Các trường hợp được miễn trách nhiệm do phải thực hiện quyết

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo pháp luật Việt Nam (Trang 53)

quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền

Các trường hợp điển hình cho việc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như:

Ngày 10/5/2001 giữa Công ty xây dựng và phát triển kinh tế quận 6 và bà Xơn có kí hợp đồng thuê sạp thời gian thuê là 10 năm, giá trị hợp đồng 10.503.000 đồng, bà Xơn trả đủ một lần. Năm 2005, Tổng công ty xây dựng Sài Gòn kế thừa bên cho thuê. Ngày 12/12/2007, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành văn bản với nội dung chính là:

Chấp nhận chuyển giao khu chợ Bình Phú tại phường 10 quận 6 từ Tổng công ty xây dựng Sài Gòn sang Công ty đầu tư xây dựng phát triển nhà Hoàng Phúc, đồng thời cho chuyển mục đích sử dụng khu đất trên làm trung tâm thương mại, dịch vụ và căn hộ để phục vụ tái định cư cho các công trình trọng điểm trên địa bàn quận 6 [31].

Thực hiện quyết định trên, hợp đồng thuê sạp của bà Xơn đã phải chấm dứt trước thời hạn.

Trong ví dụ trên chúng ta thấy bên cho thuê đã không thực hiện đúng hợp đồng vì hợp đồng này đã bị chấm dứt trước thời hạn. Theo Toà án

thì“căn cứ vào các quy định trên của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí

Minh thì Tổng công ty xây dựng Sài Gòn tiến hành việc thanh lý hợp đồng số 25/HĐTS/2001 ngày 10/5/2001 với bà Xơn là phù hợp với quy định và pháp

luật hiện hành” [31]. Trong trường hợp này, hợp đồng số 25/HĐTS/2001

ngày 10/5/2001 phải chấm dứt trước thời hạn do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi kí hợp đồng các bên không thể biết được căn nhà trên trên đã nằm trong quy hoạch bởi một quyết định từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 294 Luật thương mại 2005 thì Tổng công ty xây dựng Sài Gòn được miễn trách nhiệm bồi thường. Nhưng do bà Xơn đã thanh toán đủ tiền thuê nhà trong thời hạn 10 năm nên phía nguyên đơn phải trả lại cho bà Xơn tiền thuê sạp trên cơ sở giá thuê và thời gian còn lại của hợp đồng.

Trong trường hợp trên quy định mà Tòa án áp dụng là luật Thương mại chứ không áp dụng luật dân sự vì trong Bộ luật dân sự năm 2005 mới chỉ quy định tại khoản 2 Điều 287 là:

Khi không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền biết và đề nghị được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp không thông báo cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại phát sinh, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc do nguyên nhân khách quan không thể thông báo [24].

Quy định này vẫn chưa có tính khái quát cao, khó có thể áp dụng cho các hợp đồng dân sự nói chung. Nên chăng các nhà lập pháp xe cần có sự xem xét trách nhiệm miễn bồi thường thiệt hại theo hướng luật Thương mại. Bên cạnh đó pháp luật dân sự cũng nên bổ sung nội dung miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do phải thực hiện quyết định từ phía cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Tóm lại, việc miễn trách nhiệm do phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có kết quả giống như trường hợp được miễn do sự kiện bất khả kháng. Như trong ví dụ về hợp đồng thuê nhà trên thì bà Xơn là một bên trong hợp đồng đã được miễn việc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng của mình và không phải bồi thường thiệt hại bởi hành vi của cá nhân mình.

Như vậy, hoạt động miễn trách nhiệm dân sự do phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ dẫn đến hai hệ quả là: Nếu bên có nghĩa vụ thì có thể viện dẫn quy định trên để từ chối việc tiếp tục thực hiện hợp đồng và bồi thường thiệt hại còn ngược lại nếu bên có quyền thì có thể áp dụng tất cả các biện pháp trừ biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng và bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo pháp luật Việt Nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)