Tiến trình phát triển pháp luật quy định về miễn trách nhiệm

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo pháp luật Việt Nam (Trang 37)

theo hợp đồng

Trong thực tiễn hình thành và phát triển của xã hội, hành vi gây thiệt hại thì phải bồi thường là điều tất yếu nếu đối tượng bị xâm phạm, bị thiệt hại là lợi ích được cộng đồng, nhà nước bảo vệ, nhưng cũng có những trường hợp có thiệt hại xảy ra, chủ thể có nghĩa vụ bồi thường lại được miễn trách nhiệm. Do vậy, miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một trong những chế định pháp lý quan trọng trong lịch sử pháp luật dân sự của quốc gia khác nhau trong đó có Việt Nam.

Pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ở hai thời kỳ cổ đại và thời kỳ trung đại còn mang yếu tố tự phát. Phải đến thời kỳ hiện đại, khi mà bộ máy nhà nước cũng như các chế định pháp luật đã hoàn thiện, đồng bộ, có sự phân biệt rạch ròi về trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính, quản lý xã hội bằng luật pháp, thì các trường hợp để miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại mới được quy định rõ ràng.

Xuất phát điểm tiêu biểu về pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải kể đến đầu tiên là trong luật Hồng Đức, sau đó là luật Gia Long, cho đến Dân luật Bắc kỳ... phát triển hơn nữa là Bộ luật dân sự năm 1995 và hoàn thiện như ngày nay là Bộ luật dân sự năm 2005.

Trước hết là quy định trách nhiệm miễn bồi thường thiệt hại trong luật Hồng Đức. Đây là một trong những bộ luật phong kiến tiến bộ nhất và đặc sắc nhất lịch sử pháp luật Việt Nam. Bộ luật đánh dấu thời kỳ hoàng kim, rực rỡ nhất của chế độ phong kiến dưới triều đại Lê Sơ, đặc biệt là dưới thời vua Lê Thánh Tông. Luật Hồng Đức đuợc các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá rất cao về tư tưởng và trình độ lập pháp, vượt xa so với khuôn mẫu tư duy của thời đại phong kiến và để lại những dấu ấn sâu đậm cho đến tận ngày nay là một trong những nội dung quan trọng đó là chế định về miễn

trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong Luật Hồng Đức đã quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, theo đó, có hai trường hợp chủ súc vật được loại trừ hình phạt khi tổn thất được coi như rủi ro nghề nghiệp của những người hành nghề thú y hoặc những người tự mình có lỗi trong việc để súc vật gây ra tổn thiệt cho mình. Quy định này đã được pháp luật dân sự hiện đại kế thừa bằng việc khẳng định nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây ra thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.

Khi Bộ luật dân sự năm 1995 ra đời, có hiệu lực từ ngày mùng 1 tháng 7 năm 1996 đã có những quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Cụ thể là tại Điều 308 Bộ luật dân sự năm 1995 đã quy định về việc miễn việc bồi thường thiệt như sau:

2- Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng, thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3- Người có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự, nếu nghĩa vụ dân sự không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của người có quyền [19, Điều 308].

Và điểm e khoản 2 Điều 401 Bộ luật dân sự năm 1995 cũng đã quy định về trường hợp các bên có thể thỏa thuận với nhau về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trong đó có thỏa thuận về nội dung miễn trách nhiệm dân sự.

Qua gần 10 năm thi hành, Bộ luật dân sự 1995 đã phát huy tác dụng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong giao lưu dân sự, góp phần làm ổn định các quan hệ xã hội. Bên cạnh những thành công đã đạt được, Bộ luật dân sự 1995 còn bộc lộ nhiều bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Bộ luật dân sự 2005 ra đời thay thế cho Bộ

luật dân sự 1995 với nhiều sự sửa đổi, bổ sung nhất định, trong đó quy định chung về 3 trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại khoản 2 và khoản 3 Điều 302 quy định:

2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền [19, Điều 302].

và khoản 6 Điều 402 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: về việc hai bên có thể thỏa thuận về nội dung trách nhiệm bồi thường thiệt hại, theo đó còn có thể hiểu là hai bên chủ thể trong hợp đồng có thể thỏa thuận về việc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong Luật Thương mại năm 2005 cũng đã quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại khoản 1 Điều 294, nhưng là 4 trường hợp chứ không phải 3 trường hợp giống Bộ luật dân sự 2005. Cụ thể là tại khoản 1 Điều 294 quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên các căn cứ sau đây:

1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng [22].

Như vậy, vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại qua các thời kỳ lịch sử khác nhau luôn có sự kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới.

Tóm lại, việc nghiên cứu về miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng để làm nổi bật sự khác biệt với các loại trách nhiệm dân sự nói chung là trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngài hợp đồng. Qua việc nghiên cứu này, xác định khái niệm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng và đặc điểm pháp lý, các căn cứ phát sinh các loại trách nhiệm này, qua đó làm nổi bật tính đặc thù của những trường hợp miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng. Xác định những căn cứ pháp lý miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng. Để qua đó xác định trường hợp chủ thể có hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào và trường hợp nào được miễn trách nhiệm mặc dù có hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng. Đồng thời, nhằm nghiên cứu tổng thể và toàn diện những quy định của pháp luật về những trường hợp miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng, học viên đã nghiên cứu tiến trình phát triển của pháp luật quy định về những trường hợp này, để có được bức tranh toàn cảnh của pháp luật quy định về những trường hợp miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng, để chủ động trong nghiên cứu nội dung của đề tài luận văn này.

Chương 2

NHỮNG TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ THEO HỢP ĐỒNG

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo pháp luật Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)