Kiến nghị về kỹ thuật lập pháp và kỹ thuật pháp lý

Một phần của tài liệu Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam (Trang 155)

6. Kết cấu của luận án

4.2.3. Kiến nghị về kỹ thuật lập pháp và kỹ thuật pháp lý

Theo quy định của Hiến pháp 2013 thì Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật (Điều 70). Nhƣ vậy, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền làm luật của Việt Nam. Điều này bởi lẽ, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất. Vì thế, để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Quốc hội có thể đảm nhiệm cả những công việc thuộc công đoạn của Chính phủ trong quá trình xây dựng nên một văn bản quy phạm pháp luật.

Để có thể xây dựng tốt những đạo luật quan trọng nhƣ xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản, đòi hỏi Quốc hội phải thƣờng xuyên nắm bắt tình hình thực tiễn kinh doanh. Bởi lẽ, thực tiễn kinh doanh là sự vận động phát triển và biến động không ngừng. Nhƣ vậy, luôn cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành trong việc phân tích, khảo sát môi trƣờng kinh doanh để từ đó đề xuất và xây dựng các điều chỉnh pháp luật phù hợp về công ty hợp vốn đơn giản.

Mặt khác, nhiệm vụ đối với cơ quan hành pháp là phải có trách nhiệm phân tích, điều tra các nhu cầu, đòi hỏi của kinh tế, xã hội. Bởi lẽ, pháp luật vốn dĩ là sản phẩm phát sinh từ các đòi hỏi khách quan của kinh tế, xã hội. Trên cơ sở phân tích môi trƣờng kinh doanh, cơ quan hành pháp sẽ đề ra những chính sách phù hợp về công ty hợp vốn đơn giản và đây sẽ là tiền đề cho việc xây dựng chế định pháp luật công ty hợp vốn đơn giản.

Ngoài ra, đối với cơ quan lập pháp, bên cạnh nhiệm vụ xây dựng chế định pháp luật công ty hợp vốn đơn giản, vẫn cần có những cách thức để kiểm tra, phân tích, đánh giá sự phù hợp, thích ứng giữa những chính sách lập pháp của cơ quan hành pháp với nhu cầu bức thiết của giới doanh nhân, nhà đầu tƣ, những ngƣời mong muốn sử dụng công ty hợp vốn đơn giản tham gia kinh doanh sau này.

149

Về vấn đề tuân thủ “kỹ thuật pháp lý” trong việc xây dựng chế định pháp luật công ty hợp vốn đơn giản thì có thể nói, để việc xây dựng chế định công ty hợp vốn đơn giản có kết quả cao, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề tuân thủ theo các yêu cầu của khía cạnh kỹ thuật pháp lý. Bởi nhƣ đã khẳng định, kỹ thuật pháp lý là một phạm trù rất phức tạp. Kỹ thuật pháp lý chính là các yêu cầu, chuẩn mực đòi hỏi các nhà lập pháp phải vận dụng và tuân thủ triệt để trong khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Sau này, kết quả thực tiễn của pháp luật sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc có tuân thủ chặt chẽ các yếu tố của kỹ thuật pháp lý trong giai đoạn xây dựng pháp luật hay không.

Việc xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề khó khăn. Bởi lẽ, ngoài sự nghiên cứu tìm hiểu kỹ lƣỡng về mô hình công ty hợp vốn đơn giản và pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở các quốc gia có nền khoa học pháp lý tiên tiến trên thế giới, còn cần phải có sự phân tích, tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng nhƣ truyền thống thƣơng mại hay thói quen, tâm lý kinh doanh của ngƣời Việt. Sau đó, để có thể xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản hiệu quả thì cần thiết phải có sự sáng tạo của các nhà làm luật. Hay nói cách khác, “tay nghề” của các nhà làm luật sẽ quyết định nội dung, hình thức và đƣơng nhiên cả “chất lƣợng” của công ty hợp vốn đơn giản. Các quy định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản đầy đủ, chặt chẽ, có tính khả thi cao hay thấp, đều phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của các nhà làm luật.

Nhƣ vậy, trong quá trình xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản, các nhà làm luật cần thiết tuân thủ đầy đủ các yếu tố của khía cạnh “kỹ thuật pháp lý”. Bởi vì, đó chính là các chuẩn mực bao gồm cả về nội dung lẫn hình thức của bất kỳ hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Có thể minh chứng qua một ví dụ đơn giản về tầm quan trọng của kỹ thuật pháp lý trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Nhƣ đã phân tích, một thành tố quan trọng của khía cạnh kỹ thuật pháp lý chính là: “Cách biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý phải đảm bảo tính cô đọng, lôgíc, chính xác và một nghĩa.”

150

[98, tr. 408-409]. Theo tiêu chuẩn này, nếu phân tích khoản 1, Điều 130, Luật Doanh nghiệp 2005 thì cách hiểu về công ty hợp danh của nhiều ngƣời sẽ khác nhau. Có thể viện dẫn nhiều yếu tố khác để chứng minh đây không chỉ là công ty hợp danh mà nó còn có nhiều dấu hiệu của cả công ty hợp vốn đơn giản. Quy định không rõ ràng nhƣng theo kiểu “hai trong một”, vô hình chung đã gắn công ty hợp danh với công ty hợp vốn đơn giản thành một loại công ty hợp danh duy nhất.

Vì vậy, cần tách bạch rõ ràng giữa công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản để từ đó, xây dựng ra các điều chỉnh pháp luật chặt chẽ, đầy đủ về hai loại công ty này. Phân định rõ ràng hai loại công ty còn thể hiện việc tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các yêu cầu của kỹ thuật pháp lý trong hoạt động xây dựng pháp luật.

Một phần của tài liệu Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam (Trang 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)