự bình đẳng, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa… được tiếp cận các nguồn vốn...” [30, tr. 42].

Kế thừa và phát triển tinh thần từ các Đại hội Đảng trƣớc đó, Nghị quyết của Đại hội Đảng XI (01/2011) khẳng định nhất quán đƣờng lối phát triển kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.” [34, tr. 6].

Mặt khác, Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ nhiệm vụ: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.” [32, tr. 9-10].

Ngoài ra, hiến pháp mới nhất - Hiến pháp 2013 cũng khẳng định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế… các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân…” (Điều 51.1 và 51.2)

Tinh thần của những văn kiện trên đã khẳng định đƣờng lối nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc trong việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần cũng nhƣ phát triển đa dạng hệ thống mô hình doanh nghiệp kinh doanh. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc đối với các loại hình doanh nghiệp là cần thiết. Bởi lẽ, sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Vì vậy, hệ thống các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam cần thiết phải đƣợc xây dựng một cách chặt chẽ, khoa học, hiện đại và thƣờng xuyên có sự điều chỉnh để khắc phục kịp thời những khiếm khuyết. Còn trong tƣơng lai, để có

127

thể thực hiện đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc cần xây dựng thêm nhiều mô hình doanh nghiệp để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nƣớc.

Hơn thế nữa, việc phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp còn góp phần tạo ra sự linh hoạt, thuận tiện để các nhà kinh doanh có thể lựa chọn và phát triển ý tƣởng kinh doanh của họ. Mặt khác, nó còn góp phần tăng cƣờng vai trò quản lý và giám sát của pháp luật đối với các loại hình chủ thể kinh doanh. Bởi vậy, việc xây dựng thêm các loại hình doanh nghiệp mà trong đó nên có loại hình công ty hợp vốn đơn giản phải nhận đƣợc nhiều hơn những sự quan tâm và ủng hộ của pháp luật. Sở dĩ nhƣ vậy là vì, điều này còn phù hợp với đƣờng lối phát triển đa dạng các mô hình doanh nghiệp của Đảng và Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)