Khoản 2 điều 302 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:“Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả
thuận khác hoặc pháp luật quy định khác” [22].
Do đó, về nguyên tắc khi có sự kiện bất khả kháng thì bên không thực hiện đúng hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm dân sự. Vấn đề miễn trách nhiệm được quy định trong cổ luật Việt Nam.
Theo đó các nhà lập pháp chấp nhận một cách rè rặt các trường hợp bất khả kháng. Ngày nay trường hợp bất khả kháng đã được các nhà làm luật quan tâm hơn. Khi nghĩa vụ hợp đồng không thể thực hiện được vì lý do bất khả kháng thì bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự, một số những quy định tiếp theo của Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định theo hướng này đối với những hoàn cảnh cụ thể. Điều 561 Bộ luật dân sự cũng quy định: Nếu trong trường hợp bên giữ làm hư hỏng mất mát tài sản gửi giữ trong trường hợp “bất khả kháng” thì bên gửi tài sản không có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.
Một số quy định dưới luật cũng quy định về việc miễn trách nhiệm bồi thường này. Cụ thể là: tại khoản 3, Điều 56, khoản 4 Pháp lệnh bưu chính viễn thông 2002 quy định:
Bên tham gia cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát tư được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật và: các bên tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng theo quy định pháp luật [40].
hợp nào là sự kiện bất khả kháng là điều rất khó khăn. Thực tế cho thấy việc xác định một hợp đồng không thực hiện đúng do sự kiện bất khả kháng không đơn giản và trong nhiều trường hợp toà án đã rất vội vàng trong việc xác định sự kiện này. Sau đây, tác giả xin đưa ra một số vụ việc trên thực tiễn đã được Tòa án các cấp giải quyết để minh chứng cho nhận định trên:
Ví dụ: Ngày 10/5/2005, anh Khen nhận hợp đồng chở phân cho ông Minh.
Khoảng 12h30, khi tàu đang lưu thông đến khu vực ấp Hội An trên sông Hậu thì tàu bị gió lốc nhấn chìm. Vấn đề này theo Bản án số phúc thẩm dân sự 110 năm 2006 ngày 5-5-2006 của Toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh thì: Việc tai nạn xảy ra có thiệt hại đến tài sản hàng hoá mà anh Khen hợp đồng chở thuê, nhưng trong việc tai nạn của hợp đồng vận chuyển hàng hoá nêu trên giữa anh Khen với hai chủ hàng, tàu của anh Khen bị tai nạn làm thiệt hại hàng hoá chở thuê không phải do lỗi cố ý hay lỗi vô ý của anh Khen gây ra. Tai nạn xảy ra là do thiên tai gió lốc nhấn chìm tàu, đây là trường hợp bất khả kháng
Theo toà án, sự cố trên là do hiện tượng bất khả kháng gây ra. Tuy nhiên, toà án không xem xét những điều kiện cụ thể để xác định sự tồn tại của sự kiện bất khả kháng. Theo quy định của Bộ luật dân sự thì phải có ba điều kiện tạo nên sự kiện bất khả kháng.
Thứ nhất, đây phải là “sự kiện xảy ra một cách khách quan”. Sự kiện
này có thể là sự kiện tự nhiên như thiên tai, nhưng cũng có thể do con người gây ra như hành động của một người thứ ba. Về tính “khách quan” trong thực tế giới hạn giữa “khách quan” và “không khách quan” đôi khi rất mỏng manh.
Thứ hai, đây phải là sự kiện “không thể lường trước được”. Luật
thương mại 1997 quy định, sự kiện này phải không lường trước được tại thời điểm giao kết hợp đồng nhưng xảy ra sau thời điểm này. Các bên có thể không lường trước được một sự kiện xảy ra tại thời điểm giao kết và trong trường hợp như vậy thì chúng ta không áp dụng chế định liên quan đến bất khả kháng.
Ví dụ: Công ty A nhận vận chuyển một lô hàng cho công ty B bằng tàu thủy. Tại thời điểm giao kết hợp đồng, tàu thủy được sử dụng ngoài khơi và bị đắm chìm nhưng việc này chưa được thông báo về Công ty. Như vậy, các bên không lường được sự kiện làm cản trở thực hiện hợp đồng nhưng sự kiện này đã xảy ra tại thời điểm giao kết. Do đó, sự kiện này không phải là sự kiện bất khả kháng mà phải vận dụng những quy định về hợp đồng.
Thứ ba, sự việc xảy ra “không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng
mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Việc chìm tàu trên có thực
sự không thể khắc phục được không? Nếu trước khi có giông bão, gió lớn và sau thời điểm hợp đồng được giao kết nếu các phương tiện thông tin đại chúng đã cho biết là có giông bão, gió lớn mà chủ tàu không đề phòng vẫn đưa tàu vào sử dụng thì điều kiện này dường như không thoả mãn. Bởi ở đây chủ tàu đã không áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép để đưa tàu vào bến.
Trong thực tế xét xử trước đây toà án đã từng xử lý theo hướng chia sẻ rủi ro.
Ví dụ: Ngày 10/7/1996, giữa công ty Hà Lâm và Công ty Hon Shi kí
một hợp đồng theo đó Công ty Hà Lâm bán cho Công ty Hon Shi 100m3 phào trang trí nội thất gỗ pơmu. Bên mua đã tạm ứng cho bên bán 70.000USA và bên bán đã thuê gia công, chế biến, thuê vận chuyển, thuê kho. Ngày 06/11/1996, Thủ tướng Chính phủ có quyết định về việc đình chỉ khai thác và xuất khẩu gỗ pơmu. Theo toà án “do chính sách nhà nước Việt Nam thay đổi
nên hai bên không thực hiện được hợp đồng”. Trường hợp trên hợp đồng đã
được giao kết hợp pháp nhưng do chính sách của nhà nước thay đổi nên không thể thực hiện được. Và theo Toà án, số hàng còn lại trong kho Giáp Bát của Công ty Hà Lâm là 1088 thanh gỗ pơmu có đóng búa chìm của công ty Hon Shi tương ứng với số tiền 16.771 USD. Đây là số hàng không xuất khẩu
được do chính sách của nhà nước thay đổi, nên mỗi bên chịu một nửa là 8.385 USD. Khi thiệt hại do yếu tố khách quan gây ra mà các bên thoả thuận được với nhau là tốt nhất. Nếu giải quyết theo cách buộc bên có nghĩa vụ hay bên có quyền phải chịu toàn bộ thiệt hại thì chúng ta có vẻ quá thiên vị cho một bên. Trong trường hợp các bên không thể thoả thuận được với nhau, cách giải quyết của toà án nhân dân Hà Nội là khá thuyết phục và nên được phát triển cho hoàn cảnh tương tự. Hướng giải quyết này nên được áp dụng cho cả trường hợp bất khả kháng.
Ví dụ: Trong hợp đồng vận chuyển, đối với nghĩa vụ vận chuyển quy
định tại khoản 3 Điều 546 Bộ luật dân sự năm 2005 thì trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị hư hỏng, bị mất mát hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại.
Như vậy, việc xác định về sự kiện bất khả kháng trên thực tế như thế nào vẫn là một vấn đề vô cùng khó khăn và các quy định về sự kiện bất khả kháng trong quá trình áp dụng còn những hạn chế, khó khăn nào và hướng hoàn thiện ra sao đang là một vấn đề đặt ra đối với hệ thống pháp luật Việt Nam.