Nguyên nhân chấm dứt tồn tại của công ty hợp vốn đơn giản

Một phần của tài liệu Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam (Trang 122)

6. Kết cấu của luận án

3.5.2. Nguyên nhân chấm dứt tồn tại của công ty hợp vốn đơn giản

3.5.2.1. Nguyên nhân chấm dứt tồn tại bằng giải thể

Quy chế pháp lý về giải thể của công ty hợp vốn đơn giản tƣơng tự công ty hợp danh. Theo đó, các điều kiện, thủ tục và các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể đƣợc quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2005 (các Điều 157, 158 và 159).

116

Một số nguyên nhân dẫn đến việc giải thể của công ty hợp vốn đơn giản:

(i) Công ty hợp vốn đơn giản bị giải thể do việc kinh doanh thua lỗ:

Là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự giải thể của mọi loại hình công ty trong đó bao gồm cả công ty hợp vốn đơn giản.

(ii) Công ty hợp vốn đơn giản giải thể do ý muốn từ các thành viên:

Là những ngƣời chủ của công ty, các thành viên có quyền tự quyết định sự tồn tại hoặc chấm dứt của nó. Có thể dựa trên Điều lệ công ty, các thành viên cùng nhau xác định thời hạn tồn tại của công ty hợp vốn đơn giản. Một số trƣờng hợp nhƣ mâu thuẫn giữa các thành viên cũng có thể làm công ty phải giải thể. Tuy nhiên, căn cứ công ty hợp danh, trƣờng hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, công ty hợp danh có thể đƣợc giải thể khi có ít nhất ba phần tƣ tổng số thành viên hợp danh chấp thuận (Điều 135.3, Luật Doanh nghiệp 2005).

(iii) Công ty hợp vốn đơn giản giải thể do mục tiêu, nhiệm vụ đã đạt được: Ngay từ đầu, các thành viên có thể thỏa thuận các mục tiêu, nhiệm vụ mà công ty hợp vốn đơn giản cần đạt đƣợc. Đến khi các mục tiêu đã hoàn thành thì công ty không còn lý do để tiếp tục hoạt động. Có những trƣờng hợp mục tiêu của công ty bị thay đổi đột ngột: lĩnh vực kinh doanh trƣớc đƣợc pháp luật cho phép nhƣng nay lại bị cấm; ảnh hƣởng từ các yếu tố kinh tế vĩ mô...

(iv) Công ty hợp vốn đơn giản bị giải thể do các thành viên không thực hiện các nội dung của điều lệ công ty:

Điều lệ công ty là một dạng của hợp đồng thành lập công ty và nó còn là bản cam kết giữa các thành viên. Khi thành viên không thực hiện đầy đủ các quy định của Điều lệ công ty hợp vốn đơn giản, họ có thể phải nhận những chế tài từ công ty nhƣng điều đó có thể gián tiếp dẫn đến sự giải thể cho công ty hợp vốn đơn giản.

(v) Công ty hợp vốn đơn giản bị giải thể vì những lý do liên quan đến điều kiện tồn tại mà pháp luật quy định:

Căn cứ quy định tại Điều 130, Luật Doanh nghiệp 2005, công ty hợp vốn đơn giản sẽ phải có ít nhất hai thành viên hợp danh và có thêm các thành viên góp vốn. Nếu công ty hợp vốn đơn giản trong một giai đoạn chỉ còn duy nhất một thành

117

viên hợp danh thì khi đó, căn cứ điểm c, khoản 1, Điều 157, trong vòng sáu tháng, nếu không có thêm thành viên hợp danh thì phải tiến hành giải thể.

3.5.2.2. Nguyên nhân chấm dứt tồn tại bằng phá sản

Điều 3, Luật Phá sản 2004 quy định: “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là

lâm vào tình trạng phá sản”. Nhƣ vậy, các nguyên nhân cơ bản để Tòa án mở thủ

tục phá sản có thể do: công ty thua lỗ, nên không thể thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ; hoặc khi nhận thấy công ty lâm vào tình trạng phá sản, thì các thành viên hợp danh, có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản [91, Điều 18].

Học giả Bùi Nguyên Khánh cho rằng: “Nguyên nhân dẫn đến phá sản một doanh nghiệp rất phong phú song đều đi đến hệ quả là đƣa doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết.” [73, tr. 541].

Tóm lại, các nguyên nhân dẫn đến việc mở thủ tục phá sản đối với mọi loại hình công ty mà trong đó có cả công ty hợp vốn đơn giản, thƣờng là nguyên nhân do công ty không còn khả năng trả khoản nợ đến hạn cho chủ nợ khi họ yêu cầu.

Một phần của tài liệu Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)