Xây dựng chế định liên quan tới kỹ thuật pháp lý

Một phần của tài liệu Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam (Trang 88)

6. Kết cấu của luận án

2.4.3. Xây dựng chế định liên quan tới kỹ thuật pháp lý

Về cơ bản, “kỹ thuật pháp lý luôn là cầu nối trung tâm đƣa các quan điểm của triết học pháp quyền và chính sách pháp luật vào cuộc sống thông qua việc áp dụng pháp luật. Nếu không có kỹ thuật pháp lý thì không có sự phân biệt giữa khoa học pháp lý với khoa học kinh tế, chính trị học…” [25, tr. 7]. Qua đó, có thể thấy rằng, kỹ thuật pháp lý nắm một vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

Đối với việc xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản thì kỹ thuật pháp lý là một yếu tố có tác động và ảnh hƣởng rất lớn đối với việc xây dựng chế định pháp luật công ty này. Bởi lẽ, để chế định pháp luật công ty hợp vốn đơn giản sau khi ban hành có giá trị, chất lƣợng, hiệu quả thì càng cần thiết trong quá trình xây dựng chế định pháp luật, nó phải đƣợc xây dựng ở một trình độ kỹ thuật pháp lý rất cao. Tuy nhiên, khi phân tích, kỹ thuật pháp lý lại là một tập hợp của nhiều vấn đề khác nhau và có tính chất rất phong phú, phức tạp.

“Kỹ thuật pháp lý là một vấn đề rộng lớn, phức tạp trong đó có ba điểm quan trọng, cần thiết phải chú ý khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật:

+ Kỹ thuật pháp lý thể hiện ở những nguyên tắc tối ƣu đƣợc vạch ra để áp dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

82

+ Trình độ kỹ thuật pháp lý thể hiện ở việc xác định chính xác cơ cấu của pháp luật.

+ Cách biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý phải đảm bảo tính cô đọng, lôgíc, chính xác và một nghĩa.” [98, tr. 408-409].

Căn cứ các tiêu chí trên, việc xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản cần phải đƣợc tiến hành một cách khoa học, đúng nguyên tắc, thẩm quyền, nội dung và trình tự. Cụ thể, mỗi quy phạm pháp luật điều chỉnh về công ty hợp vốn đơn giản phải có kết cấu chặt chẽ, hợp lý, khoa học, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng, ngôn từ sử dụng chính xác… Tuy nhiên, để chế định công ty hợp vốn đơn giản có thể đạt đƣợc hiệu quả cao cần phải có sự am hiểu tốt về mặt ngôn ngữ, văn phong và đƣơng nhiên đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực khoa học pháp lý. Mặt khác, cần lƣu ý phải có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống pháp luật Việt Nam với các yếu tố tiên tiến của pháp luật quốc tế trong quá trình xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản.

Tóm lại, việc xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam cần đƣợc nhìn nhận một cách tổng quát, phù hợp với các điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội và đồng thời phù hợp với truyền thống thƣơng mại của Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Từ những nghiên cứu tại chƣơng 2, luận án rút ra một số kết luận:

Một là, là nƣớc có truyền thống nông nghiệp, trong nhiều thời kỳ, các hoạt

động thƣơng mại không phát triển tại Việt Nam, nên các loại hình công ty không tồn tại. Từ khi thực dân Pháp xâm lƣợc (1858), công ty hợp vốn đơn giản mới lần đầu đƣợc quy định trong “Dân luật thi hành tại các tòa Nam - án Bắc Kỳ” năm 1931. Phải đến khi ban hành Luật Doanh nghiệp 1999, cùng với công ty hợp danh, dấu vết của công ty hợp vốn đơn giản mới manh nha xuất hiện. Và kể từ Luật Doanh nghiệp 1999 cho đến Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009), hình thức pháp lý của công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản, vẫn chƣa đƣợc tách bạch rõ ràng.

83

Hai là, pháp luật nhiều quốc gia vẫn luôn quy định công ty hợp vốn đơn giản

tồn tại hai loại thành viên khác nhau. Loại thành viên thứ nhất là các thành viên nhận vốn và phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Các thành viên nhận vốn đều có quyền quản lý điều hành và đại diện cho công ty. Loại thành viên thứ hai là các thành viên góp vốn. Đây là những thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp tại công ty và họ không có quyền quản lý điều hành hay đại diện. Pháp luật một số nƣớc vẫn thƣờng điều chỉnh công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản bằng từng đạo luật riêng. Điều này đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ của quy định pháp luật đối với các công ty này.

Ba là, mặc dù có nhiều dấu hiệu tƣơng đồng nhƣng công ty hợp vốn đơn giản và công ty hợp danh là hai loại hình công ty khác nhau. Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất là qua đặc điểm về thành viên của từng công ty: công ty hợp danh chỉ có duy nhất một loại thành viên là các thành viên hợp danh; công ty hợp vốn đơn giản có hai loại thành viên là thành viên nhận vốn (một thành viên trở lên) và phải có thêm ít nhất một thành viên góp vốn.

Bốn là, sự xuất hiện của thành viên góp vốn với tính chất chịu trách nhiệm

hữu hạn về tài sản nên công ty hợp vốn đơn giản là sự kết hợp giữa các đặc điểm của công ty đối vốn và công ty đối nhân. Nếu căn cứ tính chất chịu trách nhiệm về tài sản của các loại thành viên của công ty hợp vốn đơn giản thì thành viên nhận vốn chính là loại thành viên tiêu biểu, truyền thống chỉ tồn tại trong các công ty đối nhân. Còn thành viên góp vốn lại là loại thành viên điển hình của các công ty đối vốn. Cho dù vậy, công ty hợp vốn đơn giản vẫn thƣờng đƣợc xem là một công ty thuộc họ của loại hình công ty đối nhân.

Năm là, việc tham gia hoặc rời khỏi công ty hợp vốn đơn giản của thành viên góp vốn luôn dễ dàng, linh động hơn so với thành viên nhận vốn. Vai trò của thành viên góp vốn chỉ là những ngƣời đóng góp thêm nguồn tài chính cho công ty hợp vốn đơn giản. Vì thế, việc tham gia hoặc rút lui của những thành viên này thƣờng không làm ảnh hƣởng đến sự tồn tại của công ty hợp vốn đơn giản.

84

CHƢƠNG 3

MÔ HÌNH CỦA CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT CÔNG TY HỢP VỐN ĐƠN GIẢN Ở VIỆT NAM

Công ty hợp vốn đơn giản là một thực thể kinh doanh và cũng là một mô hình tổ chức khoa học luôn chứa đựng nhiều thành tố nhƣ: các nguyên tắc, thành lập, quản trị điều hành, chấm dứt… Các thành tố trên đều có mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại để nhằm mục đích duy trì đời sống của công ty hợp vốn đơn giản.

Một phần của tài liệu Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam (Trang 88)