6. Kết cấu của luận án
2.4.1. Xây dựng chế định liên quan tới cấu trúc pháp luật
Chế định pháp luật là một bộ phận của hệ thống pháp luật. Có nhiều thành tố có liên qua chặt chẽ với nhau để tạo ra một chế định pháp luật. Bản thân chế định pháp luật cũng tác động, ảnh hƣởng đến hệ thống pháp luật. Vì vậy, để có thể xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản, trƣớc tiên, cần tìm hiểu những vấn đề liên quan tới cấu trúc của một hệ thống pháp luật.
78
Về cơ bản, “hệ thống pháp luật là toàn bộ các quy phạm pháp luật, trong đó các quy phạm pháp luật đƣợc chia thành từng nhóm lớn (gọi là các ngành luật) để điều chỉnh những lĩnh vực quan hệ xã hội cơ bản, và mỗi nhóm lớn quy phạm pháp luật ấy lại đƣợc chia thành từng nhóm nhỏ (gọi là các chế định pháp luật) để điều tiết các bộ phận cấu thành lĩnh vực quan hệ xã hội” [40, tr. 207].
Qua đó, phần nào có thể thấy đƣợc vị trí của chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản trong hệ thống pháp luật. Mặt khác, khi phân tích hình thức pháp luật, cho thấy đây là cách thức tạo lập ra các quy phạm pháp luật: “Hình thức bên trong (cấu trúc bên trong) của pháp luật là hệ thống đƣợc tạo thành bởi các ngành luật, mỗi ngành luật gồm: các chế định pháp luật, mỗi chế định pháp luật gồm những quy phạm pháp luật” [40, tr. 191]. Và nhƣ vậy, “chế định pháp luật là nhóm những quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có liên hệ mật thiết với nhau” [117, tr. 316].
Từ những phân tích trên có thể xác định chế định pháp luật công ty hợp vốn đơn giản sẽ là một hệ thống (một tập hợp) của những quy phạm pháp luật, có tính chất và liên quan chặt chẽ với nhau, để cùng tham gia điều chỉnh tất cả những vấn đề nhƣ: việc thành lập, tổ chức, quản trị điều hành, đại diện, chấm dứt… của công ty hợp vốn đơn giản. Về kết cấu, chế định pháp luật công ty hợp vốn đơn giản là một thành tố nằm trong cấu trúc hình thức của pháp luật (hình thức bên trong của pháp luật). Vị trí của chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản là một chế định thuộc phạm vi của “ngành luật kinh tế”. Cụ thể hơn, đây là chế định thuộc hệ thống các chế định về các loại hình doanh nghiệp kinh doanh. Chế định pháp luật công ty hợp vốn đơn giản có đối tƣợng điều chỉnh là công ty hợp vốn đơn giản và nó bình đẳng với các chế định về các loại hình công ty khác của Luật Doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật của Việt Nam vốn đƣợc xây dựng trên truyền thống
Sovietique law, nghiên cứu cho thấy: “Việt Nam hiện nay có khuynh hƣớng rõ rệt là xây dựng một đạo luật chung cho tất cả các thực thể kinh doanh, có nghĩa là đạo luật đó bao gồm cả các thực thể kinh doanh thuộc sở hữu tƣ nhân và cả các thực thể kinh doanh thuộc sở hữu nhà nƣớc, bao gồm cả các cá nhân kinh doanh và công ty.”
79
[25, tr. 2]. Điều này dẫn đến việc Luật Doanh nghiệp của Việt Nam quy định sự tồn tại của nhiều hình thức chủ thể kinh doanh khác nhau nhƣ: công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (các loại) và cả doanh nghiệp tƣ nhân. Trong đó, có ý kiến cho rằng: “hình thức doanh nghiệp tƣ nhân ở Việt Nam hiện nay tƣơng đồng với hình thức nghiệp chủ đơn lẻ (sole proprietorship, simple proprietorship) ở Hoa Kỳ, hay thƣơng nhân đơn lẻ (sole trader) ở Anh quốc… và sự phân biệt giữa cái gọi là “doanh nghiệp tƣ nhân” với các công ty là cần thiết” [25, tr. 4]. Còn tại một số quốc gia “ngƣời ta thƣờng tách riêng công ty ra để điều tiết trong một đạo luật mang tên là “Luật Công ty”. Thực tiễn trong thời gian gần đây, sau cuộc cải cách luật tƣ, Nhật Bản và Anh quốc (theo hai truyền thống pháp luật khác nhau) đều ban hành Luật Công ty 2006 (Companies Act 2006) mà không ban hành cái gọi là Luật Doanh nghiệp nhƣ ở Việt Nam” [25, tr. 4]. Qua đây, các nhà làm luật của Việt Nam nên cân nhắc việc xây dựng một đạo luật để điều tiết các loại hình chủ thể kinh doanh nhƣ hiện nay, hay nên tách bạch từng loại hình chủ thể kinh doanh để xây dựng nên từng đạo luật tƣơng ứng điều chỉnh chúng cho phù hợp với xu thế phát triển của pháp luật các quốc gia khác.