Thoả thuận giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo pháp luật Việt Nam (Trang 64)

Thoả thuận giảm trách nhiệm bồi thường khác thoả thuận miễn trách nhiệm bồi thường ở chỗ điều khoản miễn trách nhiệm làm cho bên có quyền mất đi mọi bảo đảm trách nhiệm thông thường, còn điều khoản giảm trách nhiệm chỉ hạn chế bớt phạm vi của những bảo đảm đó mà thôi. Điều khoản miễn trách nhiệm hiếm khi được sử dụng trong thực tiễn giao kết hợp đồng vì rất khó thương lượng còn ngược lại điều khoản giảm trách nhiệm có một số ích lợi nhất định, nên được áp dụng một cách rộng rãi hơn. Cụ thể:

Các bên biết được rủi ro của mình đến đâu khi tham gia hợp đồng. Điều khoản giảm trách nhiệm sẽ làm giảm chi phí phòng chống rủi ro của các bên khi giao kết hợp đồng, để các bên có thể nắm được rủi ro của mình. Các điều khoản giảm trách nhiệm có thể giảm chi phí kiện tụng, giảm chi phí giao dịch, đàm phán hợp đồng và cho các bên mạnh dạn đầu tư.

Trong Bộ luật dân sự 1995 không có quy định điều chỉnh các thoả thuận hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm. Đến Bộ luật dân sự 2005 cũng không có quy định nào điều chỉnh trực tiếp mà chỉ gián tiếp điều chỉnh quan hệ này.

Theo Điều 402 Bộ luật dân sự 2005 tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Tại Điều 422, khoản 3 quy định “nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt

đến “thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại” hay “thoả thuận về mức

bồi thường thiệt hại” [22].

Như vậy, với những điều luật trên ta hiểu pháp luật đã ngầm thừa nhận việc các bên tự do thoả thuận nội dung của hợp đồng thì cũng tự do thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại. Một số văn bản dưới luật cũng đã quy định rõ về thoả thuận bồi thường thiệt hại như sau: Điều 23 Quyết định 31/2006/QĐ-BCN của Bộ công nghiệp về việc ban hành Quy định kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện thì: “mức bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng căn cứ theo thoả thuận trong hợp đồng, nếu không thoả thuận trong hợp đồng thì thực

hiện theo quy định của pháp luật” [2, Điều 23].

Khác với thoả thuận miễn giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại, đối với thoả thuận hạn chế thiệt hại, pháp luật Việt Nam dường như quy định vẫn còn hạn chế về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo pháp luật Việt Nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)