Các điều kiện về ngành nghề kinhdoanh của công ty

Một phần của tài liệu Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam (Trang 98)

6. Kết cấu của luận án

3.2.2. Các điều kiện về ngành nghề kinhdoanh của công ty

Hiện nay, các ngành nghề đƣợc phép kinh doanh tại Việt Nam chia thành ba nhóm: (1) nhóm ngành nghề bị cấm kinh doanh; (2) nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện; và (3) nhóm ngành nghề kinh doanh phổ biến.

(1) Nhóm ngành nghề bị cấm kinh doanh:

Là các ngành nghề có thể gây ảnh hƣởng xấu đến an ninh quốc gia, an toàn xã hội, ảnh hƣởng đạo đức, nhân cách… Khoản 3, Điều 7, Luật Doanh nghiệp 2005

92

quy định: “Cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.” Căn cứ Điều 7, Nghị định 102/2010/NĐ-CP về Hƣớng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp thì một số ngành nghề sẽ bị cấm kinh doanh tại Việt Nam nhƣ vũ khí quân dụng, ma túy, văn hóa phản động, đánh bạc dƣới mọi hình thức… [phụ lục 5]

Vì vậy, công ty hợp vốn đơn giản sẽ không đƣợc phép kinh doanh bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào thuộc nhóm các ngành nghề bị cấm kinh doanh.

(2) Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện:

Một số ngành nghề có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các vấn đề trật tự an ninh xã hội, văn hóa, giáo dục, môi trƣờng, tài nguyên… pháp luật thƣờng đòi hỏi các chủ thể tham gia kinh doanh những lĩnh vực trên, phải đáp ứng một số điều kiện cần thiết. Theo giải thích và quy định của Luật Doanh nghiệp 2005: “Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện… thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề…”; và “doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện” (Điều 7.2). Còn khoản 2, Điều 8, Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định các điều kiện kinh doanh đƣợc thể hiện dƣới các hình thức nhƣ giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề… [phụ lục 5]

Trƣớc đây, khoản 2, Điều 6, Nghị định 03/2000/NĐ-CP quy định cụ thể một số ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề: “a. Kinh doanh dịch vụ pháp lý; b. Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm; c. Kinh doanh dịch vụ thú ý và thuốc thú y… Riêng công ty hợp danh thì tại điểm b, khoản 3 Điều 6, Nghị định 03/2000/NĐ-CP thì tất cả thành viên hợp danh đều phải có chứng chỉ hành nghề mới đƣợc phép kinh doanh các dịch vụ trên. Về nguyên tắc, doanh nghiệp phải làm các thủ tục xin phép kinh doanh khi ngành nghề dự định kinh doanh yêu cầu có giấy phép hay cam kết. Nếu đạt các yêu cầu sẽ đƣợc cấp giấy phép kinh doanh (giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khác với giấy chứng

93

nhận đăng ký kinh doanh). Chỉ khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp mới có thể tiến hành kinh doanh.

Công ty hợp vốn đơn giản có quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh nhƣng phải tuân thủ các yêu cầu của pháp luật nếu kinh doanh các loại ngành nghề có điều kiện trên.

(3) Nhóm ngành nghề kinh doanh phổ biến:

Đây là những ngành nghề đƣợc pháp luật cho phép kinh doanh. Căn cứ khoản 1, Điều 7 của Luật Doanh nghiệp 2005 về ngành, nghề và điều kiện kinh doanh: “Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

Quy định tại khoản 1, Điều 11, Nghị định 102/2010/NĐ-CP thì các doanh nghiệp có quyền chủ động đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh không cần phải xin phép hoặc hỏi ý kiến cơ quan quản lý nếu ngành, nghề kinh doanh: “Không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh; Không thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành”.

Về cơ bản, công ty hợp danh đƣợc kinh doanh những ngành nghề gì thì công ty hợp vốn đơn giản cũng có thể kinh doanh các ngành nghề tƣơng tự.

Một phần của tài liệu Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)